Tưởng chết đi sống lại với bệnh đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm nhưng đã chữa khỏi nhờ bài thuốc dân gian cực hữu hiệu này.

0
2338
 

Nhiều người tưởng chết đi sống lại với bệnh đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm nhưng đã chữa khỏi nhờ bài thuốc dân gian cực hữu hiệu này.

Bị đau lưng, đau gối, đau vai hay thoát vị đĩa đệm, người bệnh đều phải trải qua những cơ đau nhức đến thấu xương, thậm chí còn gây tê liệt chân tay. Nhiều người thường xuyên mất ngủ, than đau đớn và buồn bực vì chân tay không cử động được. Thế nhưng với bài thuốc dân gian với gừng và muối rang với cách làm đơn giản chẳng khác gì ‘tiên dược’ cho người bệnh đau khớp.

 

Nguyên liệu dễ tìm, giá lại siêu rẻ, bệnh nhân chỉ cần kiên trì thực hiện trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách làm bài thuốc chữa đau khớp với muối rang

 

Chuẩn bị:

– 1 chiếc túi vải

– Nửa cân muối hạt

– Gừng và hành tây

Muối hạt rang nóng có tác dụng chữa đau khớp rất hiệu quả.

Cách làm

– Rang nửa cân muối hạt trong khoảng 10 phút đến khi nóng già rồi đổ vào túi vải. Muối nên chứa khoảng 2/3 diện tích, có thể di chuyển.

– Cắt thêm vài lát gừng và hành tây cho vào trong túi vải cùng muối rang.

– Đắp túi muối rang còn nóng lên vùng khớp bị đau, lật qua lật lại.

– Khi muối nguội, lại đổ ra rang lại cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.

Muối có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi bị rang cháy đen, còn gừng và hành tây thì thay mới trong mỗi lần trườm.

Lưu ý là muối rang rất nóng, bạn nên dùng nhiều lớp vải khác để lót lên phần khớp định trườm, muối nguội đến đâu thì tháo lớp lót ra dần đến đó. Nếu có lò vi sóng, bạn cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.

Bài thuốc nên thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trườm muối rang cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất trườm muối.

Muối có thể sử dụng lại nhiều lần.

Muối có thể sử dụng lại nhiều lần.

Công dụng của muối trong việc chữa đau khớp

Muối là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng muối cũng là vị thuốc giúp chữa bệnh viêm khớp, tràn dịch khớp rất hiệu quả. Muối rất hút nước khi có độ ẩm. Nhưng khi rang giòn thì tính chất hút nước sẽ không còn.

Trong Ðông y, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng…

Muối cũng có tác dụng tốt với các loại bệnh đau nhức khớp đầu ngón bàn tay, bàn chân, các dạng thấp, ra mồ hôi tay, viêm dây thần kinh ngoại vi…Tác dụng theo cơ chế “Nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì trong thành phần có các muối, các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng sự sống của cơ thể. Khi chườm muối rang trộn với gừng để điều trị đau lưng cấp hoặc khi rang muối bỏ vào túi vải thô chườm vùng rốn để điều trị đau bụng cấp…, muối sẽ hoạt động theo cơ chế trao đổi các cation và nation như một chất điện phân.

Theo phương pháp điều trị y học cổ truyền, khi cho các bệnh nhân ngâm vùng khớp bị đau trong muối sống với nước, tất cả đều cho biết có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Với những vùng không thể ngâm nước, có thể điều trị với muối khô bằng cách rang nóng trộn với lá trảy, ngải cứu, gừng, lá náng trắng hoặc hành tây gói vào giấy báo hoặc túi vải đắp lên vùng đau.

Với cách làm rất đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, tốt cho sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể làm tại nhà và chia sẻ với bạn bè.

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để không đau đớn?

 

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm thực chất là hậu quả của quá trình thoái hóa cột sống. Ngoài việc chủ động chăm sóc, tái tạo sụn và xương dưới sụn để làm chậm quá trình thoái hóa, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì để bệnh không diễn tiến xấu hơn.

Có rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm vẫn giữ thói quen ăn uống và sinh hoạt theo sở thích mà không biết rằng chính những thói quen đó làm cho tình trạng bệnh nặng thêm và gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị. Những lưu ý sau đây sẽ là lời đáp cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm kiêng gì trong sinh hoạt, ăn uống để bệnh đỡ đau đớn và mau khỏi hơn.

Hình ảnh Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để không đau đớn?

Không nên mang vác vật nặng khi bị thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng gì khi ăn uống?

Bản thân người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, không có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng nếu thường xuyên dùng thức ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn ngọt hoặc quá mặn, lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, café… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, xúc tiến phản ứng viêm và tăng nặng những cơn đau do thoát vị đĩa đệm. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần một chế độ dinh dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế những thực phẩm làm tăng mỡ trong máu, chú ý duy trì cân nặng vừa phải, từ đó không làm tăng áp lực lên cột sống – đĩa đệm.

Hình ảnh Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để không đau đớn?

Thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì khi sinh hoạt?

Không nên ngồi quá lâu: Khi ngồi thì áp lực đặt trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng, đặc biệt ngồi lâu sẽ gây căng thẳng đĩa đệm, làm tăng những cơn đau.

Không luyện tập, làm việc quá sức: Luyện tập thể dục, thể thao hay lao động quá sức khiến cho cột sống phải chịu nhiều áp lực, đĩa đệm bị tổn thương càng khó phục hồi. Do đó, hãy biết lắng nghe cơ thể, không luyện tập thể dục thể thao quá sức, hạn chế khuân vác vật nặng để giảm chấn thương cho cột sống và đĩa đệm.

Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt: Không đứng lên ngồi xuồng liên tục, phải hết sức nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế làm việc và sinh hoạt. Không nên đứng lâu, ngồi nhiều ở một tư thế, tránh ngồi xổm để không tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm.