Măng cụt là một loại trái cây phổ biến ở khí hậu nhiệt đới, rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vậy bà bầu ăn măng cụt được không và những lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe của mẹ và bé là gì?
Bà bầu ăn măng cụt được không?
Bà bầu ăn măng cụt được không? Câu trả lời là được, không những vậy, măng cụt còn mang đến cho mẹ bầu những lợi ích sức khỏe không ngờ.
Giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này giúp thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi, bảo vệ bé khỏi dị tật bẩm sinh và suy dinh dưỡng bào thai. Điều này là lý do khuyến khích phụ nữ mang thai nên ăn măng cụt.
Tuy nhiên, nếu trước đây mẹ bầu dị ứng với loại trái cây này, dù nó có lợi ích như thế nào thì mẹ cũng không nên sử dụng trong thai kỳ của mình.
Lợi ích của măng cụt đối với bà bầu
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Măng cụt rất giàu folate. Trên thực tế, 250g ruột quả có chứa 61 mcg folate – chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai, giúp ngăn ngừa 60% các dị tật bẩm sinh như: khuyết tật ống thần kinh và cột sống cho bé. Ngoài ra, măng cụt còn làm giảm khả năng trẻ sơ sinh bị sứt môi hoặc các vấn đề về vòm miệng và tim.
Giúp hình thành hệ thống xương cho bé
Măng cụt có chứa mangan – công cụ giúp củng cố hệ thống xương và hỗ trợ hình thành sụn. Mangan cũng là một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp mẹ và thai nhi chống lại việc tổn thương tế bào từ các gốc tự do có hại.
Giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh
Măng cụt chứa lượng lớn Vitamin C giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vitamin C còn kích thích sản xuất collagen, giúp da giữ được độ đàn hồi – một điều rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
Giảm nguy cơ đột quỵ
Măng cụt rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cho phụ nữ có thai. Các phát hiện trong một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng bảo vệ tim mạch của măng cụt liên quan đến hệ thống bảo vệ mô chống lại sự oxy hóa và peroxid hóa lipid.
Loại bỏ táo bón khi mang thai
Không có gì lạ khi phụ nữ mang thai bị táo bón. Tuy nhiên khi ăn măng cụt, táo bón và sự khó chịu có thể được giảm bớt do hàm lượng chất xơ phong phú của loại trái cây này, giúp nhu động ruột của mẹ bầu hoạt động trơn tru hơn.
Giảm nguy cơ mắc tiền sản giật (tăng huyết áp thai kỳ)
Măng cụt làm giảm nguy cơ mắc tiền sản giật do huyết áp cao liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống hoặc các vấn đề liên quan đến mạch máu. Các biến chứng tiền sản giật gây ra cho bà bầu có thể được giảm đáng kể khi mẹ ăn nhiều măng cụt.
Bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi bệnh ung thư
Măng cụt chứa các hợp chất Xanthones, có lợi ích chống ung thư. Những hợp chất này ngăn chặn sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể phụ nữ mang thai và thai nhi. Xanthones là chất chống oxy hóa mạnh và hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do, đây là nguyên nhân gây ra quá trình oxy hóa tế bào – tiền thân của các vấn đề y tế mãn tính.
Ổn định bệnh tiểu đường
Một trong những biện pháp tự nhiên giúp ổn định đường huyết là thêm măng cụt vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Nếu phụ nữ mang thai ăn măng cụt mỗi ngày với một liều lượng nhất định, lượng đường trong máu của mẹ sẽ dần cân bằng và giúp mẹ chống lại các tác động xấu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Điều trị bệnh UTI và một số bệnh lý khác
Lượng xanthones dồi dào trong măng cụt cũng có tác động tích cực trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh lao, chàm, sốt, lậu, tưa lưỡi, kiết lỵ, đau…
Điều chỉnh nồng độ cholesterol
Măng cụt làm giảm mức cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch của phụ nữ mang thai. Một chế độ ăn bổ sung măng cụt không chỉ khiến mức cholesterol ở phụ nữ mang thai giảm, mà mức độ Triglyceride cũng được kiểm soát giúp tim hoạt động tối ưu.
Chống lại các rối loạn tiêu hóa
Măng cụt rất hiệu quả trong việc loại bỏ loét, hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, tiêu chảy, trào ngược dạ dày – thực quản và một số rối loạn tiêu hóa khác. Hàm lượng chất xơ trong măng cụt giúp bà bầu bị các vấn đề về tiêu hóa có thể giảm bớt sự khó chịu.
Điều này sẽ mang lại sức khỏe tốt hơn cho bà bầu vì vấn đề về tiêu hóa thường ảnh hưởng đến các bộ phận khác, là đòn bẩy cho các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Chống dị ứng
Măng cụt là một loại histamine tự nhiên có thể chống lại dị ứng. Theo người dân Thái Lan, loại quả này có thể làm giảm dị ứng trong một số trường hợp. Các chất chống oxy hóa và vitamin có trong thịt và vỏ của măng cụt giúp chống lại các tác động xấu của các gốc tự do và làm giảm viêm do phản ứng dị ứng trong cơ thể.
Nếu phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng dị ứng, họ có thể dựa vào măng cụt để cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Cải thiện tình trạng thiếu máu
Măng cụt kích thích lưu lượng máu, thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ mang thai bằng cách làm giãn mạch máu, giúp cải thiện quá trình lưu thông. Điều này sẽ bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh mãn tính như cholesterol cao, đau ngực, xơ vữa động mạch và bệnh tim tắc nghẽn.
Khi lưu lượng máu đến mắt tăng lên, Vitamin C trong măng cụt sẽ bảo vệ mẹ bầu khỏi đục thủy tinh thể và cải thiện thị lực.
Bà bầu có nên ăn nhiều măng cụt không?
Mặc dù khá an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn măng cụt với một lượng nhỏ mỗi ngày (2-3 quả), không nên ăn quá nhiều vì có nguy cơ sẽ nhiễm axit lactic từ loại trái cây chua ngọt này.
Hợp chất Xanthone trong măng cụt có ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, do đó mẹ bầu nên ngừng ăn trước ngày dự sinh tối thiểu 2 tuần.
Măng cụt giúp cơ thể tăng sản xuất hồng cầu, rất có lợi cho mẹ bầu bị thiếu máu. Tuy nhiên, lọai quả này lại không tốt đối với mẹ bị đa hồng cầu. Đối với mẹ bầu mắc bệnh này, mẹ chỉ nên ăn măng cụt vài lần trong tháng để bổ sung dinh dưỡng, không nên ăn hàng ngày.
Có thể thấy, bà bầu ăn măng cụt được không còn tùy thuộc vào một số yếu tố liên quan đến cơ địa của mẹ. Phần lớn phụ nữ có thai đều có thể ăn măng cụt vì đây là một loại trái cây rất tốt cho thai kỳ.