Rau xanh là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách sẽ khiến rau mất đi dinh dưỡng và thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh cực kì nguy hiểm.
1. Lưu trữ rau xanh quá lâu
Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng. 20% các chất dinh dưỡng sẽ mất đi ở nhiệt độ thường nếu để sau 1 ngày. Vì vậy không nên tích trữ rau xanh và cần bảo quản thích hợp nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp.
2. Cắt rau rồi mới rửa
Vitamin và dinh dưỡng trong rau thường ở dạng nước. Nếu bạn cắt rau trước thì sẽ có rất nhiều dưỡng chất bị rửa trôi mất, vậy nên hãy rửa trước rồi mới cắt rau.
3. Đun nấu lại nhiều lần
Không chỉ là mất đi lượng lớn vitamin, mà việc đun đi đun lại nhiều lần còn khiến các dưỡng chất bị biến tính trở thành yếu ra gây bệnh.
4. Xào rau với lửa nhỏ
Xào rau với lửa nhỏ và lâu sẽ làm mất đi nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B1 và C. Tốt hơn là dùng lửa to để xào rau. Có nhiều loại rau sẽ tốt hơn khi nấu chín nhưng bên cạnh đó, một số loại khác lại tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà chua, xà lách…
5. Gọt hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
6. Ngâm nấm hương quá lâu trong nước
Trong nấm hương chứa ergosterol, sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Tuy nhiên, nếu trước khi ăn mà bạn rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm mất rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
7. Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.
8. Ăn giá đỗ không được nấu chín
Giá đỗ nếu không được nấu chín sẽ gây chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng giá đỗ chần hay giá đỗ sống.
9. Nấu xong không ăn ngay
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
10. Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước
Để loại bỏ những vi khuẩn và hóa chất nhiều nhất, sau khi mua rau quả về, bạn nên rửa dưới vòi nước đang chảy để rửa trôi. Sau đó ngâm rau, quả trong nước (không pha muối hoặc rất ít muối) khoảng 10 phút. Sau khi ngâm nên rửa lại rau, quả thêm lần nữa, rồi để cho ráo nước.
Bước tiếp là cho vào tủ lạnh, để đến bữa sau mang ra rửa lại lần nữa rồi mới chế biến. Việc để rau quả trong tủ lạnh một thời gian sẽ tạo thời gian để những hóa chất trong rau quả phân hủy bớt.
11. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
12. Không cho phụ gia vào rau trộn
Nước sốt hay các thành phần phụ ít béo cho món rau trộn được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Không những thế, ngay cả một số loại gia vị chứa chất béo khi trộn vào rau cũng giúp bạn cảm thấy mau no và dễ chịu hơn. Vì thế đừng ngại thêm các loại gia vị vào rau trộn, điều quan trọng là chọn các loại phụ gia đảm bảo vệ sinh an toàn.
Người xưa dạy, “bệnh từ miệng đi vào, họa từ miệng đi ra”, cách chế biến, ăn uống cũng rất quan trọng, nếu mắc phải những sai lầm này sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng khiến ảnh hưởng sức khỏe, làm cho cơ thể không sức chống đỡ lại những mầm bệnh bên ngoài. Vì vậy, các bà nội trợ nên hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.