Những người tuyệt đối không nên ăn thịt vịt dù mê tới mấy

0
1464

Theo Đông y, thịt vịt giàu chất đạm, vị ngọt, tính hàn, rất tốt cho sức khỏe. Nhưng đây là món ăn cần tránh đối với một số người. Hãy xem bạn có phải là đối tượng cần kiêng không.

 

Những nhóm người nên kiêng thịt vịt

Thịt vịt là một trong những món ăn phổ biến hàng ngày của các gia đình. Đồng thời là món ăn hấp dẫn trên thực đơn của các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp.

Tuy nhiên, món ăn phổ biến không có nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là danh sách những nhóm người không nên ăn thịt vịt, hoặc chỉ ăn với mức độ rất hạn chế.

1. Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

2. Thịt vịt có độ đạm cao, người dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng

 

Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.

Sau khi kết thúc một bữa ăn quá nhiều đạm từ thịt vịt hoặc những món ăn quá giàu đạm, nhóm người này ngay lập tức có dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, sau đó đau bụng, tiêu hóa kém, đau đầu, nôn ói và các trạng thái mẫn cảm khác.

3. Những người đang bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng

Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.

 

Người bị cảm lạnh, tốt nhất nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bị cảm lạnh cơ thể đã bị hư hàn ở mức tổn thưởng, nếu ăn thêm thịt vịt có tính lạnh, giống như động tác làm cho bệnh trở nên nặng.

Người bị cảm do nhiệt, nóng bốc hỏa, thì ăn thịt vịt không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân này.

4. Người bị bệnh viêm đường ruột, béo phì, xơ cứng động mạch

Nhóm người bệnh cuối cùng nên tránh thịt vịt, đó là người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính. Theo Đông y, thịt vịt có tính ngọt vị mặn, ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.

Những người đang mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.

Những thực phẩm khắc với thịt vịt, không nên kết hợp

Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là dễ gây bất lợi, xung khắc với món thịt vịt. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn.

– Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

– Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

– Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa, sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

*Theo Health/Mama, Baike