Sủi cảo hay còn gọi là bánh chẻo được coi là một phần trong nền văn hóa của Trung Hoa. Đây còn là món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Về cơ bản, món ăn này gồm có ba thành phần chính là sủi cảo, cải ngọt và nước dùng. Thoạt nhìn qua, sủi cảo không khác gì hoành thánh khi nó cũng được làm từ nhân thịt, rau cải, hành lá và được bọc lại bằng một lớp vỏ bánh mỏng bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu hoành thánh thường là món ăn bình dân thì sủi cảo là món ăn cao cấp hơn. Tuy nhiên, khi du nhập vào Việt Nam, món ăn này đã được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau nhằm giúp món ăn trở nên hấp dẫn và phù hợp với khẩu vị của người Việt.
1. Sủi cảo hấp
Nguyên liệu:
– Thịt nạc xay
– Lá cải thảo non
– Muối, xì dầu
– Dầu vừng
– Hành lá, rau mùi, gừng, tiêu
– Trứng gà
– Vỏ bánh sủi cảo
Cách làm:
1: Lá cải thảo mua về bạn tách phần lá non ra, rửa sạch với nước. Tiếp đó, thái nhỏ lá cải thảo thành từng sợi nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng tầm 5-10 phút để đảm bảo vệ sinh.
2: Sau 5-10 phút thì vớt lá cải thảo ra, dùng tay nhẹ nhàng vắt hết nước còn đọng lại trong lá cải thảo.
3: Lấy một tô to, cho vào đó lá cải thảo đã thái, thịt nạc xay, trứng gà, hành lá, rau mùi, gừng, tiêu, muối vào rồi trộn thật đều.
4: Tiếp theo, bạn lấy ra một vỏ bánh sủi cảo, cho vào đó một muỗng nhân ở bước 2 (nhớ cho vừa phải kẻo nhân to quá sẽ bị lòi ra ngoài nhé).
5: Sau khi bỏ nhân vào bạn gập hai đầu bánh lại, thấm một ít nước và bóp để hai mí bánh dính chặt lại. Lưu ý là làm thật chặt kẻo khi nấu bánh bị bung ra mất ngon.
6: Cuối cùng là dúm một đường ở giữa bánh, thế là bước chuẩn bị cho chiếc bánh sủi cảo đã hoàn thành rồi.
7: Bước cuối cùng là xếp bánh vào chõ hấp hoặc cho vào chảo đổ thêm 3 muỗm canh nước rồi đun cho đến khi cạn nước.
Đối với bánh mới làm thì chỉ cần hấp từ 3-5 phút, còn với bánh vừa lấy ra từ tủ lạnh thì hấp lâu hơn từ 5-10 phút, chờ bánh nguội lại một chút là có thể thưởng thức liền.
Lưu ý: Bạn có thể ăn sủi cảo với nước tương hoặc kết hợp với tương ớt cũng rất ngon đó, ngoài ra, trong những bữa ăn gia đình, những buổi dã ngoại bạn cũng có thể làm món sủi cảo và cùng mọi người thưởng thức. Sủi cảo thích hợp ăn nóng nên sau khi làm xong tranh thủ ăn ngay và luôn nhé!
2. Sủi cảo chiên giòn
Nguyên liệu:
-Thịt heo nạc
-Hành lá
-Bắp cải (hoặc rau xà lách)
-Hành tây Hẹ
– Gia vị: nước tương, dầu mè, tiêu, tỏi băm, gừng, đường, rượu.
– Bột làm bánh sủi cảo : Bột mỳ + Nước +Muối
Cách làm:
1: Đầu tiên bạn hãy mài gừng để lấy nước, hành tây bạn xắt hạt lựu, hành lá, bắp cải và hẹ bạn cũng xắt nhỏ.
2: Thịt heo nạc bạn băm nhỏ rồi nhồi cho đều sau đó ướp gia vị: cho nước tương, đường, bột, dầu mè, nước cốt gừng, tỏi và một ít rượu vào và nhồi tiếp. Xong bạn cho hành lá, hẹ, hành tây, bắp cải vào trộn đều và để khoảng 10 phút.
3: Làm vỏ bánh sủi cảo.Cho muối vào bột mỳ, trộn đều, vừa trộn, vừa thêm chút nước, không nên cho nhiều nước quá. Đến khi bột quánh, vo lại thành khối tròn, thêm bột làm bánh sủi cảo và để chừng 30 phút. Bạn lấy một miếng vỏ bánh sủi cảo và cho nhân vào giữa vừa đủ rồi thoa nhẹ chút nước theo rìa bánh để vỏ bánh dễ dính vào nhau.
4: Gói lại rồi nhúng những nếp đều nhau ở một phần vỏ bánh cho đến khi hết. Sau đó bạn xếp bánh ra khay có rắc sẵn bột áo để bánh khỏi dính vào nhau.
5: Bây giờ là công đoạn chiên bánh, bạn cho một ít dầu ăn vào chảo chống dính rồi xếp bánh vào. Sau đó bạn đổ nước ngập khoảng 0,5 cm và đậy nắp lại. Chờ nước sôi khoảng 6 phút. Khi nước đã cạn bạn rưới 1 muỗng dầu mè dọc theo 2 hàng bánh. Đậy nắp cho bánh rám vàng phía dưới là được. Bánh vàng bạn hãy cho ra đĩa vậy là đã hoàn thành rồi.
Bây giờ bạn chỉ việc pha giấm với nước tương thêm chút dầu mè khuấy đều là đã có một chén nước chấm để thưởng thức món sủi cảo thơm ngon, giòn giòn này rồi.
3. Sủi cảo nhân thịt
Nguyên liệu:
Nguyên liệu làm vỏ: (làm được khoảng 20 cái)
– 150g bột mỳ rây mịn
– 1 bát nước lạnh
– 1 ít muối tinh
Nguyên liệu làm nhân:
– Thịt lợn xay
– Bắp cải
– Hành lá thái nhỏ
– Hành khô, gừng, tỏi đập dập
– Hạt tiêu xay nhỏ, xì dầu, dấm
– Bạn có thể điều chỉnh khối lượng nguyên liệu, cân đối rau và thịt tùy vào sở thích của gia đình.
Cách làm:
1: Cách làm vỏ:
– Trộn bột mỳ với muối, rồi đổ từ từ nước vào bột.
– Nhào bột thành khối mịn và nhuyễn. Chú ý, bạn không nên cho nhiều nước mà nên nhào đều tay để bột nhão.
– Ủ bột khoảng 30 phút.
– Chia bột thành từng miếng nhỏ đều nhau, cán mỏng.
– Kinh nghiệm là bạn nên dùng miệng bát ăn cơm úp lên miếng bột đã cán, rồi dùng dao cắt theo miệng bát.
2: Cách làm nhân:
– Trộn thịt xay, rau cải, hành lá, hành khô, gừng, tỏi đập dập với nhau.
– Nêm nếm các gia vị còn lại cho vừa ăn.
3: Thành phẩm:
– Đặt một ít nhân vào chính giữa vỏ, gập đôi lại để 2 mép vỏ dính chặt vào nhau.
– Khi gói bạn nên bôi nước lên viền vỏ để tăng độ dính và tạo hình theo ý thích.
– Đun sôi nước, cho sủi cảo vào luộc nhỏ lửa.
– Thời gian luộc khoảng 10 – 20 phút tùy thuộc nhân ít hoặc nhiều. Bạn chú ý canh lửa để luộc không bị nát vỏ.
– Khi sủi cảo chín, sẽ nổi lên.
4: Pha nước chấm:
– Trộn xì dầu, dấm và gừng băm nhỏ.
– Nếu muốn bạn có thể ăn sủi cảo cùng với nước luộc. Nêm nếm gia vị và hành lá vào nước luộc rồi thả sủi cảo vào ăn cùng.
4. Sủi cảo chay
Nguyên liệu:
+ Há cảo: 10 lá
+ Cà rốt: 1 củ
+ Trứng gà: 1 quả
+ Phù trúc: 1 lá
+ Khoai môn: ¼ củ hoặc khoai sọ: 1 củ
+ Ngô bào sẵn
+ Hành lá
+ Gia vị cần dùng: Muối + hạt nêm + bột ngô
+ Nguyên liệu pha nước chấm: Xì dầu + giấm đỏ + tương ớt + đường
Cách làm:
1: Bạn gọt vỏ khoai môn và cà rốt, sau đó rửa sạch, thái hai nguyên liệu này thành hạt lựu.
2: Phù trúc bạn ngâm cho nở mềm rồi vớt ra rổ để ráo nước, sau đó thái với kích thước bằng với kích thước của cà rốt và khoai môn.
3: Rửa sạch hành lá rồi luộc chín, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
4: Làm nhân sủi cảo: Cho phù trúc + ngô + khoai môn + cà rốt + trứng gà + 1 thìa cafe muối nhỏ + ½ thìa cafe hạt nêm + bột ngô, trộn đều nguyên liệu cho đến khi tạo thành độ kết dính tương đối.
5: Gói sủi cảo: Trải lá há cảo vào lòng bàn tay rồi cho nhân vào giữa, dùng đầu ngón tay túm lại.
Dùng cọng hành cột lại, cứ lần lượt như thế cho đến khi hết nguyên liệu.
6: Bạn cho nước vào nồi hấp, đun sôi nước rồi xếp há cảo vào nồi, há cảo chay bạn chỉ cần hấp từ 10-15 phút thôi nhé.
Bước 7: Cách làm nước tương ăn sủi cảo: Cho xì dầu + đường + ít giấm đỏ + tương ớt vào bát rồi khuấy đều.
Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng bạn đã có bát nước chấm ăn với há cảo chay chuẩn nhất rồi, với những món hấp vốn đã nhạt thì nước chấm chiếm vị trí rất quan trọng để tăng độ ngon của món ăn đó.
5. Sủi cảo tôm thịt
Nguyên liệu:
– 200g bột há cảo (có thể thay bằng 100g bột năng trộn với 100g bột gạo)
– Một nhúm muối
– 400g tôm tươi
– 50g thịt xay
– 2 củ cà rốt
– Gừng, tiêu, hành lá
Cách làm:
1: Đầu tiên, bạn cho 180g bột vào 1 tô lớn, thêm muối vào rồi đổ từng chút nước vào, trong lúc đổ lấy đũa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp bắt đầu quánh lại.
2: Khi bột đã quyện thành hỗn hợp dính, bạn phủ khăn ẩm lên trên tô rồi ủ trong khoảng 5′.
3: Bột khi ủ xong sẽ rắn hơn, bạn rắc tiếp 20g bột còn lại vào rồi nhào đến khi bột thật mịn và ráo.
4: Để làm phần nhân, bạn bóc vỏ tôm ra rồi giã nhuyễn. Xắt nhỏ 1 củ cà rốt thành miếng hạt lựu, băm nhuyễn gừng và hành lá.
5: Cho tôm, thịt, gừng và hành lá vào rồi trộn đều lên.
6: Thêm cà rốt và hành lá vào rồi trộn đều.
7: Lăn bột thành miếng dài, sau đó cắt thành từng viên bé bằng khoảng 4 đốt tay.
8: Dùng cây cán bột cán miếng bột thật mỏng và tròn.
9: Cho 1 thìa nhân vào giữa miếng bột rồi gấp đôi lại, miết đều ở phần miệng để bột dính vào nhau.
10: Cắt củ cà rốt còn lại thành từng khoanh mỏng, xếp vào xửng hấp rồi đặt há cảo lên trên.
11: Hấp há cảo trong khoảng 6 phút, đến khi phần vỏ trong đều là được.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành xong 5 món sủi cảo ngon rồi. Chúc các bạn thành công với những công thức mà nấu ăn không khó chia sẻ nhé. ?