Trong tỏi có nhiều chất rất có lợi cho sức khỏe. Việc sử dụng rượu tỏi giúp tăng cường đề kháng cũng như chữa được một số bệnh. Vậy cách ngâm rượu tỏi như thế nào và công dụng của loại rượu này đối với sức khỏe ra sao. Cùng tìm hiểu nhé.
1Cách ngâm và sử dụng rượu tỏi
Nguyên liệu:
– Tỏi: 300 gr (Ngoài tỏi Lý Sơn, tỏi đen, bạn có thể dùng các loại tỏi thông thường để ngâm rượu)
– Rượu gạo (loại 40 – 42 độ): 600 ml
– Chum sành hoặc hũ/chai thủy tinh sạch
Cách sơ chế như sau:
– Tỏi mua về rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, bạn bóc vỏ và xắt lát mỏng. Sở dĩ như vậy vì tỏi khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao.
– Bạn xếp tỏi vào chum sành hoặc hũ sạch (loại có nắp đậy). Tiếp theo, bạn cho rượu gạo vào sao cho đúng theo tỉ lệ 1 phần tỏi ngâm cùng 2 phần rượu. Tức là 300 gr tỏi ngâm cùng 600 ml rượu gạo.
– Sau khi đã đổ rượu vào ngâm, bạn đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 25 độ C). Thời gian ngâm rượu là 2 tuần. Sau khi ngâm đủ thời gian trên thì bạn mới lấy rượu đã ngâm ra dùng.
Cách bảo quản:
– Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phồng khoảng dưới 25 độ C.
– Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
– Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.
Bạn phải dùng loại rượu gạo có nồng độ từ 40 độ đến 42 độ nhé. Không nên dùng loại có nồng độ cao hơn hay thấp hơn yêu cầu thì rượu tỏi sau khi ngâm mới có chất lượng tốt và mới có hiệu quả chữa bệnh cao.
Đối với cách sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh đau nhức, viêm khớp và bệnh về hô hấp, bạn cũng cần có những lưu ý sau. Thứ nhất là không được uống quá nhiều, sẽ gây tác dụng phụ. Bạn chỉ uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chỉ uống khoảng 20 giọt trước khi ăn cơm trưa và cơm tối. Thứ hai, bạn cần ngâm đủ 14 ngày thì mới được sử dụng rượu nhé. Vì lúc này, rượu ngâm từ tỏi mới phát huy hết công dụng.
Trong trường hợp bạn dùng rượu tỏi để chữa bệnh huyết áp, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trước và sau khi uống rượu. Sau khoảng 2 tuần uống rượu tỏi theo liều lượng như đã hướng dẫn, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và tham vấn cụ thể từ bác sĩ để biết chính xác tình trạng huyết áp của mình.
2Công dụng của rượu tỏi
Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.
Đặc biệt, rượu tỏi đã được chứng minh có thể chữa được 4 nhóm bệnh thông thường nhiều người mắc là:
- Rượu tỏi giúp chữa bệnh về xương khớp
Trong tỏi chứa chất chống oxy hóa, có công dụng giảm đau và ngăn chặn phản ứng viêm trong cơ thể. Do đó, uống rượu tỏi có thể giúp chữa các bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, vôi hóa khớp và nhức mỏi xương khớp.
- Chữa bệnh về đường hô hấp
Do có tính sát trùng nên rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất hiệu quả. Bằng cách dùng rượu để súc miệng hoặc uống một ngụm nhỏ, cổ họng sẽ được làm sạch nhanh chóng. Chính vì thế, tình trạng viêm họng sẽ được thuyên giảm.
- Chữa bệnh về tim mạch
Rượu tỏi có tác dụng điều chỉnh huyết áp và giúp ích cho quá trình điều trị xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, đối với trường hợp dùng rượu tỏi để điều trị huyết áp trong thời gian dài phải linh động trong việc thay đổi liều lượng. Bởi vì, tỏi có tính nóng nên người dùng cần giảm liều và phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ để duy trì hiệu quả điều trị.
- Uống rượu tỏi giúp chữa bệnh về tiêu hóa
Việc uống rượu tỏi mỗi ngày có thể chữa được các chứng ợ chua, khó tiêu và viêm loét dạ dày. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.
Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người.
Ngoài ra, dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động.
Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: dienmayxanh.com