HƯỚNG DẪN LÀM CHANH MUỐI KHÔNG BỊ ĐẮNG

0
18843

Chanh muối là một loại thức uống ngon được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng chanh dây như một bài thuốc chữa ho rất hiệu quả. Ngoài ra chanh muối còn có tác dụng giảm cân rất tốt.

Nguyên liệu để làm chanh muối:

  • 1 kg chanh tươi
  • 1 kg muối trắng nguyên chất
  • 2 thìa phèn chua
  • 1 bình ngâm chanh bằng thủy tinh
  • 1 miếng gài pía trên lọ ngâm
  • Nước sạch đun sôi để nguội

Bí quyết lựa chọn nguyên liệu:

Chanh: Nên chọn loại chanh già, không chọn chanh non. Chọn quả vừa phải, ngà ngà vàng, vỏ mỏng và mọng nhiều nước, còn tươi nguyên. Chọn chanh tốt sẽ giúp món chanh muối sau này không bị đắng và nổi váng.

Chọn muối: Chọn muối tinh khiết, khô, hạt muối to. Ở các bước sau sẽ dùng để trà lên bề mặt chanh nên chọn hạt muối to làm sẽ hiệu quả hơn.

Cách chọn lọ để ngâm: Nên chọn lọ thủy tinh. Nhìn vừa đẹp mắt mà quan trọng là tốt hơn lọ nhựa vì lọ nhựa có thể ảnh hưởng đến chất lượng của chanh muối.

Các bước làm chanh muối không bị đắng

Bước 1: Làm sạch chanh

Chanh mua về rửa qua nước. Cắt bỏ núm, cho vào trong chảo hoặc chậu nhỏ trộn với muối hạt. Tay đeo găng rồi trà sát cho các hạt muối cọ vào lớp vỏ. Nhằm loại bỏ bớt phần the tinh dầu ở vỏ chanh. Thành phần này thường làm chanh bị đắng nếu không làm kỹ. Khi thấy vỏ chanh xước đều, tinh dầu từ vỏ tướt ra khá nhiều thì rửa qua nước 1 lần cho sạch muối. Lượng muối trộn vừa đủ để có thể làm sạch lớp tinh dầu bên ngoài.

Bước 2: Trần chanh qua nước sôi

Đun sôi 1 nồi nước. Trong lúc chờ nước sôi bạn lấy 2 thìa phèn chua ra pha với 3 lít nước lạnh. Khi nước sôi bạn đổ chanh vào trong 1 phút rồi vớt ra cho vào nước phèn chua đã pha. Ngâm khoảng 2 tiếng là được, không cần phải ngâm qua đêm. Mục đích là làm trắng lớp vỏ chanh cũng như làm sạch lớp tinh dầu ở lớp vỏ chanh 1 lần nữa.

Bước 3: Cho chanh vào bình

Ở bước này, có những hướng dẫn khác là mang phơi ra ngoài nắng 2,3 ngày cho quả chanh teo lại. Tuy nhiên có nhiều ý kiến làm vậy khi ngâm chanh dễ bị ủng. Bản thân mình cũng không mang chanh ra phơi như vậy.

Sau khi ngâm phèn chua khoảng 2 tiếng. Trong lúc ngâm, bạn pha khoảng 1.5 lít nước đun sôi để nguội với muối. Nếu có nước cất thì càng tốt. Muối pha ở bước này phải là muối khô. Pha thật đặc. Mẹo để kiểm tra xem nước muối đã đủ đặc chưa bằng cách cho 1 hạt cơm nguội vào. Nếu hạt cơm nổi nên là nước muối đã đạt yêu cầu

Xếp chanh đều vào trong lọ rồi đổ nước muối vào ngập cao hơn chanh. Dùng một miếng gạt để đè lên bề mặt cho chanh không bị nổi nên (như muối cà vậy). Bịt thật kín trong khoảng 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng được!

Tác dụng của chanh muối

Như vậy là bạn đã biết cách làm chanh muối. Chanh muối là đồ uống rất tốt vào mùa hè vì có tác dụng giải nhiệt, giải rượu. Bên cạnh đó chanh muối còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như chaữa đầy hơi, ăn không tiêu, rất hiệu quả để trị ho, trị đau họng, tiêu đờm. Nhiều chị em muốn giảm cân cũng sử dụng chanh muối và mang lại hiệu quả.

Chúc các bạn thành công với công thức mà Nấu Ăn Không Khó chia sẽ trên đây nhé.

Công dụng của chanh 

Mới đây, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ vừa công bố hàng loạt nghiên cứu về nước cốt chanh, có tác dụng đối với căn nhiều bệnh.

Tác dụng kỳ diệu từ một loại quả rẻ tiền

Trong khi hàng tỷ USD được đổ vào cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại thuốc chữa bệnh, các nhà khoa học đã chứng minh nước cốt chanh lại có thể làm giảm nhẹ và thậm chí chữa được nhiều bệnh.

Người ta đã biết chanh có những công dụng chữa bệnh như như giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do.

Nhung cong dung it biet tu qua chanh hinh anh 1
Loại quả rẻ tiền này có tác dụng nhiều hơn bạn thường nghĩ.

Những công dụng ít biết từ quả chanh

Mới đây, tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia (CSIRO) cho rằng, một quả chanh cũng có tác dụng phòng chống đến 50% các bệnh ung thư, và khuyên mỗi người nên tiêu thụ ít nhất 150 gram vỏ cam hoặc chanh đông lạnh mỗi tuần. Bởi trong một quả chanh có chứa đến 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C…

Tuy nhiên, các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư của vỏ chanh – nơi chứa hợp chất limonoids có đặc tính chống ung thư. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của nước cốt và vỏ chanh – loại quả sẵn có và rất rẻ tiền có mặt hầu hết tại các quốc gia trên thế giới.

Công dụng của nước cốt chanh

Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm: Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC), bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm (SCA) tấn công khoảng 95.000 người Mỹ và cứ 500.000 người Mỹ gốc Phi thì có một người mắc bệnh này.

Đây là căn bệnh rối loạn máu bẩm sinh. Hồng cầu bình thường có hình đĩa, di chuyển dễ dàng qua các mạch máu, chứa một loại protein là hemoglobin. Loại protein này chứa nhiều sắt tạo ra màu đỏ của máu và mang oxy từ phổi đến khắp cơ thể.

Hồng cầu hình liềm chứa những hemoglobin bất thường, không di chuyển qua các mạch máu một cách dễ dàng được, chúng cứng và có xu thế đóng cục lại, kẹt vào các mạch máu.

Những khối hồng cầu hình liềm bị đóng cục trong mạch máu ngăn không cho máu chảy đến các cơ quan, gây tắc nghẽn mạch máu, gây đau, nhiễm khuẩn và tổn thương cơ quan.

Bệnh nhân có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường do các tế bào hình liềm không thể sống lâu được, trong khi tủy xương không thể tạo ra hồng cầu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào chết đi. Đây là một bệnh di truyền, kéo dài suốt đời, bệnh xuất hiện ngay từ khi bệnh nhân mới được sinh ra.

Các phương pháp điều trị trước đây như dùng thuốc giảm đau, truyền dịch chống mất nước nhằm giảm đau, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tổn thương mắt, đột quỵ, kiểm soát các biến chứng. Các phương pháp này đều không điều trị dứt điểm được bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng và điều trị những biến chứng. Ghép tủy xương có thể trị dứt hẳn trong một số ít trường hợp.

Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm những cách điều trị mới cho bệnh này bao gồm liệu pháp gen, ghép tủy xương, dùng tế bào gốc, trong đó phương pháp dùng tế bào gốc đã mang đến thành công đáng kể. Tuy nhiên các biện pháp điều trị này đều rất tốn kém và hiệu quả mang lại không cao.

Mới đây, một thử nghiệm lâm sàng với các bệnh nhân nhi mắc bệnh SCA cho thấy nước cốt chanh có thể giảm triệu chứng đau đớn (50% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 92,7% khi không dùng).

Không những thế, loại nước này còn giảm tình trạng ốm sốt (46,6% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 87,3% khi không dùng) và tỷ lệ phải nhập viện (3,4% khi sử dụng nước cốt chanh, so với 34.5% khi không dùng).

Công dụng đối với bệnh sốt rét: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 219 triệu người mắc căn bệnh do muỗi gây ra này, trong đó có đến 660.000 ca tử vong mỗi năm. Để điều trị bệnh này, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có các tác dụng phụ và độc tính khá cao, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tim mạch, chức năng gan thận…

Nhưng một nghiên cứu mới đây phát hiện nước cốt chanh có thể làm tăng đáng kể khả năng chữa bệnh khi kết hợp với thuốc điều trị thông thường, không chỉ thế còn làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

Tác dụng với các thành phần gây ngộ độc trong thực phẩm: Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong các thành phần gây ngộ độc thực phẩm trong món gỏi hải sản, món ăn phổ biến ở các vùng ven biển nước Mỹ thường được chế biến từ cá (tôm) sống được loại bỏ hoàn toàn nhờ nước cốt chanh.

Các nhà khoa học cũng phát hiện nước cốt chanh có thể dùng để khử trùng nước bằng cách diệt norovirus – nhóm virus gây bệnh tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng – cũng như Escherichia coli. Nước cốt chanh cũng có thể diệt mầm bệnh tả – căn bệnh được cho rằng ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và năm 2010 đã có 100.000-130.000 người tử vong.

Ung thư tụy: Đây là một bệnh ung thư khó chữa trị, nhưng nước cốt chanh được nghiên cứu có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển khối u này trên các bệnh nhân tham gia thử nghiệm.

Hỗ trợ cai thuốc lá: Mỗi năm, thuốc lá cướp đi sinh mạng của gần 6 triệu người trên thế giới. Một thử nghiệm lâm sàng so sánh giữa kẹo cao su chứa nicotine và chiết xuất từ nước chanh cho thấy “loại nước này có thể sử dụng hiệu quả trong hỗ trợ cai thuốc lá.

Tác dụng ít biết của vỏ chanh

Hiện nay nhiều người chỉ biết đến lợi ích của nước ép chanh đối với sức khỏe mà không biết đến công dụng của vỏ chanh. Do vậy, mỗi khi dùng chanh, chúng ta vẫn bỏ đi vỏ chanh, nhưng chúng lại là thứ dược liệu chữa được nhiều bệnh và tiêu độc mạnh nhất.

Mới đây các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu và phát hiện các hợp chất chống oxy hóa và các loại tinh dầu trong vỏ chanh đủ cao để chiến đấu với nhiều bệnh. Vỏ chanh bao gồm các enzyme thiết yếu, vitamin, khoáng chất vitamin C, vitamin P, canxi, kali, chất xơ, limonene… Vỏ chanh được cho là có tác dụng ngăn ngừa đối với các vấn đề về tim, mụn trứng cá, cholesterol.

Vỏ chanh còn có tác dụng hạ sốt trong bệnh sốt rét. Khi bị sốt rét, uống một cốc nước to vỏ chanh đặc, ấm, chỉ trong vòng năm phút là có thể giúp bệnh nhân hạ sốt.

Ngoài ra vỏ chanh cũng có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp, viêm tuyến tiền liệt, sạn thận, sạn mật, viêm mật, gai xương sống, viêm khớp đầu gối, cổ tay, loét bao tử, hôi nách, nhức răng, các loại viêm, ghẻ ngứa…Uống nước vỏ chanh lâu dài có lợi cho phụ nữ đã mổ u xơ cổ tử cung hay u nang buồng trứng ngăn ngừa biến chứng.

Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng vỏ chanh quá mức, mỗi ngày nên dùng 10-20 gram. Trước khi thái và sấy khô vỏ chanh, cần ngâm rửa sạch.

Bé Khỏe Nhà Vui Tổng Hợp

Nguồn: nuoi6conphiabiet.com