10 nghệ thuật “trả giá” khi đi chợ

0
1105

Để mua được món hàng tốt, ưng ý mà không bị hớ các chị em hãy tham khảo và ứng dụng với 10 nghệ thuật trả giá sau nhé!

1. Tìm hiểu rõ đặc trưng nơi mua

Nên biết chỗ mình định mua có thách giá hay không. Nếu có thì thách ít hay nhiều. Vì có nơi chỉ thách giá khoảng 20, 30 chục nghìn. Nhưng có nơi lại lên đến gấp 2, gấp 3 lần giá sản phẩm.

Tìm hiểu rõ đặc trưng nơi mua

Do đó, cần tìm hiểu kỹ để có dự tính trả giá sẵn trong đầu để không bị lấn lướt khi trả giá nhé!

2. Chọn các “sạp” hàng quen thuộc

Nên ưu tiên chọn mua hàng ở những nơi quen thuộc. Các nơi “mối” thường bán với giá gần đúng hoặc nói thách ít.

Chọn các sạp hàng quen thuộc

Ngoài ra, việc chọn mua ở chổ quen giúp bạn tiết kiệm thêm thời gian khi các “ki ốt” gần đều bán các mặt hàng tương tự. Khi nào chỗ quen không có mặt hàng cần tìm thì hãy đến các vẫn chưa muộn phải không nào.

3. Để ý thái độ người bán

Nếu bạn đưa ra 1 mức giá mà người bán ở đó cười và chấp thuận ngay thì đồng nghĩa với việc bạn đã bị “hớ giá” rất nặng rồi đấy.

Để ý thái độ người bán

Nếu mức giá bạn cho thấp hơn mức bán thì họ sẵn sàng để bạn đi ngay mà không hề níu kéo.

Nhưng nếu người bán cứ chèo kéo, “bớt 1 thêm 2” thì bạn nên giữ vững lập trường nhé. Bởi mức giá mà bạn đưa ra gần sát với giá món hàng rồi.

4. Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Không nên tỏ ra quá phấn khích trước những mặt hàng mà mình yêu thích, hết lời khen ngợi và phải có nó cho bằng được. Thì đồng nghĩa với bạn sẽ rất khó mà trả giá khi quết định mua món hàng đó. Những người kinh nghiệm bán hàng lâu năm sẽ dễ dàng nắm được “thóp” của bạn ngay.

Chọn các sạp hàng quen thuộc

Tuy nhiên, không khen thì cũng nên đừng chê hay đánh giá thấp thậm tệ mặt hàng đó nha. Vì các bạn sẽ dễ bị hứng chịu tác dụng ngược lại từ phía người bán đấy.

5. Nên đi ít nhất 2 người

Có thể tạo được tinh thần áp đảo và ít bị mắng khi gặp phải trục trặc trong quá trình thương thảo. Chọn đi với người lớn tuổi có kinh nhiệm cũng là một lợi thế lớn. Hoặc có thể chọn đi với cô bạn lanh lẹ, có kinh nghiệm hàng chợ nhé.

Nên đi ít nhất 2 người

Khi mua thì nên dứt khoát và nhanh gọn, tránh dong dài là dễ bị “chém giá” như chơi.

6. Tham khảo giá nhiều chỗ

Bạn có thể dạo qua một vòng khu chợ để tham khảo giá của mặt hàng cần mua ở những chỗ khác để tìm ra nơi có mức giá hợp lý nhất. Cũng là lợi thế cho việc dẫn chứng giá cho cuộc trao đổi giá cả với người bán.

Tham khảo giá nhiều chỗ

Bạn nên đứng gần lắng nghe những vị khách đến trả giá trước mà có thể đưa ra mức giá hợp lý riêng cho mình.

7. Tạo thân tình với người bán

Cư xử hòa nhã, vui tính, nên nhắm và hỏi giá vào những mặt hàng mà bạn thực sự muốn mua. Khi quý bạn, người bán có thể nhiệt tình mà sẵn sàng cho bạn mức giá đúng và hợp lý nhất.

Tạo thân tình với người bán

Tránh cầm lên và đặt xuống liên tục khiến người bán khó chịu và hờ hững với bạn đó.

8. Nắm rõ chất lượng mặt hàng

Khi phân biệt được những mặt hàng chất lượng tốt và chất lượng kém sẽ là một lợi thế lớn cho bạn khi quyết định chọn mua và đưa ra mức giá hợp lý và có tính thuyết phục cao nhất.

Nắm rõ chất lượng mặc hàng

9. Người mua mở hàng

Trong buôn bán quan niệm người mua hàng đầu tiên (mở hàng) rất quan trọng, quyết định đến vận may rủi cho việc bán hàng trong cả ngày. Nhưng nên tận dụng tốt giá trị của người mua mở hàng, người bán có thể chấp nhận nhanh gọn để lấy hên nhưng không đồng nghĩa với việc bị ép giá để bán lỗ hay việc người mua cứ mặt cả từng món hàng một đâu nhé!

Người mua mở hàng

10. Ưu thế thời tiết

Những ngày khí hậu u ám, tiết trời lạnh buốt hoặc mưa dầm kéo dài, … thì chợ thường rất vắng khách. Tâm lý người bán muốn được nhiều chừng nào thì đỡ đồng ấy nên bạn cần nắm tốt cơ hội mà tích trữ hàng cho cả nhà dùng trong nhiều ngày tới với mức giá hời nhé!

Với các cách gợi ý trả giá trên mong rằng các bạn nội trợ trẻ còn non kinh nghiệm có thể vận dụng tốt và tích lũy cho mình thêm kinh nghiệm trả giá khi đi chợ nhé. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Cooky.vn