Gừng ngâm giấm trị dứt trào ngược dạ dày, hiệu quả sau 3 ngày, ai cũng làm được

0
2181

Trào ngược dạ dày là chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Bài thuốc gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả, đã được nhiều bệnh nhân áp dụng thành công.

Mẹ em bị dạ dày mấy năm nay, chữa tưởng dứt rồi mà thời gian sau lại tái dù cũng kiêng cữ dữ lắm. Dạo gần đây còn trở bệnh thêm chứng trào ngược dạ dày nữa. Biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm, có thể gây viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm phổi do dịch acid bị hít vào đường thở, nặng hơn còn gây loét hoặc ung thư thực quản nên em lo lắm.Kết quả hình ảnh cho gừng ngâm giấm

 

Bữa trước qua nhà chị bạn chơi có kể chuyện, chị ấy liền mách cho bài thuốc gừng ngâm giấm trị bệnh trào ngược dạ dày hay lắm. Em về làm ngay cho mẹ vì đơn giản quá, làm 30 phút là xong một lọ dùng cho cả tháng rồi.

Làm hôm trước hôm sau dùng được luôn, mẹ em uống theo đúng liều lượng, sau 3 ngày thì dứt triệu chứng trào ngược, uống thêm 1 tuần thì thấy người khoan khoái hẳn. Mẹ em mừng lắm vì tìm được bài thuốc hay chữa khỏi căn bệnh hành hạ mẹ bao năm.

Mẹ nào bị hoặc có người thân bị thì thử ngay xem sao nhé, bài thuốc lành tính mà làm nhanh, tiện lắm ạ.

1. Cách làm gừng ngâm giấm

Chuẩn bị nguyên liệu:

– Gừng tươi: 1/2 kg

– Giấm (tốt nhất là giấm táo): 250ml

– Đường trắng: 50 – 100g

– Lọ thủy tinh sạch

Gừng ngâm giấm làm rất đơn giản nhưng có thể chữa dứt trào ngược dạ dày chỉ sau 3 ngày (Ảnh minh họa)

Cách làm:

– Gừng khi mua về, rửa sạch, cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng, ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi để ráo.

– Cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp, thêm đường sao cho có vị chua chua ngọt ngọt. Sau đó để nước giấm nguội.

– Cuối cùng, cho gừng vào lọ thủy tinh sạch, đổ nước giấm đã nguội vào, đậy nắp kín. Để lọ gừng ngâm giấm ở nơi thoáng mát, sau một ngày là bạn có thể dùng được.

Ngoài công dụng chữa trào ngược dạ dày, thường xuyên dùng gừng ngâm giấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, có thể làm mới và sản sinh các tế bào.

2. Công dụng của gừng ngâm giấm với chứng trào ngược dạ dày

Trong Đông y, gừng được xem là một vị thuốc có thể chữa được nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm khớp, giảm đau dạ dày và tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc này được đánh giá là phát huy được tối đa tác dụng của củ gừng nhờ những phản ứng hóa học sinh ra trong quá trình ngâm giấm vì vừa có tác dụng hỗ trợ chức năng của dạ dày, vừa làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, trào ngược thức ăn lên thực quản.

Những người bị trào ngược dạ dày chỉ cần dùng gừng ngâm giấm trong 3 ngày liên tục sẽ cải thiện được tình trạng bệnh vô cùng hữu hiệu.

Ngoài ra, gừng ngâm giấm rất tốt cho sức khỏe của bạn, giúp giảm cân, ngăn rụng tóc, chữa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp…

3. Lưu ý khi sử dụng gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày

Cách tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng, cùng bữa ăn sáng. Khi đó, dạ dày đang làm việc thì máu sẽ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng tốc tuần hoàn máu, có thể làm mới và sản sinh các tế bào.

Đặc biệt, với đấng mày râu, gừng ngâm giấm còn là liều thuốc tự nhiên tăng cường thể lực, tráng dương…

Sau 3 ngày liên tục ăn có thể thấy không còn bị trào ngược dạ dày, thậm chí không đau bao tử.

Nếu ăn khoảng 20ml giấm đã ngâm còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, giảm mỡ máu. Kiến nghị người bị mỡ máu cao, huyết áp cao nên sử dụng món này.

Ăn gừng ngâm dấm hay một thìa con nước giấm còn có tác dụng tiêu mỡ, đốt sạch chất béo, lọc và đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, còn tốt cho gan, ngăn triệu chứng rụng tóc, nhất là khi thời tiết đang giao mùa.

Chú ý: Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc vì tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người đều khác nhau.

Công dụng của gừng:

Gừng là thân rễ (củ) của cây gừng, gừng còn gọi là khương, sinh khương, can khương. Sinh khương là thân rễ (củ) tươi của cây gừng, can khương là thân rễ (củ) khô của cây gừng.

Gừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc. Gừng được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn rất thông dụng của người Việt, đồng thời còn có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến bệnh đường tiêu hoá, cảm lạnh…

Gừng giúp cho tiêu hoá được tốt hơn

– Trong gừng tươi có Enzym phân huỷ rất mạnh các protein thành các amino acid làm cho thức ăn dễ được tiêu hoá và loại bỏ các chuỗi peptid lạ nên chống được dị ứng thức ăn. Gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi, chống nôn và tiêu chảy. Trong thí nghiệm trên chuột, gừng còn có tác dụng ức chế việc hình thành Histamin (chất gây dị ứng và gây loét dạ dày tá tràng). Ngày xưa nhân dân đã ứng dụng tính chất chống nôn, giải dị ứng, kích thích tiêu hoá để sử dụng trong chế biến thức ăn , đồ ăn có tính hàn được ăn với gừng như cua, ốc, thịt vịt…

 

– Sau bữa ăn với đồ ăn có tính hàn (cá, ốc..) mà đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy thì dùng một củ gừng to bằng ngón tay cái (6 – 10g) sắc uống hoặc gia nhỏ pha lấy 30ml nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi để uống có tác dụng giảm đau bụng, giảm nôn, cầm tiêu chảy.

– Khi bị lạnh mà đau bụng, tiêu chảy, mệt lả, nôn mửa thì dùng 3 – 6 gam can khương tán nhỏ hoà với nước ấm để uống.

Gừng có tác dụng điều hoà thân nhiệt

– Khi lạnh sử dụng gừng có tác dụng làm cho cơ thể ấm lên là do gừng có tác dụng kích thích trung tâm vận mạch, làm cường tim cho nên chống được lạnh.

– Mặt khác gừng lại làm dãn mạch, tăng tiết mồ hôi, cho nên khi bị sốt dùng gừng thì hạ được nhiệt. Ứng dụng đặc tính này của gừng là để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: gừng sống khoảng 50 gam, giả nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi có tác dụng giải cảm, chữa cảm cúm.

Một số tác dụng khác của gừng

– Chữa bệnh đau nửa đầu: dùng 500 – 600mg can khương (gừng khô) hoà với nước uống lúc lên cơn đau, lặp lại mỗi 4 giờ một lần. Thấy tác dụng giảm đau sau 30 phút uống thuốc. Liệu trình sử dụng 4 ngày liên tục, sau đó sử dụng gừng tươi để ăn hàng ngày. Khi sử dụng điều trị đau nửa đầu như trên thấy cơn đau đầu nhẹ hơn, tần xuất thưa hơn.

– Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm: trong gừng có chất chống ôxy hoá, ức chế hình thành các chất gây viêm (Protaglandin): một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học trên thế giới cho kết quả: 75% người đau xương khớp và 100% người đau cơ được giảm đau và giảm sưng khi sử dụng gừng khô với liều 500mg – 1000mg trong vòng từ 3 tháng đến 30 tháng. Một nghiên cứu khác cho thấy: những người bị viêm khớp dạng thấp ít đáp ứng với nhiều loại thuốc khác nhưng khi dùng mỗi ngày 5gam gừng tươi hoặc 1gam gừng khô thì bệnh có chuyển biến rõ rệt: giảm đau, giảm sưng, cải thiện được độ hoạt động của khớp, giảm cứng khớp buổi sáng.

Tóm lại gừng là một vị thuốc, một thứ gia vị thông dụng trong mỗi gia đình người Việt, chúng ta biết được tác dụng của củ gừng sẽ tốt trong chế biến thức ăn để làm giảm tính hàn của một số đồ ăn, hạn chế được vấn đề dị ứng thức ăn; có thể điều trị ban đầu một số chứng bệnh thông thường như tiêu chảy, đau bụng lạnh, cảm sốt, nôn ói.., tuy nhiên một số trường hợp như đau bụng do nhiệt, trong ngoài đều nhiệt thì không được sử dụng gừng.