Cúng Thần Tài trong ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng cần những gì để may mắn, phát đạt cả năm?
Ngày vía Thần Tài là ngày người dân chọn ra nhằm mục đích cúng vị Thần Tài để được phù hộ độ trì, đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến thành công như ý. Tục thờ Thần Tài xuất xứ từ Trung Quốc, đến đầu khoảng thế kỷ 20 đã du nhập về Việt Nam.
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài. Song ngày quan trọng nhất vẫn là ngày 10 tháng Giêng, gia chủ làm ăn kinh doanh chú tâm chuẩn bị cho lễ cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa.
Ngày vía thần Tài 2019 – năm Kỷ Hợi sẽ rơi vào thứ 5, ngày 14 tháng 2 năm 2019 (Dương lịch).
Ngày vía Thần Tài (mùng 10 Tết Nguyên Đán), người ta thường cúng mặn, cỗ cúng Thần Tài ngày 10 tháng Giêng chuẩn nhất, đơn giản nhất là gồm các món: thịt luộc, tôm, trứng luộc chín.
Theo đó, cỗ cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài gồm các thứ cần thiết nhất là 3 quả trứng, một đĩa tôm, 1 miếng thịt luộc (dân gian thường gọi là thịt mồi). Có nơi cúng thêm bánh bao bởi quan niệm Thần Tài xuất phát từ tín ngưỡng Trung Quốc và họ có thói quen cúng bánh bao cho Thần Tài.
Tại miền Nam, ngày vía Thần Tài, những người kinh doanh chuẩn bị thêm món cá lóc nướng để cúng, hoặc có nơi cúng cua, mía thay cho cá lóc.
Ngoài ra, mâm cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài (mồng 10 tháng Giêng) cần phải có rượu, hoa cúc, vàng giấy. Một đĩa tỏi sống từ 5 củ trở lên. Một đĩa sâu lòng đựng nước, thả cánh hoa để “tụ khí”.
Có thể đặt miếng vàng vừa mua ở tiệm đúng ngày Thần tài để lên mâm cúng Thần Tài, cầu mong tài lộc, làm ăn phát đạt cả năm. Mâm cúng Thần Tài cũng cần có đèn sáng hoặc nến, nước sạch.
Do quan niệm phổ biến như vậy nên thường đa số mọi người sẽ không cúng chay vào ngày Thần Tài. Tuy nhiên, các cụ cũng có câu lễ mọn lòng thành, tùy theo quan niệm gia chủ, có thể cúng Thần Tài ngày vía Thần Tài là cúng chay hay mặn tùy tâm.
Trái lại, cúng Thần Tài vào các ngày bình thường đa phần người ta thường cúng chay gồm hoa, trái cây, đồ chay, nước, hương nến.