
|
Không gian bên trong tương đối thoải mái, bàn ghế ở đây là loại bàn ghế inox thấp, được xếp thành ba dãy thẳng hàng, mỗi dãy cách nhau tầm nửa mét để chừa lối đi.
Thú vị quán gà ác tiềm thuốc bắc ba đời chủ đều tên Thành ở Sài Gòn
Chủ quán cho một ít giá, một vắt mì và một vốc sợi hủ tiếu vào cái vá có lỗ to để trụng qua nồi nước sôi, rồi cho hủ tiếu mì vào một cái tô sạch để sẵn. Tiếp theo, chủ quán nêm chút gia vị như ớt sa tế, tiêu và một loại nước xốt khá sệt, có màu gần giống như chao rồi trộn đều lên, sau đó cho lên trên tô hủ tiếu mì những miếng cật, thịt nạc bằm, chan thêm vá nước lèo nóng hổi, thơm lừng mùi xương ống hầm kỹ. Cuối cùng, chủ quán rắc lên bên trên hành ngò và lá hẹ cắt khúc rồi đem ra cho khách thưởng thức.
![]() |
![]() Chén ớt sa tế là bí quyết làm cho món hủ tiếu mì ở đây thơm nồng, đậm đà hơn
ẢNH: LƯU TRÂN
|
Dĩ nhiên, khi thưởng thức món ăn thì tốt nhất là không ăn quá no, cũng không quá ít, ăn vừa đủ là thứ cảm giác tuyệt vời nhất của một “người sành ăn”.
![]() Hủ tiếu, mì ở đây có giá dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/tô
ẢNH: LƯU TRÂN
|
Ngoài ra, sợi hủ tiếu và mì ở đây cũng khá đặc biệt. Chủ quán cho biết: “Mì là do nhà tôi tự làm theo công thức gia truyền, nên nếu khách để ý kỹ sẽ thấy sợi mì to và tròn hơn mì những chỗ khác. Hủ tiếu thì sẽ có hai loại là hủ tiếu dai và hủ tiếu mềm. Cọng hủ tiếu này tôi lấy từ các lò hủ tiếu bột lọc gia truyền tại Sa Đéc và được bảo quản kỹ nên cọng hủ tiếu lúc nào cũng còn tươi dai mà không bị khô hay gãy”.
Bánh mì thịt nướng 20 năm bao người Sài Gòn nhớ nhớ thương thương
Một trong những điểm khác biệt của quán, tạo cảm giác thích thú cho thực khách chính là những tấm “menu kiêm bảng giá nhân”, với cách tính tiền nhân theo số lượng tô, được chủ quán dán trên tường. Nhiều người hài hước nói: “Nhìn menu như vậy, đi ăn cả nhóm cũng dễ chia tiền, mình đi ăn cũng đỡ tính nhẩm”.
![]() Quán mở bán vào 2 khung giờ là 7 – 11 giờ và 15 – 23 giờ, mỗi ngày
ẢNH: LƯU TRÂN
|