ĐỘC NHƯ MĂNG – Người khỏe mấy cũng phải dè chừng kẻo chết như chơi

0
3227

Nhìn có vẻ vô hại nhưng nếu ăn măng không đúng cách sẽ cướp đi sinh mạng của bạn bất cứ lúc nào đấy.

Mùa mưa đến cũng là lúc măng tươi đang rộ. Măng là mầm non của tre nên chúng khá ngọt và thanh. Tuy nhiên, khác với vẻ ngoài lành tính, măng là một loại thực phẩm “nguy hiểm ngầm”. Thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc nghiêm trọng từ việc ăn măng khiến chúng ta phải xem xét kĩ khi ăn loại thực phẩm này.

 

Không luộc kĩ trước khi ăn

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ yêu cầu bạn phải luộc măng chín kĩ trước khi ăn. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Cyanide là một gốc Acid (-CN) bao gồm các muối hoặc Acid tạo thành một dạng hợp chất đặc thù. Cyanide có đặc tính cực độc, có thể gây sốc co giật, thậm chí là tử vong nếu ăn quá nhiều. Theo công bố, khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc cấp tính hoặc dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài. Vì thế, nhiều người buộc phải nhập viện và súc ruột chỉ vì ăn măng tái, uống nước măng tươi để chữa bệnh. Đôi khi, chúng có thể cướp đi sinh mạng của bạn trong vòng “một nốt nhạc” nữa cơ đấy.

Nếu ăn măng không được luộc kĩ bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao

Ăn măng chưa kịp chua khi ngâm

Điều này không chỉ nguy hại cho hệ tiêu hóa mà còn có nguy cơ làm tê liệt hệ thần kinh vì các chất độc trong măng chưa được “triệt” hết. Theo khuyến cáo, măng nên luộc sôi ít nhất khoảng 15 phút trước khi ăn. Vì thế, món măng ngâm chua sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khi chúng vẫn còn tươi và chưa qua xử lý. Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi và khoảng vài giờ đối với một người trưởng thành. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi cân. Vì vậy, để đảm bảo khi ăn món măng chua khoái khẩu bạn nên ngâm chúng ít nhất 3 ngày để các men vi sinh kịp phân hủy các độc tố, hạn chế tối đa lượng thuốc độc đi vào cơ thể.

Măng chua tuy ngon những cũng vô cùng độc hại.

Độc như măng nên không phải ai ăn cũng được đâu nhé!

Măng độc là điều chúng ta đã từng nghe nói. Chúng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm hiện nay. Tác hại lúc này của măng kinh hoàng hơn rất nhiều, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong những tháng đầu của thai kì tuyệt đối không được ăn măng vì chúng khiến mẹ bầu dễ đầy hơi, no lâu và khó tiêu. Ngoài ra, khi mang thai là lúc cơ thể rất yếu và nhạy cảm với nhiều thành phần. Vì vậy, nếu ăn măng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc, gây dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Vì thế, để đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ các bác sĩ khuyên nên loại bỏ hoặc ăn có hạn chế măng trong các bữa cơm.

Còn riêng đối với những người đau dạ dày cũng được khuyến cáo là không nên ăn măng vì hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt những người mới ốm dậy, người cao tuổi hoặc suy nhược không nên ăn măng quá nhiều vì chúng dễ làm cơ thể mệt mỏi, đau nhức mình.

Măng càng độc hại hơn nếu không chế biến đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh.

Khi nấu măng hãy nhớ

Tuy rất độc và nguy hại nhưng chỉ cần chế biến kĩ thì măng vẫn an toàn đối với người sử dụng. Khi mua măng về, bạn hãy thái nhỏ và rửa kỹ vài lần rồi ngâm nước muối. Măng thái càng nhỏ càng làm phân tán độc tố và bị nước muối làm cho loãng đi. Khi luộc măng cũng hay nhớ mở vung và để chúng bay hơi thật lâu. Nếu đậy kín sẽ khiến độc tố không được đào thải, vẫn còn bám vào trong mắt. Tuyệt đối không được sử dụng nước luộc măng dưới bất kỳ hình thức nào vì đó là nơi chứa nhiều thành phần độc tố nhất. Để hạn chế độc tố trong măng, bạn có thể ngâm chúng qua đêm với nước vo gạo hoặc luộc cùng rau ngót.

Tuy chứa nhiều chất độc và khá nguy hiểm nhưng măng là loại thực phẩm bổ dưỡng cho những người khỏe mạnh. Ăn măng đúng cách sẽ giúp giảm cân, nhuận tràng và hạn chế tình trạng thừa cân béo phì. Măng cũng dễ chế biến và khá bình dân, chúng sẽ giúp mâm cơm nhà bạn thêm đậm đà nếu như chế biến đúng cách.

Những thói quen khi ăn biến măng thành thuốc độc

Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ và dịp lễ Tết.

Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong.

Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1mg/kg trọng lượng cơ thể.

Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ.

Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.

Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.

Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

Ăn măng tươi – Con dao 2 lưỡi với sức khỏe

Hàng ngày, nhiều bà nội trợ thường sử dụng măng tươi để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở… Theo nhiều nghiên cứu, trong măng có chứa ít lipid, đường, chất béo nhưng lại chứa nhiều chất xơ.

Bởi thế, chúng là thực phẩm cho những người muốn giảm cân hiệu quả. Vì chưa nhiều chất xơ nên măng tre còn có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng, làm giảm cholesterol trong máu…

Cùng với đặc tính chống viêm, măng tre còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn

Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, liều lượng này có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai em bé trên một tuổi.

Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian – măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất.

Không nấu kỹ măng

Cũng tương tự như việc ngâm dấm măng, khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung.

Khi nghi ngờ măng độc, tuyệt đối không ăn.

Người không nên ăn măng

Người bị bị đau dạ dày

Các chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đau dạ dày hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày không ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người đang mang thai

Tuy măng là món ăn khá phổ biến và được nhiều người yêu thích, nhưng đối với bà bầu, các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều, nhất là trong quý đầu.

Bởi trong những tháng đầu thai kỳ, do chưa thích nghi được với thay đổi của cơ thể và bị ốm nghén, hầu hết các mẹ thường không ăn được nhiều. Trong khi đó, măng chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dẫn đến no lâu, đầy hơi.

Hơn nữa, nếu chế biến măng không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi trong bụng.

Để an toàn, bà bầu sau khi mua măng về cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới ăn. Chú ý là trong khi luộc măng, hãy mở vung để độc tố bay đi.

Cách chế biến để không gặp nguy hại cho sức khỏe khi ăn măng tươi?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhiều người đã sai khi nghĩ măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí ăn nhiều sẽ mất máu.

Thực tế đây là một trong những loại thực phẩm rất giá trị, có thể ăn thường xuyên với những người khỏe mạnh bình thường.

Về việc măng có gây ảnh hưởng đến máu hay không, vị chuyên gia khẳng định đó chỉ là quan niệm dân gian, chưa có bất kỳ một cơ sở khoa học về điều này. Người dân chỉ nên lưu ý trong việc làm sạch độc tố của măng.

 

Để ăn măng tươi không nguy hại cho sức khỏe và tránh được nguy cơ bị ngộ độc khi ăn, bạn nên chế biến măng tươi theo những cách sau đây:

– Ngâm nước sạch qua đêm: Khi mua măng tươi về, bạn nên bóc hết bẹ lá măng. Sau đó rửa sạch và có thể cắt lát hay xé nhỏ thành sợi và đem ngâm vào nước sạch qua đêm.

Làm như vậy, bạn sẽ tống khứ được bớt độc tố. Sau đó, chỉ cần rửa lại và vắt kiệt nước trước khi chế biến.

– Luộc nhiều lần: Sau khi mua măng tươi về, bạn bóc lớp lá bên ngoài rồi bỏ vào nồi nước luộc nhiều lần.

Khi luộc xong, bạn mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được. Mỗi ngày, bạn thay nước vo gại 2 lần.

Nếu không có nước vo gạo, bạn có thể luộc nhiều lần và tráng ra nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Khi thấy măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

– Luộc cùng với rau ngót: Đây là một mẹo mà nhiều bà nội trợ chưa biết. Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần.

Khi măng chín, chắt hết nước nóng đi, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể chế biến.

– Luộc măng tươi cùng với nước gạo và ớt bỏ hạt: Sau khi mua về, trút bỏ vỏ măng và cho vào nồi nước gạo để luộc. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt.

Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Khi măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch, bạn có thể đem chế biến món ăn.

– Ngâm với nước vôi trong: Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến.

Trong khi luộc hoặc chế biến thức ăn nên mở vung cho chất độc bay hơi hết.

Tổng hợp