Nhiều người khổ sở vì bị căn bệnh gout hành hạ đau liên miên, ăn uống lúc nào cũng nem nép lo sợ tái phát. Thuốc tây cơ bản không trị dứt được, nhưng không có nghĩa là vô phương.
Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể. Đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purine vốn tồn tại trong tất cả các mô của cơ thể người. Purine cũng có trong rất nhiều loại thực phẩm, ví dụ như gan, hạt đậu khô, đậu Hà Lan khô và cá cơm.
Thông thường, acid uric có thể phân giải trong máu, thông qua thận theo nước tiểu bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì acid uric có thể tích tụ lại trong máu, ví dụ:
1. Khi lượng acid uric trong cơ thể gia tăng.
2. Khi thận không thể loại bỏ đủ lượng acid uric cần loại bỏ.
3. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu purine.
Nếu hàm lượng acid uric trong máu quá cao sẽ dẫn tới hội chứng hyperuricemia (tức hội chứng tăng acid uric máu). Đa số những người mắc hội chứng hyperuricemia đều không thể phát triển thành bệnh gout. Tuy nhiên bệnh gout có thể hình thành nếu trong cơ thể có quá nhiều tinh thể acid uric.
Nếu tình trạng của bạn phù hợp với các điều kiện dưới đây, tỉ lệ mắc bệnh của bạn có thể nhiều hơn người khác:
Có người nhà bị gout
Là nam giới
Thừa cân
Uống nhiều rượu
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu purine
Vai trò chuyển hóa của enzyme thất thường làm cơ thể khó có thể phân giải purine
Có hàm lượng chì trong môi trường tiếp xúc hằng ngày
Từng cấy ghép tạng
Từng sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, cyclosporine hoặc thuốc levodopa…
Từng uống vitamin B3
Căn cứ từ những cuốn sách nổi tiếng hàng đầu về y dược như Tiểu thiên phương trị đại bệnh, Thảo dược nghiệm phương đại toàn; Bổ tửu dược tửu đại toàn, Hán phương trị bách bệnh, Nham chứng nghiệm phương đại toàn… dược sư Gia Chúng Thảo đã tổng hợp đưa ra một phương thuốc được mọi người đánh giá cao để đối phó với căn bệnh gout mà cả y học đang bó tay này. Liệu pháp mà ông đưa ra đơn giản là dùng dừa tươi kết hợp với đu đủ xanh.
Công dụng chữa bệnh của nước dừa
Nước dừa là thức uống quen thuộc không chỉ có tác dụng giải khát mà còn có giá trị chữa bệnh cao. Nước dừa được coi là một chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường sự trao đổi chất và cân bằng chuyển hóa trong cơ thể. Uống nước dừa cũng giúp loại bỏ cholesterol gây bệnh tim mạch; đồng thời kháng khuẩn, chống viêm, khử độc tố, giảm lượng acid lactic và acid uric tăng cao trong máu.
Mỗi ngày bệnh nhân chỉ cần uống từ 1 tới 3 quả dừa chỉ trong vòng 1- 2 giờ sau khi sử dụng sẽ không còn chịu những cơn đau đớn của bệnh gout. Dùng liên tục trong vòng 2 – 3 tháng các triệu chứng sẽ biến mất. Nếu không có dừa tươi có thể dùng dừa đã lột vỏ hoặc nước dừa đóng hộp.
Công dụng chữa bệnh của đu đủ xanh
Ảnh
Một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Ngoài các chất trên đu đủ xanh còn chứa 4% chất mủ nhựa màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và protease.
Theo nghiên cứu, đu đủ xanh rất giàu vitamin, kali, magiê, các enzyme và dinh dưỡng thực vật có lợi cho dạ dày và tiêu hóa, thành phần enzyme papain có trong đu đủ có đặc tính chống viêm cao. Với bệnh gout, nó rất hữu ích trong việc giảm viêm, giảm được đau.
Bài thuốc chữa gout bằng nước dừa tươi và đu đủ xanh
Đầu tiên mua một quả đu đủ xanh nhỏ, rửa sạch, không gọt vỏ, bỏ hạt.
Cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi, thêm 4 bát nước, đun sôi sau đó vặn nhỏ lửa đun thêm 2 phút nữa, tắt bếp.
Cho một thìa lá trà khô (loại nào cũng được) vào hãm, nửa tiếng sau rót nước trà ra.
Thêm vào 1 quả nước dừa tươi, nếu không có dừa tươi thì sử dụng nước dừa lon cũng được.
Đổ nước vào bình dùng thay nước trà uống cả ngày.
—
Bệnh gút nên kiêng ăn gì
Bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa chất đạm do đó nên hạn chế các thức ăn giàu đạm sau:
– Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như:
• Hải sản các loại: tôm, cua, ốc, sò, hến…
• Các loại thịt có màu đỏ như : thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
• Phủ tạng động vật như : lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…
Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn …
Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Không ăn khuya để giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan (gan là cơ quan chuyển hóa đạm, sinh acid uric).
– Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
Đạm động vật nói chung như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…, Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
Đạm thực vật: đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
Các chế phẩm từ đậu nành như : đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ…
Giảm các thực phẩm giàu chất béo như : mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.
Bệnh gút nên hạn chế thức ăn giàu đạm
– Về đồ uống:
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : rượu, bia, cơm rượu,…
Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Giảm các đồ uống có vị chua như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.
Dưới đây là một số thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:
– Thức ăn có lợi:
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
– Đồ uống có lợi:
Một điều quan trọng nhất là Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không uống nướcbuổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng sức khỏe.
Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acit uric máu. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acit uric. Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.
Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng.
Nguồn: Tổng Hợp