Đến thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) hỏi chợ “chồm hổm” ai cũng biết. Bởi đây là khu chợ độc đáo bậc nhất vùng sông nước Nam bộ.
Thông thường, chợ có hơn 100 người bán, cộng thêm số lượng người mua khá đông tạo nên không khí náo nhiệt. Chợ chồm hổm phản ánh nét sinh hoạt văn hóa đặt trưng của người miền Tây, người bán, người mua đều ngồi sát mặt đất, được kê một cái ghế lùn, hoặc ngồi chồm hổm trên mặt đất.
Chợ “chồm hổm” Vị Thanh còn có tên gọi là chợ đồng, vì phần lớn hàng hóa bán tại chợ là các sản vật có sẵn ở thôn quê hoặc do chính những người nông dân trồng được. Chợ rộng khoảng 700 m2, người buôn bán chợ này không phải là tiểu thương, phần lớn họ là những nông dân chính hiệu.
Người thôn quê chuẩn bị dọn hàng ra chợ để bán khoảng 1 giờ sáng, bán đến khoảng 10 giờ trưa thì tan chợ
Chiếc đèn điện chiếu sáng gọn gàng thế này là bạn đồng hành của những người thôn quê. Nó sẽ thắp sáng những sản vật của họ trong đêm tối, để người mua hàng nhận biết
Theo nhiều người, chợ “chồm hổm” Vị Thanh có từ 8 năm nay, phục vụ nhu cầu mua bán các sản vật, rau, củ, quả, các loại cá của miền Tây
Bà Đặng Thị Tơ bán hàng tại chợ này từ khi chợ mới hình thành. Bà bán các loại vật dụng tự đan bằng tre, trúc
Một rổ me tươi được bày bán
Nhiều loại cá đặc trưng của miền Tây được bày bán, giá cả được nhiều người mua đánh giá là rất vừa phải, đặc biệt phù hợp với túi tiền của người lao động
Bông điên điển là một sản vật đặc trưng của miền Tây, gắn với mùa nước nổi được bày bán tại chợ. Tuy nhiên, do năm nay, nước lũ về trễ hơn so với các năm trước, nên bông điên điển của người thôn quê có được là khá ít ỏi
Người bán người mua đều rất thân thiện, vui vẻ, cởi mở. Họ cùng nhau chia sẻ về những món đồ mà mình bày bán
Một người phụ nữ tranh thủ ăn nhanh trong lúc vắng khách
Nhiều người bán hàng có ruộng rẫy, tự trồng được các loại rau trái, hoa màu rồi mang đi bán. Có nhiều người trước đây từng là nông dân, nhưng sau khi có khu chợ này, họ bỏ hẳn nghề làm ruộng, chuyển sang bán hàng tại đây.
Người lao động, những bà nội trợ dân dã thường chọn khu chợ này là điểm để mua sắm, chuẩn bị cho bữa ăn hàng ngày của gia đình
Một người phụ nữ đếm lại số tiền bán được sau khi kết thúc buổi chợ. Thường sau mỗi buổi bán hàng, người bán thu lãi khoảng 100.000 đồng. Đối với vùng quê, số tiền này cũng là tạm ổn, bởi thời gian còn lại trong ngày, người bán có thời gian làm việc nhà, làm ruộng hoặc một số công việc khác để tăng thu nhập
Một người phụ nữ lớn tuổi kết thúc buổi bán hàng mệt nhoài. Bà đứng lên và chuẩn bị thu dọn đồ đạc ra về