Nếu ăn trứng sai cách và dùng những thực phẩm không nên kết hợp này thì không những chẳng hấp thu chất dinh dưỡng mà còn dễ gây ngộ độc.
NHỮNG MÓN KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI TRỨNG
1. Quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
2. Đường
Không dùng trứng với đường hoặc ăn đường ngay sau khi ăn trứng vì cơ thể khó hấp thu, không tốt cho sức khỏe. Việc các bà nội trợ hay dùng nước đường thắng kho thịt – trứng để tạo màu đẹp, nhưng chất protein axit amin fructose trong trứng kết hợp với lysine sẽ tạo thành chất khó hấp thu cho cơ thể.
3. Trà đặc
Mọi người thường có thói quen uống nước trà sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe vì axit tannic trong lá trà sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
4. Sữa
Trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose. Lactose là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer. Trong trứng lại có chứa rất nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau thì cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng khác lại khó được tiêu hóa. Chính vì thế mà bạn nên hạn chế ăn hai loại thực phẩm này với nhau.
5. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
6. Óc heo
Dùng trứng chung với óc heo sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
7. Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa
Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra, theo các chuyên gia sức khoẻ, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.
CÁCH ĂN TRỨNG HẤP THU TỐT NHẤT
1. Không ăn trứng sống
Theo bác sĩ Lê Thị Hải – Viện dinh dưỡng, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Không ăn lòng trắng cháy
Trứng gà chiên hoặc ốp la thì nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Lửa to dễ khiến bên ngoài cháy, bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2.
3. Kết hợp trứng với cà chua
Trứng gà chứa nhiều lysin, là một trong 8 acid amin đặc biệt cần thiết cho cơ thể. Trong 100g trứng gà có chứa 1.070mg lysin, nhiều gấp 9 lần so với sữa mẹ. Lòng đỏ trứng, ngoài giá trị dinh dưỡng còn có tác dụng như chất đề kháng chống lại bệnh tật. Cà chua lại rất giàu vitamin A tự nhiên rất tốt cho sự phát triển của mắt. Trứng và cà chua khi kết hợp sẽ thành món canh rất ngon và bổ dưỡng, vừa dễ ăn lại dễ tiêu.
4. Luộc trứng đúng cách
Cách luộc trứng đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kĩ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
5. Các mức độ hấp thu
Nếu ăn trứng gà sống, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Do đó, tốt nhất nên ăn trứng luộc chín tới, bảo đảm các chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất, các vitamin… bị mất đi ít.
Trong trứng có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12. Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm. Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra. Tuy nhiên, có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra những căn bệnh mà các chị em nên nhớ để tránh cho gia đình.