Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý?

0
787

Nhiều người vẫn biết, bị bệnh gút phải hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò). Tuy nhiên, rất nhiều người đặt câu hỏi: có cần phải hạn chế thịt lợn như hạn chế thịt bò không? Dưới đây là lời khuyên của Ths.BS Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia về chế độ ăn cho người bị bệnh gút.

Theo Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, bệnh gút : là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.

Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp, nếu lắng đọng ở thận gây bệnh thận. Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trên 40. Bệnh có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Điều trị bằng chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp: vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.

Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý? - Ảnh 1.

Thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin (0-5 mg/100gam) như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric (50-150 mg/100g) như: Thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ. Chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần. Không nên ăn các loại có nhiều purin (trên 150 mg/100g) như: Óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, măng tây, xà lách, sò.

Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý? - Ảnh 2.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric: Thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ

Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm axit uric máu. Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua vì nó làm tăng axit uric máu.

Uống đủ nước hàng ngày từ 2 – 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau. Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá,… Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Các thực phẩm có lượng đạm tương như: 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm. Nhu cầu về protein không quá 1g/kg/ngày, đạm động vật và đậu đỗ ăn không quá 100g/ngày.

Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý? - Ảnh 3.

Nên ăn nhiều hoa quả ngọt và rau xanh

Người có bệnh gút vẫn cần ăn chất đạm động vật và đậu đỗ nhưng không quá 100gam/ngày, thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn. Việc lựa chọn thức ăn thay thế cho bữa ăn dựa vào lượng purin có trong 100 g thức ăn (nhóm 1 hoặc 2).

Ngày nay khoa học phát triển, thức ăn truyền thống trong chăn nuôi ít được sử dụng, thay vào đó là thức ăn công nghiệp (dạng viên).

Thức ăn dùng để nuôi lợn, nuôi bò và các thủy hải sản vẫn dùng thức ăn công nghiệp. Thức ăn này có ghi nhãn mác rõ rang về thành phần các chất và hướng dẫn sử dụng, nếu người chăn nuôi tuân thủ theo hướng dẫn thì mọi sản phẩm chăn nuôi vẫn thực sự an toàn.

Hàm lượng purin trong 100 g thức ăn ăn được

Nhóm 1

(0-5mg%)

Nhóm 2

Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý? - Ảnh 4.
Thịt bò và thịt lợn, người bị bệnh gút nên ăn thế nào cho hợp lý? - Ảnh 5.

(50-150 mg%)

Nhóm 3

(trên 150 mg%)

Nhóm 4
Ngũ cốc. dầu mỡ, trứng, sữa, thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, rau quả, các loại hạt, khoai tây. Thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu, đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ Óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, măng tây, xà lách, sò. Rượu, bia, cà phê,

chè (đậu đen, đậu, đậu xanh