Dù ho nặng đến đâu cũng sẽ khỏi chỉ sau 1 đêm với 2 phương pháp này

0
1813

Khi dùng thảo dược trị ho, người ta hay dùng tỏi, hành mà ít khi để ý đến gừng. Tuy nhiên, trong dân gian, gừng cũng được coi là vị thuốc chữa ho rất hiệu quả.

1. Chữa ho bằng Gừng

 

Khi dùng thảo dược để trị ho, người ta hay dùng tỏi, hành mà ít khi để ý đến vị thuốc quen thuộc còn lại, đó chính là gừng. Tuy nhiên, trong dân gian, gừng cũng được coi là vị thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Trong các tài liệu cổ, gừng tươi (khi làm thuốc được gọi là sinh khương) có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.

Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh…

Riêng về tác dụng trị ho, lương y Vũ Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Từ lâu dân gian đã dùng gừng như một vị thuốc ít tiền và hữu hiệu trong chữa trị các triệu chứng ho thông thường do thời tiết.

Nếu ho do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng nước sắc gừng với vỏ cam (hoặc quýt) và một ít vỏ quế để uống. Còn ho lâu không khỏi có thể dùng nước sắc gừng pha với mật ong để dùng”.

Các bài thuốc dùng gừng để trị ho rất đơn giản như sau:

– Dùng 1 củ gừng xắt thành lát mỏng ngâm với 200ml mật ong cất vào nơi mát mẻ để dành khi cần dùng. Mỗi khi ho chỉ cần lấy vài miếng gừng ngâm vào 1 tách nước nóng là đã có 1 ly nước trị ho rất hiệu quả.

– Lấy 200g muối thô và 100g gừng thái sợi, đem hỗn hợp này rang lên cho nóng rồi buộc vào 1 chiếc khăn.

Dùng gói này chườm qua lại ở vùng rốn ở độ nóng mà cơ thể có thể chịu được trong khoảng 3 – 5 phút, chườm 2 bên sườn mỗi bên 5 phút. Mỗi ngày chỉ cần làm 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi ho.

2. Chữa ho do nhiễm lạnh bằng cách bấm huyệt

Y học cổ truyền có 1 cách chữa ho do nhiễm lạnh rất đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, hơn nữa lại không phải dùng thuốc để điều trị, đó là cách làm ấm huyệt Dũng tuyền.

Tác dụng của huyệt Dũng tuyền trong trị ho do nhiễm lạnh

Huyệt Dũng tuyền là một huyệt nằm ở vị trí lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ 2 đến bờ sau của gót chân.

Huyệt Dũng tuyền.

Đông y coi huyệt Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.

Đây là 1 huyệt khá quan trọng, có liên quan đến toàn thân. Khi tác động làm nóng huyệt này sẽ có tác dụng tạo hiệu ứng giáng khí, lưu thông khí huyết, đưa phần nóng từ phía trên xuống dưới bàn chân.

Trong Đông y, việc ho do nhiễm lạnh được tạo ra bởi chứng khí nghịch. Khi làm ấm huyệt Dũng tuyền chính là cách đối trị chứng khí nghịch, vì thế mà triệt tiêu được nguyên nhân của những cơn ho dai dẳng.

Cách làm ấm huyệt Dũng tuyền trị ho do lạnh

– Chuẩn bị 1 lọ dầu nóng như dầu cù là, dầu khuynh diệp, dầu tràm…

– Trước khi đi ngủ ngâm chân với nước ấm, sau đó lau khô.

– Bôi dầu nóng vào huyệt Dũng tuyền.

– Dùng ngón tay day huyệt Dũng tuyền, mỗi bên 15 phút, luân phiên mỗi bên như vậy 3 lần.

– Đi tất vào và đi ngủ.

Hiệu quả bất ngờ

Lương y Lộc Thị Quốc trong cuốn Tạp chí Cây thuốc quý số 254 trang 29 gọi cách chữa ho này là một “phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu”.

Theo lương y Lộc Thị Quốc: “Nhiều trường hợp có thể thấy ngay hiệu quả sau đêm đầu tiên. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em, kể cả trẻ em mới vài tháng tuổi”.

Cũng theo lương y Quốc, cách day bấm huyệt Dũng tuyền 15 phút mỗi bên bàn chân, thực hiện luân phiên 3 lần mỗi chân có thể làm khỏi ngay đến 80%, tuy nhiên không nên day quá nhiều sẽ dẫn đến hiệu quả ngược.

Nếu vẫn còn ho thì buổi trưa làm 1 lần, buổi tối làm 1 lần nữa trước khi đi ngủ. Cứ kiên trì như vậy thì không cần dùng thuốc ho hay kháng sinh gì cả.

Lưu ý khi áp dụng

Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, phụ trách phòng khám Đông y, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cách trị ho bằng huyệt dũng tuyền chỉ hiệu quả đối với các chứng ho do nhiễm lạnh.

Khi áp dụng với trẻ em, cần phải khám để loại trừ khả năng viêm nhiễm trước khi áp dụng bởi nếu trẻ bị ho do viêm nhiễm sẽ có những biến chứng rất nhanh gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Hơn nữa, nếu trẻ ho do viêm nhiễm, áp dụng cách kích hoạt huyệt Dũng tuyền sẽ không có tác dụng.

Nhiều người lo lắng khó chịu khi bị ho kéo dài có khi cả tháng không dứt. Ho là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm họng, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi… hoặc do ô nhiễm môi trường, do tâm lý. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, nhiều gia đình thường sử dụng điều hòa, do sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài khiến dễ bị cảm lạnh gây ho. Ngoài dùng thuốc, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thanh nhiệt nhuận phổi để giúp nhanh khỏi ho.

Nước lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

Nước hoa cúc vạn thọ: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

Nước đu đủ: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

Nước mía, húng chanh hấp: mía xanh 30g, lá húng chanh 30g. Mía xanh đem nướng cho vàng vỏ, ép lấy nước, cho vào bát cùng lá húng chanh đã rửa sạch thái nhỏ đem hấp cách thủy, lá húng chanh chín vắt lấy nước bỏ bã. Uống ngày 4 – 5 lần, uống liền 3 ngày.

Chim sẻ hấp: chim sẻ 1 con, lá chanh 10g, đường phèn 10g. Lá chanh rửa sạch giã nhỏ, chim sẻ làm sạch bỏ nội tạng, nhồi đường phèn, lá chanh vào bụng chim khâu chín hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 – 2 lần, cần ăn liền 3 ngày.

Ếch hấp: ếch to 1 con, nghệ 5g, gừng 2g, đường phèn 20g. Ếch làm thịt bỏ da, nội tạng, bàn chân, đầu (từ mắt trở lên). Nghệ, gừng rửa sạch giã nhỏ cùng đường phèn cho vào bụng ếch, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày.

Món ăn, nước uống cho người bị ho kéo dài 1
 Trứng hấp lá hẹ, món ăn rất thích hợp với người bị ho kéo dài.

Trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

Cháo tía tô: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

Cháo tỏi: tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

Cháo kê: kê hạt 50g, lá hẹ 10g, lá húng chanh 5g, củ cải 30g, đường phèn 20g. Kê xát vỏ xay thành bột, lá hẹ, lá húng chanh, củ cải rửa sạch, giã nhỏ, cho nước vào lọc lấy nước thuốc, cho bột kê vào quấy đều nấu cháo, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào, đường tan hết là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào  buổi sáng, cần ăn liền 3 ngày.

Lưu ý: Khi bị ho cần được ăn các chất dễ tiêu hóa như cháo, mỳ, thịt nạc băm nhỏ, ăn nhiều rau xanh, quả tươi, các loại đậu, củ cải, mướp… và uống nhiều nước giúp giải nhiệt và nhuận phổi như nước củ cải, nước ép lê, táo, cam chanh, đu đủ, ngó sen,… Kiêng thức ăn tanh như cá biển, tôm, cua, trai, ốc, hến và chất cay nóng ớt, tỏi, hạt tiêu, cà phê…  

Lương y Thái Hòe