Vào mùa hè nhất là những ngày nắng nóng cao độ, cơ thể mệt mỏi do mất nước ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là làn da của phụ nữ. Nếu phải làm việc ngoài trời nhiều, bạn càng cần lưu ý các giải pháp chống nóng để cân bằng thân nhiệt. Dưới đây là 5 món nước uống giúp làm mát cơ thể rất hiệu quả, bạn hay bổ sung ngay vào thực đơn.
1. Sâm bí đao giải nhiệt
Nước sâm bí đao với màu sắc nau sậm, nước mát, hương dễ chịu và thơm mùi lá dứa. Đây là thức uống giải nhiệt rất được ưa chuộng và rất dễ chế biến.
Nguyên liệu nấu Sâm bí đao giải nhiệt
- 1kg bí đao
- 45g lá dứa
- 10g thục địa
- 15g đường phèn; 1/3 muỗng cà phê muối
Dùng cho 3 người
Cách nấu Sâm bí đao giải nhiệt:
Bước 1: Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn.
Bước 2: Cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào.
Bước 3: Khi bí đã chín rục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được.
Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.
Vậy là đã hoàn thành nước sâm bí đao mát mát rồi. Để nước sâm được ngon và giữ được lâu hơn, bạn nên cho vào chai và để tủ lạnh khoảng 3 đến 4 giờ rồi hẵng lấy ra dùng sẽ ngon hơn.
2. Sâm bông cúc nhãn nhục
Sâm bông cúc nhãn nhục với hương thơm đặc trưng của bông cúc khô được nấu kỹ với phần nhãn nhục kèm nấu nước với đường phèn, ngọt tự nhiên kích thích vị giác, thanh mát cơ thể. Có thể dùng nóng hoặc thêm đá viên tùy thích.
Nguyên liệu nấu sâm bông cúc nhãn nhục:
- 150g bông cúc khô
- 100g long nhãn khô (nhãn nhục khô)
- 150g đường phèn
Dùng cho 4 người
Cách nấu Sâm bông cúc nhãn nhục:
Bước 1: Ngâm nhãn nhục và bông cúc khô trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra.
Bước 2: Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc.
Bước 3: Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.
Sâm bông cúc nhãn nhục ngọt mát, cực thích hợp để thanh nhiệt giải khát, giúp thư giản tinh thần. Nước sâm ngon hơn khi uống lạnh.
3. Sâm bông cúc
Sâm bông cúc thuần túy mát ngọt với đường phèn, thêm chút hương ngò rí tạo nên sự mới lạ. Đây là món sâm giải nhiệt phù hợp khẩu vị với đa số người.
Nguyên liệu nấu sâm bông cúc:
- 30g bông cúc khô
- 50g ngò rí
- 50g đường phèn
Dùng cho 2 người
Cách nấu Sâm bông cúc:
Bước 1: Đầu tiên cho hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi.
Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã.
Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội.
Bạn bảo quản nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh, như vậy khí uống sẽ và giữ được lâu hơn.
4. Sâm rong biển
Sâm rong biển có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Thường xuyên sử dụng, bạn sẽ thấy những bất ngờ này đến bất ngờ khác mà chúng mang lại đấy!
Nguyên liệu nấu sâm rong biển:
- 100g rong biển khô
- 5 lá dứa; 10g thực địa
- 60g đường phèn; 1 muỗng cà phê vani
Dùng cho 2 người
Cách nấu Sâm rong biển:
Bước 1: Rửa sạch rong biển, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi.
Bước 2: Tiếp theo, cho lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút.
Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đơi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.
Nước sâm rong biển vừa mát vừa có tác dụng thanh nhiệt cơ thể với mùi thơm thoang thoảng của rong biển và lá dứa. Những ngày trời nóng nực có ngay ly nước sâm rong biển thì không còn gì bằng.
5. Sâm giải nhiệt
Đây là một công thức dân gian với sự đúc kế từ nhiều thành phần nguyên liệu tạo nên loại nước mát giúp thanh nhiệt cực hiệu quả.
Nguyên liệu nấu sâm giải nhiệt:
- 300 mía lau
- 50g rau bắp
- 10g cỏ tranh; 1 lá dứa
- 1 nhánh mã đề
- 30g lá thuốc giòi
- 2 lá cây lẻ bạn
- 5g ngò rí già (lá mùi già)
- 30g đường phèn
Dùng cho 4 người
Cách nấu Sâm giải nhiệt:
Bước 1: Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi. Sau đó cho các loại cây lá mát vào nồi. Cuối cùng cho phần mía còn lại vào trên cùng.
Bước 3: Đổ ngập nước, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.
Nước sâm giải nhiệt này tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên dùng trong vòng 24h vì để lâu nước không còn ngon.
Không chỉ đợi đến khi nóng trong người thì bạn mới có thể tìm đến nước sâm để dùng mà bạn nên dùng thường xuyên 5 loại nước sâm thanh nhiệt cơ thể trên đây sẽ giúp thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả và nâng cao sức khỏe.