Tuy chỉ đóng vai trò phụ, tuy nhiên, nếu như pha sai cách thì sẽ mất đi hương vị đặc trưng riêng của món ăn. Để có một bữa ăn ngon miệng, hợp khẩu vị, thì các chị em nội trợ hãy học cách pha nước chấm “ngon thần sầu” dưới đây.
Nước chấm luôn được mệnh danh là linh hồn của nhiều món ăn. Nếu không có nước chấm, nhiều món ăn Việt sẽ trở nên nhạt nhẽo mất đi sức hấp dẫn vốn có. Dưới đây là những công thức pha nước chấm ngon mà các chị em nội trợ nên nằm lòng:
1. Nước chấm cho món chả giò
+ 200ml nước sôi để nguội
+ 2,5 muỗng canh đường cát trắng
+ 3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất
+ 3 muỗng canh giấm
+ 3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ
+ 1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ
Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ.
Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu.
2. Nước chấm đậu phộng cho món thịt bò satay (món thịt xiên nướng nổi tiếng của Malaysia)
+ 300ml nước cốt dừa
+ 8 muỗng cà phê bơ lạc
+ Nửa củ hành tây băm nhỏ
+ 1 viên đường thốt nốt
+ Nửa muỗng cà phê ớt bột
+ 1 muỗng cà phê nước tương
+ một ít muối
Đem tất cả đun sôi trên ngọn lửa vừa. Tắt bếp, để nguội và sử dụng.
3. Kho quẹt ăn với cơm cháy, rau củ luộc
Nguyên liệu: 150g thịt ba chỉ, 50g tôm khô, 6 muỗng nước mắm ngon, 4 muỗng đường, 4 muỗng nước lọc, 3 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng hành tỏi băm, Ớt tươi, hành lá
Cách làm:
+ Tôm khô chọn loại nhỏ, ngâm vào nước ấm 20 phút sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo.
+ Pha hỗn hợp gồm: 6 muỗng nước mắm; 4 muỗng đường; 4 muỗng nước lọc, khuấy đều.
+ Thịt ba chỉ các bạn chọn loại ít mỡ sẽ đỡ ngấy hơn. Thịt lọc bỏ da, thái nhỏ, cho lên chảo bật lửa nhỏ, vừa đun vừa đảo đều cho ra mỡ. Khi thịt chuyển thành màu vàng cánh gián các bạn vớt thịt ra bát.
+ Cho 2 muỗng hành tỏi băm vào chảo mỡ phi thơm vàng sau đó trút tôm vào đảo sơ
+ Đổ hỗn hợp đã pha ở trên vào cùng ớt tươi, 2 muỗng cà phê tiêu bột, phần tóp mỡ.
+ Nếu bạn có nồi đất thì cho hết vào nồi đất và đun với lửa nhỏ cho đến khi nước sốt keo đặc lại và chuyển thành màu cánh gián thì tắt bếp, cho hành lá cắt nhỏ và 1 muỗng cà phê tiêu vào.
4. Nước chấm tỏi ớt
+ 3 muỗng canh nước
+ 3 muỗng canh đường
+ 2 muỗng canh nước mắm
+ tỏi và ớt băm nhỏ
+ 2 muỗng cà phê nước cốt chanh
Sau khi trộn chung các hỗn hợp trên lại, khuấy đều cho tỏi và ớt băm nhỏ vào.
5. Nước chấm vịt, ngan, lợn quay
Nguyên liệu:
+ 1 thìa bột năng
+ 5 đến 6 tép tỏi
+ 5 củ hành
+ 1/2 chén nước lọc
+ 2 thìa bột ngọt
+ 2 thìa muối
+ 1/2 thìa tương xay
+ 1/2 chén dầu ăn
+ 1 quả chanh.
Cách làm:
– Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ hành giã nhuyễn phi cho thơm. Sau đó, cho bát nước đã quấy vào để sôi 2-3 phút, đổ nước bột năng từ từ và quấy liền tay đến khi thấy nước hơi sệt sệt. Cho bột ngọt, nước chanh, tiêu và nêm nếm cho vừa ăn.
6. Mắm ruốc xào chám xoài, khế bánh tráng nướng
Nguyên liệu:
+ Tỏi, ớt, sả.
+ Thịt băm
+ Mắm ruốc
Mắm ruốc xào sả ớt cay nồng (có thể cho thêm tí thịt băm cho béo) nếu không thì mắm ruốc thường dầm tỏi ớt cũng được :
Cách làm ruốc xào : băm nhỏ tỏi , ớt , sả (có thể cho vào máy xay xay nhuyễn), để riêng.
Phi dầu cho thơm, cho tỏi – sả- ớt vào xào sơ, sau đó trút ruốc Huế vào xào tiếp, khi nào thấy sôi liu riu thì cho thêm tí nước (ít thôi) để bớt sánh. Tắt bếp và cho đường vào, khuấy đều tay. Nếu muốn béo có thể cho thêm ít thịt lợn nạc băm thật nhuyễn xào chung với sả-ớt -tỏi
7. Nước chấm ốc
Nguyên liệu:
+ 2 trái ớt
+ 1 miếng gừng; 3 tép tỏi; 2 muỗng sả; 2 lá chanh thái nhỏ; 2 muỗng nước mắm; 3 muỗng nước lạnh; 1.5 muỗng dấm; 2.5 muỗng đường
Thực hiện:
Bước 1: Cho tỏi, ớt, sả, gừng vào cối giã nhỏ.
Bước 2: Nước mắm, đường cho vào bát hòa trước, sau đó cho nước lạnh và dấm vào hòa chung.
Cuối cùng cho hết hỗn hợp tỏi ớt đã giã vào, hòa đều. Nêm lại cho vừa ăn là xong. Trước khi ăn cho lá chanh vào nhé!
Tài trợ
8. Nước chấm chay dạng sánh
Nguyên liệu:
+ 3 muỗng tương ớt
+ 2 tép tỏi băm (không ăn tỏi thì thay bằng boaro)
+ 2 trái ớt băm
+ 2 muỗng canh đường, muối
+ 3,5 muỗng canh giấm
+ 4 muỗng canh nước lạnh
Thực hiện:
Muối + nước + đường + giấm cho vào nồi nấu sô với lửa nhỏ 7 -10 phút. Sau đó cho tương ớt vào hòa chung là tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chén để nguội rồi cho ớt và tỏi băm vào khuấy đều. Trang trí vài lá ngò cho hấp dẫn và màu sắc rực rỡ hơn
9. Pha mắm nêm
Nguyên liệu
Dứa chín, dầu ăn, ớt bột, bột ngọt, mắm nêm
Cách làm
+ Dứa chín vắt lấy nước cốt, để riêng. Trung bình với ½ quả dứa sẽ vắt được 150ml nước cốt.
+ Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu vừa nóng thì cho thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê ớt bột, lấy đũa đảo qua 1 vòng thật nhanh tay rồi cho ngay nước cốt dứa + 100 ml mắm nêm vào.
+ Nấu cho mắm trong nồi sôi lên thì nêm thêm ½ muỗng cà phê bột ngọt. Vì độ ngọt của dứa khác nhau nên chúng ta cho đường vào từ từ từng chút một và nếm đến khi vừa ăn. Nếu có được quả dứa thật ngọt thì chỉ cần 1 muỗng canh đường là đủ, còn nếu dứa chua quá thì có khi phải hơn 2 muỗng đường một chút.
+ Sau khi nếm vừa ăn, để mắm sôi lên lại thì tắt bếp. Để nguội. Trước khi ăn mới cho thêm tỏi ớt băm vào.
Chú ý: Để mắm nêm pha được ngọt dịu và thơm mùi dứa, nên lựa quả dứa ngọt, mắt dứa nở đều, chín vàng.
10. Muối ớt xanh
Đây là loại sốt được dùng để chấm hải sản, ngoài ra có thể dùng để ăn với trái cây chua hay làm gia vị ướp.
Nguyên liệu:
+ Muối, đường, bột ngọt, nước cốt chanh: vừa đủ độ sệt
+ Ớt xanh (bỏ hạt), nếu muốn tăng màu sắc thì thêm ớt chuông xanh Đà Lạt cho đỡ cay.
+ Vỏ chanh nạo hoặc thái nhỏ
+ Sữa tươi tiệt trùng không đường vài thìa.
+ Tiêu trắng (cho 1 ít để tăng độ cay nồng)
Cách làm: cho tấc cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Ta được sốt muối ớt chanh, thêm vài đĩa ốc là tha hồ mà hưởng hương vị biển tại nhà nhé!