7 bát canh CỰC BỔ MÁU, ngừa cảm cúm, mẹ bầu ăn vào vỗ béo thai nhi ú nu, tăng ký vèo vèo mẹ thích mê

0
11412

Thực phẩm cho bà bầu vô cùng quan trọng. Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm khô thì mẹ bầu cũng nên chú ý ăn thêm canh, nhất là những loại canh này vừa ngon lại cực bổ máu, vỗ béo thai nhi.

Có bầu em thèm nhất là được ăn canh. Những hôm đi làm về mệt, mâm cơm mẹ chồng nấu có sẵn bát canh nóng thơm lừng tự nhiên thấy sung sướng, hạnh phúc quá chừng. Chưa kịp rửa tay đã sà vào ngồi húp lấy húp để. Mẹ chồng em cũng thuộc dạng hiền lành, dễ tính, thương con dâu như con gái ruột nên em chẳng bao giờ phải ngại ngùng, giữ lễ gì cả.

 

Trước đây, lúc mẹ chồng chưa lên ở cùng vợ chồng em để phụ giúp bếp núc khi con dâu bầu bì, em làm nhiều nên hay bị thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao lắm. Có bầu mà bị cảm bệnh, ho sùng sục miết thôi, em sợ ảnh hưởng đến con trong bụng nên đi khám miết, bác sĩ quen mặt luôn ý.

Mẹ chồng nghe vậy nên dọn lên ở cùng chờ em sinh để nuôi đẻ luôn. Nhờ có mẹ mà ngày nào em cũng được ăn ngon, thích nhất là mấy món canh mẹ nấu, ngon cực kỳ. Mẹ bảo những món mẹ hay nấu cho em ăn đều có tác dụng an thai, bổ máu, ngừa và trị cảm bệnh. Hèn chi em ăn vào không còn mệt mỏi, choáng váng, bệnh vặt liên miên như trước nữa. Hay mỗi lần bị cảm cúm chỉ cần ăn liền 2-3 hôm là khỏi ngay. Đi siêu âm bác sĩ cũng bảo thai nhi phát triển tốt, tăng cân nhanh nữa. Mừng ơi là mừng.

Mẹ em ngày xưa là cháu gái của một thầy lang giỏi trong vùng mà, không biết mấy vụ này mới là chuyện lạ. Cháu em mới 6 tuổi ở cùng với ông bà cũng được nấu cho ăn mấy món này suốt hèn chi khỏe mạnh, hoạt bát lắm, không khi nào em nghe nó bị bệnh cả.

Em thấy bây giờ tiết trời cũng hơi se se lạnh rồi, mọi người dễ mắc mấy cái bệnh như cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi, viêm phổi lắm lận. Nhất là mấy mẹ bầu bí và con nít á, bệnh vô là khổ cái thân lắm lận, tại đâu có được uống thuốc gì bừa bãi đâu, mà uống vô lại hại mẹ hại con nữa.

Để tẩm bổ cho thai nhi, phòng ngừa và chữa trị mấy bệnh lặt vặt kia thì không gì tốt hơn ngoài ăn uống những món canh mà mẹ chồng em đã nấu cho em ăn nè các mẹ. Các mẹ tham khảo để bổ sung vào thực đơn hằng ngày nha. Ngon lắm! Em đây ngày nào cũng ăn, ăn ròng rã mà lúc nào cũng thấy thòm thèm là biết.

1/ Canh sườn non củ cải trắng

Củ cải trắng giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và con nít. Theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, ăn vô có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Nhờ đó, mẹ bầu, con nít ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.Có thể nấu củ cải trắng với nhiều loại thực phẩm khác nhưng mà em thích nhất là kết hợp với sườn non. Ngon hết chỗ chê!

2/ Canh bầu nấu nghêu

Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, con nít và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.

Nghêu kết hợp với bầu trong cùng một tô canh vừa mát, bổ, chữa ho, cảm cúm vừa kích thích vị giác giúp mẹ bầu và các bé ăn uống ngon miệng hơn. Chỗ em ở người ta hay bán nghêu tươi ngon lắm nên nhà em ăn món canh bầu nấu nghêu thường xuyên luôn.

3/ Canh mướp nấu hẹ

Mướp thì quá quen thuộc với các mẹ rồi đúng không? Ăn canh mướp rất bổ nhưng nhiều người còn chưa biết một điều rằng món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (lá hẹ thì nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) nên tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.

4/ Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay

Bí đao có tính mát, mẹ em bảo người ta hay ăn bí đao để chữa nhiều bệnh như: hen suyễn, ho gà, ngộ độc, ung thư họng, nổi nhọt,… Bí đao đặc biệt rất có công hiệu trong phòng và điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp, ho, khạc đờm, đái tháo đường, phù tay chân khi mang thai, bệnh gan… Còn thịt gà thì bổ, ít chất béo no, vị ngọt, tính ấm, giúp bổ trung an thai, liền xương, ngừa tích nước trong người.

Vì những tính chất trên nên món canh bí đao nấu thịt gà ăn vào rất bổ, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru. Lại còn phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…

5/ Canh rau cải cúc nấu lá lách

Bình thường em rất thích ăn canh rau cải cúc. Mà em để ý mỗi lần mệt mỏi trong người, ăn không ngon miệng mà có món canh cải cúc tráng ruột tạm thời thì rất mau thèm ăn trở lại, người cũng khỏe khoắn hơn. Mẹ chồng biết em thích nên cũng hay nấu món này cho em ăn lắm. Bà bảo cải cúc chữa ho, cảm cúm rất tuyệt vời.

Bằng chứng là nhiều lần em bệnh ăn vô cũng mau khỏi lắm.Có thể nấu canh rau cải cúc với bất cứ thịt gì mà các mẹ thích. Cá nhân em thì em hay nấu với lá lách lợn (phổi lợn ý ạ). Chỉ cần chọn mua lá lách ở cửa hàng thịt uy tín, tươi ngon là được. Các mẹ biết tại sao em thích nấu với lá lách không? Vì mẹ em kêu hai thứ này kết hợp lại có tác dụng chữa ho, bổ phế tốt lắm.

6/ Canh nấm nấu gừng

Nấm dễ nấu mà nước cũng rất ngọt nữa. Em tin là ở đây có rất nhiều mẹ mê ăn nấm giống em. Mẹ có thể mua bất cứ loại nấm ngon nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho. Bầu bì hay con nít ăn hoài chả sợ.

7/ Canh rau dền thịt nạc băm

Rau dền có tính hàn, nấu chung với thịt nạc băm trở thành món canh thơm ngọt, dễ ăn. Vì canh mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn. Mỗi khi ốm bệnh không cần ăn uống gì cao sang, chỉ cần có tô canh rau dền giản dị là cũng đủ lắm rồi các mẹ nhỉ!

Tất cả các món canh trên các mẹ bầu bí, con nít, người già đều ăn vô tư mà không lo sợ tác dụng phụ. Vừa được ăn ngon vừa như uống thuốc bổ vào người thì tội gì không triển ngay các mẹ nhỉ? 7 món đủ cho 1 tuần luôn nè.

Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi?

Thai kỳ được chia ra 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy bà bầu cần bổ sung dưỡng chất một các khoa học để có thể cung cấp đầy đủ nhất cho cả mẹ và bé trong bụng. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong các giai đoạn mang thai:

Ăn gì tốt cho cả bà bầu và thai nhi? 1

3 tháng đầu ăn gì tốt cho bà bầu?

Ba tháng đầu là thời gian mà hầu hết các mẹ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén, khiến cho việc bổ sung cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng trở nên hạn chế. Tuy nhiên không phải vì thế mà các mẹ bỏ bê việc ăn uống, khiến cơ thể thiếu đi những dưỡng chất cơ bản để thai nhi phát triển. Dưỡng chất cần thiết nhất trong giai đoạn này phải kể đến là axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Ngoài ra còn có canxi, sắt, protein… Trong đó:

Axit folic: Tiêu chuẩn hàm lượng axit folic bà bầu cần trong giai đoạn đầu này là 400mg. Những thực phẩm giàu axit folic thường có trong rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, cải bắp Bỉ, bắp cải, cải xoăn, đậu bắp), đậu (đậu xanh, đậu, đậu lăng), ngô, khoai tây nướng, măng tây, đậu Hà Lan tươi, cam và nước cam, trứng, các loại thực phẩm từ ngũ cốc.

Protein: Protein nên được bổ sung thêm khoảng 15gr protein mỗi ngày. Chất đạm thường có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, đậu phụ, đậu đen… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.

Chất sắt: Thông thường trong 3 tháng đầu bà bầu cần bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Sắt có trong: thịt bò, gan, tim, cật, rau xanh… giúp tăng thể tích máu phòng ngừa thiếu máu.

Canxi: Canxi có nhiều trong sữa, trứng, hải sản, tôm, cua, cá… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Khi cơ thể mẹ thiếu canxi sẽ dễ dẫn đến loãng xương, đau nhức khớp và bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Khi bổ sung canxi các mẹ lưu ý kết hợp với phơi nắng vào sáng sớm hoặc cuối chiều để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

Vitamin và khoáng chất: Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong 3 tháng đầu mang thai đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu. Đặc biệt là vitamin A, vitamin D và C. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi rất hiệu quả. Tuy nhiên các bà bầu lưu ý, không nên bổ sung quá nhiều vitamin A vào cơ thể, bởi vitamin A có thể gây ra những bất thường, khiến thai nhi bị khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh…

Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu hầu hết các bà bầu đều có hiện tượng ốm nghén. Việc ốm nghén này ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng của các mẹ. Do đó, để giảm tình trạng ốm nghén, các mẹ có ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng hoặc số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Hay có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai…

3 tháng giữa ăn gì tốt cho bà bầu?

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, ngoài những dưỡng chất đã kể ở 3 tháng đầu, trong 3 tháng giữa bà bầu nên bổ sung thêm một số dưỡng chất khác để đáp ứng thêm nhu cầu cho sức khỏe của bản thân, cũng như em bé trong giai đoạn này:

Vitamin C: Vitamin C có vai trò tạo bánh nhau bền chắc giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp hỗ trợ phát triển cấu trúc xương, sụn, gân và daVitamin C có trong các loại rau xanh đậm (rau bina, bắp cải Bỉ, ớt chuông, bông cải xanh)., trái cây như: bưởi, cam, quýt, dứa, dâu tây, wiki…

Omega-3Nguồn thực phẩm giàu Omega-3 là cá, tuy nhiên bà bầu nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá mồi… Hoặc đơn giản hơn là sử dụng mỗi ngày 1 viên thuốc tổng hợp có chứa DHA và EPA đã tiêu chuẩn hóa theo công thức 4.5 DHA/1 EPA như trong thuốc Procare.

MagieMagie trong giai đoạn 3 tháng giữa này đặc biệt có vai trò quan trọng giúp giảm co cơ, chuột ruốt ở bà mẹ, đồng thời ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như tiền sản giật… xảy ra. Một số thực phẩm giàu Magie là:

  • Gạo lức, lúa mì, bột lúa mỳ, bột yến mạch.
  • Hạnh nhân, hạt điều, đậu nành, các loại hạt.
  • Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ và các loại đậu tươi khác.
  • Cá hồi, cá bơn
  • Hạt bí ngô, hạt hướng dương
  • Chuối, nho, bơ

DHA: DHA là một thành phần trong axit béo Omega-3 đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành lớp màng tế bào thần kinh, thị giác, chất xám trong não bộ của trẻ. Giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2 này, não của bé phát triển liên tục và mạnh mẽ nhất, do đó DHA đóng vai trò cực kỳ quan trọng cung cấp độ mềm dẻo, đàn hồi cho màng tế bào thần kinh. Các bà bầu nên chú ý bổ sung DHA thông qua các thực phẩm cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, trứng omega 3… sẽ rất tốt cho não bộ của em bé đó.

3 tháng cuối ăn gì tốt cho bà bầu?

Ở giai đoạn 3 tháng cuối, thai nhi ngày càng phát triển, mẹ bầu có xu hướng thiếu năng lượng cũng như mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho em bé mà bản thân còn phải dự trữ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Do vậy, ngoài duy trì những thực phẩm giàu sắt, canxi, DHA… ba tháng cuối thực phẩm dinh dưỡng của thai phụ cần đảm bảo những chất sau:

  • Vitamin và khoáng chất: Để tăng cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.
  • Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên cung cấp đủ lượng bột đường, tránh ăn nhiều sẽ dễ gây béo phì và khó khăn cho việc sinh nở.
  • Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
  • Nước: Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp các mẹ có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Do đó bà bầu nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày.

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong suốt thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu phòng ngừa nhiều bệnh tật, đồng thời giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi. Vì vậy, các mẹ nhớ đọc kỹ những thực phẩm cần bổ sung ở mỗi giai đoạn của thai kỳ để chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé một cách toàn diện nhất nhé!

Theo WTT