Viêm, thoái hóa khớp là một căn bệnh rất đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Sung hầm thịt nạc là bài thuốc chữa viêm, thoái hóa khớp hiệu quả.
Mẹ em bị đau khớp nặng lắm các mẹ ạ. Thoái hóa đốt sống cổ, chạy xuống cả chân tay. Dạo trước tay phải mẹ em gần như không cử động, không làm được gì, đến cởi cái áo cũng phải gọi em giúp. Mẹ vừa đau đớn lại vừa buồn phiền vì nghĩ mình già yếu, vô dụng.
Em cũng đưa mẹ đi chữa trị khắp nơi, nghe nói ở đâu có cách chữa hay là em lại đưa mẹ đến. Hết châm cứu ở bệnh viên 354, bấm huyệt ở nhà thầy lang lại đến uống thuốc tận bên nước ngoài gửi về. Thế mà vẫn chẳng đỡ.
Cuối cùng may sao được một chị đồng nghiệp mách bài thuốc sung hầm với thịt nạc, đã chữa khỏi đau khớp cho bố chị ấy. Quả thật, mẹ em kiên trì ăn thường xuyên trong 1 tháng thì thấy triệu chứng đỡ hơn hẳn. Tháng đầu ăn nhiều, rồi dần dần giảm tần xuất xuống, nhưng vẫn ăn đều cho đến nay thì chẳng còn đau đớn gì rồi ạ. Mẹ em mừng lắm, cứ nghĩ liệt tay cả đời không cử động được nữa, mà bây giờ lại khỏe khoắn, xách nước tưới cây ầm ầm.
Nhà mẹ nào có người bị đau khớp thì kiên trì áp dụng bài thuốc này nhé, hiệu quả lắm đấy ạ, lại dễ làm dễ ăn!
Cách làm món sung hầm thịt nạc chữa đau khớp
Nguyên liệu:
– 500g sung tươi
– 100g thịt nạc
– Hành tiêu, gia vị
Thực hiện:
– Đầu tiên cắt thịt lợn thành khúc bằng nhau rồi tẩm ướp gia vị (đường, tiêu, muối, nước mắm, một ít dầu ăn) và đảo đều.
– Sung bỏ phần cuống và bổ thành đôi hoặc để cả quả.
Sau đó bạn cho thịt vào nồi đảo đến khi săn lại thì cho nước vào đun sôi.
– Khi thịt mềm cho sung vào và nấu thêm khoảng 5-7 phút thì cho hành vào.
Tác dụng của quả sung và thịt nạc
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp…
Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng giải độc, tiêu thũng nên có thể sử dụng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da… Theo “Bản thảo cương mục” thì nó trị được các chứng như trĩ, đau cổ họng. Vì vậy, quả sung có tác dụng rất tốt trong việc chữa đau khớp nếu biết cách chế biến.
Thịt lợn là thực phẩm không lạ gì đối với chúng ta. Trong thịt lợn có chứa nhiều protein và có tác dụng bổ sắt tốt hơn rau. Bên cạnh đó, thịt nạc lợn cũng dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Ăn thịt nạc thường xuyên giúp giảm ho, chữa táo bón, lượng vitamin C và Selen cao giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và lão hóa.
Đau khớp: triệu chứng và nguyên nhân
Bệnh đau khớp, hay viêm khớp là một dạng rối loạn tại khớp, là tình trạng viêm dẫn đến việc sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp này sẽ bị nóng, đỏ, sưng và đau khiến cho người mắc bệnh khó cử động. Cùng với các triệu chứng tại khớp thì người bệnh còn có thể gặp hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Nguyên nhân chính của bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
—
Công dụng của trái sung có thể bạn chưa biết!
Không chỉ là loại quả ăn vặt, sung còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Trong Đông y, quả sung được xem là một vị thuốc.
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali… và một số vitamin như C.
Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy quả sung có tác dụng nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường đựơc dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp…
Liều lượng: Mỗi ngày dùng 30-60 g sắc uống hoặc ăn sống từ 1-2 chùm nhỏ. Hặc dùng ngoài bằng cách thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu, hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô, tán bột, rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.
|
Quả sung có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh: VOV. |
Một số cách dùng cụ thể:
– Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng, hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
– Ho khan không có đờm: Dùng sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày một lần.
– Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
– Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30 g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
– Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hàng ngày. Hoặc sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
– Sa đi: Sung 2 quả, tiểu hồi hương 9 g, sắc uống.
– Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120 g, móng lợn 500 g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sửa không có hoặc có rất ít.
– Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
– Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.
Ngoài ra, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú. Cách dùng cụ thể: Rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng.
Nhựa sung còn dùng để chữa đau đầu: phết nhựa lên giấy bản rồi dán hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn lá sung non hoặc uống nhựa sung với liều 5 ml hòa trong nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ.