Những ngày trời mưa rả rích, lòng tôi lại dâng lên nỗi nhớ về những ngày tháng xưa cũ. Ngày xưa nghèo là vậy, thiếu thốn trăm bề là vậy mà sao bữa cơm nào cũng thấy ngon lành, no đủ. Đó là bởi có bàn tay của ba mẹ xới từng chén cơm, gắp từng miếng dưa mắm mặn mòi, giòn tan mong cho bầy con thơ mau lớn, khỏe mạnh, thành người.
Hướng dẫn làm dưa mắm
Dưa mắm thường bán sẵn ở chợ với cả hai loại đã được muối sẵn là dưa gang và dưa leo. Vì đã làm mắm nên dưa rất mặn, cần phải pha chế, tẩm ướp lại mới trở thành món ăn vừa miệng được.
Dù với phân lượng ít nhiều như thế nào cũng phải rửa dưa mắm qua với giấm thật chua 2 lần, sau khi rửa thật sạch với giấm, xắt dưa thành lát mỏng từ 1,5 đến 2 li. Nếu là dưa gang quá dài thì cắt ngắn miếng dưa lại chừng 5 đến 6 cm trước khi xắt mỏng. Sau khi xắt mỏng, nếm lại miếng dưa, nếu thấy còn quá mặn, phải rửa lại với giám qua từ 1 đến 2 lần nữa.
Tùy vào độ mặn của dưa và tùy khẩu vị, trộn vào dưa một hỗn hợp gồm: tỏi, ớt giã nhuyễn, đường – phân lượng đường phải cân bằng với độ mặn của dưa. Nếu thích có thể thêm 1 chút bột ngọt và dầu ăn loại ngon để vị dưa béo hơn, luôn phải nếm lại sau khi trộn gia vị.
Ngay sau khi trộn xong gia vị vừa miệng, có thể ăn ngay. Vị dưa đạt yêu cầu là phải giòn, ngon, hơi mặn nhưng dịu chứ không gắt, dậy mùi tỏi và hơi cay một chút, kèm vị chua ngọt vừa phải.
Nếu muốn vị dưa đậm đà hơn hãy để vài giờ sau khi trộn gai vị mới ăn. Muốn để dành ăn dần trong tuần, nén dưa vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín.
Theo Nấu ăn không khó
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cách nấu bún suông ngon đúng vị Miền Tây
- Cách làm chả chiên chay đổi món cho cả nhà
- Mách bạn tuyệt chiêu làm dưa kiệu giòn ngon