Những thực phẩm giúp “giải rượu” ngày Tết nhất định phải biết

0
1293

Tết đến xuân về, cánh mày râu không ai muốn uống quá nhiều, khiến bị say rượu. Nhưng khi đã hòa vào cuộc vui, họ khó kiểm soát được “tửu lượng”. Vì vậy, ly rượu mừng rất dễ quá đà để trở thành ly rượu độc.

PGS.TS.BS. Trần Đình Toán – Ủy viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Cán bộ Trung Ương cho biết: “Khác với thức ăn thường, khi uống rượu, cơ thể không phải “tiêu hóa rượu” mà rượu được hấp thu rất nhanh. Chỉ cần xuống đến đoạn đầu của ruột non, 80% rượu đã được hấp thu vào máu và đến các tổ chức, kích thích hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch.

Nếu cánh mày râu uống nhiều sẽ gây nên hiện tượng “tửu nhập ngôn xuất” và đôi khi tửu nhập nhưng không chỉ có ngôn xuất mà cả thức ăn cũng “xuất” theo (vì nôn mửa). Chưa kể đến những phát sinh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hay chí ít cũng là những tai nạn giao thông khi đi ra đường sau khi uống bia rượu”.

Theo PGS.TS.BS. Trần Đình Toán, cánh mày râu có thể giải rượu bằng những loại thực phẩm như gừng, khoai tây, khoai lang, nước lọc, nước ép hoa quả,…

Gừng

Gừng có khả năng kích thích hệ tiêu hóa đang “yếu” sau cơn say, giúp làm giảm táo bón, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là nôn mửa.

Gừng có khả năng kích thích hệ tiêu hóa đang “yếu” sau cơn say, giúp làm giảm táo bon, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là nôn mửa

Khoai tây, khoai lang

PGS.TS.BS. Trần Đình Toán cho hay, khi say rượu, người say nên ăn khoai tây, khoai lang sống để thải bớt độc tố trong dạ dày.

Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng mang tính mát, có tác dụng giải độc gan. Vì vậy, nó có tác dụng giã rượu rất tốt. Ngoài ra, ăn khổ qua thường xuyên giúp giải nhiệt, giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là tiểu đường.

Nước cháo loãng

Chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại giúp cơ thể không hấp thụ được chất cồn, giảm được tình trạng say.

Trà xanh

Trà xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu. Do đó, người say rượu chỉ cần uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt.

Nước lọc

“Chất cồn làm mất nước, khiến người say cảm thấy uể oải hơn. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ chống lại cơn khó ở do rượu”, PGS.TS.BS. Trần Đình Toán nói.

Uống nhiều nước lọc sẽ chống lại cơn khó ở do rượu

Sữa chua

Sữa chua có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình hấp thụ rượu.

Trứng

Trứng chứa lượng lớn cysteine – một loại axit amin kết tinh, làm mất đi cảm giác khó chịu do độc tố axetaldehyde gây ra.

Mật ong

Mật ong có chứa một loại đường đặc biệt của fructose –  thúc đẩy sự phân hủy của rượu, giảm đau đầu, đặc biệt là đau đầu do rượu vang đỏ gây ra.

Chuối chín

Sau khi uống rượu, người say hãy ngay lập tức ăn 1-3 trái chuối. Vì chuối chín có thể làm tăng lượng đường, giảm tỉ lệ cồn trong máu. Hơn nữa, nó còn loại bỏ các cơn đánh trống ngực, đau thắt ngực,…

Chuối chín có thể làm tăng lượng đường, giảm tỉ lệ cồn trong máu (Ảnh: Internet)

Nước ép hoa qủa

Một số loại nước ép hoa quả như cà chua, chanh, cần tây và cam quýt thúc đẩy quá trình phân hủy cồn có trong dạ dày. Ngoài ra, nó cung cấp năng lượng và làm giảm tình trạng mất nước.

“Ngoài những loại thực phẩm trên, người say rượu nên móc họng để nôn hết thức ăn và rượu có trong dạ dày. Khi say, người say rượu không được ngủ đắp chăn trùm đầu, tránh tình trạng đi vào hôn mê. Bên cạnh đó, khuyến khích người say nói nhiều để đào thải rượu qua hơi thở”, PGS.TS.BS. Trần Đình Toán chỉ rõ.