Đu đủ cũng được “tắm” thuốc TQ thì hỏi sao người bệnh ngày càng nhiều, đây là cách nhận biết ‘đu đủ thuốc’

0
1565
Mua trái cây nếu không chú ý kỹ thì rất dễ bị mua nhầm cả nhà nhé! nên cần biết những mẹo nhỏ sau đây để an toàn cho nhà mình nha!

Đu đủ là loại quả giàu dinh dưỡng đặc biệt là hợp chất quý giá beta-carotene giúp chống lại tế bào gây u ng t hư. Ngoài ra, đu đủ còn có tác dụng ngăn ngừa máu đông, giảm đau bụng kinh, tốt cho mắt, giảm viêm…

Tuy nhiên, hiện nay vì lý do thương mại và chạy theo lợi nhuận nên nhiều người đã bất chấp lương tâm cũng như coi thường sức khỏe của cộng đồng đã tiêm hóa chất để thúc đu đủ nhanh chín.

Phù phép

Theo tìm hiểu, loại thuốc có khả năng “phù phép” kỳ diệu này có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không hề ghi… ngày sản xuất. Trên bao bì cũng như trên ống thuốc chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ vì lãi cao.

Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, quy trình này được thực hiện một cách khéo léo, bởi nếu nhỏ không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Do quá trình chín nhanh (1 ngày sau khi dùng hóa chất) nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán băng dính lên trên kín mít rồi chở đi tiêu thụ.

Tại khu gầm cầu Long Biên, những thùng đu đủ rấm bằng thuốc Trung Quốc xếp ngổn ngang.

Các nhà vườn cũng thường sử dụng loại hóa chất này khi gặp mưa bão mà đu đủ chưa đến ngày thu hoạch vẫn còn non để không bị lỗ, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một.

Lãi “khủng”

Anh Lê Văn Sơn (Tân Châu, tỉnh Hưng Yên – nhà vườn và chuyên buôn đu đủ cung cấp cho Hà Nội) cho biết: “Đu đủ dùng thuốc rấm thì cho quả to, mỡ màng, chín vàng đều, bóng đẹp và vẫn còn cứng, người mua chỉ thích loại này nên bán chạy.

Còn loại chín cây thì mã xấu, nẫu, thâm đen, nên ế ẩm. Nắm được tâm lý đó, cứ 29 âm lịch rấm là sáng sớm mùng một có hàng đẹp chở đi Hà Nội bán”. “Đu đủ hiện nay bày bán có tên là đu đủ gấc, để có được những quả to, đẹp như thế thì trước đấy cũng phải phun nhiều lần các loại thuốc kích thích” – anh Sơn cho biết thêm.

Hóa chất Trung Quốc có khả năng “phù phép” kỳ diệu.

Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) thì khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. Còn việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì chưa có đánh giá.

Có mặt tại khu gầm cầu Long Biên (cách cổng chợ đầu mối rau – củ – quả Long Biên 30m) là nơi chuyên bán mặt hàng đu đủ (từ 4h đến 8h sáng), nhóm phóng viên ghi nhận hàng chục xe tải chở đu đủ đỗ sát nhau, dưới mỗi xe là dân buôn vây quanh chờ lấy hàng. Qua tìm hiểu thì đu đủ của các chủ xe đều dùng hóa chất của Trung Quốc để rấm chín nên quả nào cũng chín vàng đều, bóng mỡ màng và không bị giập nát.

Dùng hóa chất Trung Quốc, đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.

Chị Nguyễn Thị Thành (người chuyên kinh doanh đu đủ và chuối tại phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm) tiết lộ: “Giá đu đủ xanh bán tại vườn thời điểm này là 2.000-3.000 đồng/kg, nhưng sau khi “phù phép” được bán với giá 15.000 -20.000đ/kg. Đúng là “lãi khủng”.

Phân biệt như thế nào?

Theo kinh nghiệm của nhiều người, các nhà vườn thường tiêm hóa chất cho đu đủ vào mùa mưa bão khi quả chưa kịp chín để tránh thua lỗ hoặc vào những ngày lễ tết, ngày rằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Vì thế, chị em nội trợ nên cẩn thận khi mua đu đủ vào những ngày này.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại quả khác có vỏ dày để phòng ngừa hóa chất độc hại xâm nhập bên trong như chôm chôm, quả bơ, lựu…

Vỏ ngoài

Khi mua đu đủ các bạn nên để ý đến lớp vỏ bên ngoài. Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Còn quả chín không dùng hóa chất có một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, vỏ không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh.

Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.

Nếu nhiều trái cùng bày bán, thường chín khác nhau chứ không bao giờ giống nhau như một khuôn

Đặc biệt, quả đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được ‘độ’ qua hóa chất.

Khi gọt vỏ

Đu đủ chín tự nhiên có một mặt chín hơn do hấp thụ ánh sáng nhiều hơn

Đu đủ chín bằng hóa chất có màu đỏ rất bắt mắt, nhưng lại không mềm, ăn có vị nhạt hoặc gần như không có mùi vị. Ngược lại, đu đủ ‘sạch’ có vị ngọt của đường tự nhiên, miếng mềm và không còn nhựa, có vị thơm đặc trưng.