Chế độ dinh dưỡng của bé trai và bé gái có sự khác nhau. Vậy nếu sinh con trai, mẹ phải chọn thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân, phát triển não và thể chất đặc thù dành riêng cho bé?
Bé trai cần chú tâm phát triển tầm vóc, khả năng sáng tạo, tính cách mạnh mẽ, nam tính… Còn con gái thì nên ưu tiên hơn về trí tuệ, làn da, sự dịu dàng, linh hoạt… Các loại thực phẩm đều cung cấp dinh dưỡng như nhau cho các con. Tuy nhiên, cũng có một số loại ưu tiên bé trai nên ăn, bé gái nên ăn… để tốt cho hormone, cơ quan sinh sản sau này, tính cách, vẻ ngoài… mà nếu mẹ biết sẽ rất có lợi cho con.
Các thực phẩm ăn dặm tốt dành cho bé trai
1/ Hải sản (cua, tôm, cá)
Hải sản là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp bé trai mạnh khỏe, thông minh. Vì trong hải sản rất giàu kẽm, natri, kali cực tốt cho sự phát triển toàn diện của cơ quan sinh dục nam.
2/ Nấm
Nấm giàu khoáng chất và vitamin như kali, vitamin D và vitamin B… Các chất này cực kỳ có lợi cho việc phát triển của trẻ, giúp bé không chỉ khỏe, lớn nhanh, lanh lợi mà còn cải thiện sức khỏe sinh sản sau này.
3/ Thịt bò, thịt lợn
Thịt bò, thịt lớn khá phổ biến, dễ chế biến thành nhiều món cháo thơm ngon, bổ máu. Mẹ nên tận dụng nó để kết hợp cùng nhiều loại rau củ nấu cho con ăn mỗi ngày.
4/ Trứng cút
Trứng cút, trứng gà giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ, lại dễ hấp thu nữa. Vì vậy, mẹ đừng quên chế biến đồ ăn dặm cho con yêu với thực phẩm vàng này.
5/ Lá hẹ
Lá hẹ, lá hành… giúp phòng ngừa cảm bệnh, thúc đẩy cơ quan sinh sản của bé trai khỏe khoắn, mạnh mẽ. Mẹ nhớ là không nên nấu cháo lá hẹ chung với đậu hũ hoặc không được ăn xong cho con uống sữa đậu nành là được.
6/ Phô mai
Phô mai giàu dưỡng chất, nhất là chất béo tốt cho trẻ. Nó giúp trẻ trai tăng cân nhanh chóng, phát triển thể lực, chiều cao tốt.
7/ Trái cây giàu kali, kẽm, mangan
Chuối, cam, quýt, sung, dưa hấu… là những loại trái cây giàu kali, kẽm, mangan mà mẹ đừng quên trong thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Các loại trái này không chỉ bổ dưỡng, ăn ngon miệng mà còn cung cấp các chất cần thiết giúp bé yêu phát triển toàn diện, tốt cho hệ sinh sản.
Thực đơn các món ăn dặm cực tốt cho bé trai
1/ Cháo tôm xay + lá hẹ + dầu
Thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân dành cho bé trai không thể thiếu cháo tôm + lá hẹ
Nguyên liệu: 3 con tôm tươi cỡ vừa, 3 cọng lá hẹ, 1 nắm gạo, nước, dầu ăn trẻ em.
Cách làm:
Bước 1: Lá hẹ nhặt rửa sạch, bằm nhuyễn
Bước 2: Tôm hấp rồi bóc vỏ, xay nát.
Bước 3: Nấu gạo với nước cho nở đều thành cháo.
Bước 4: Cho lá hẹ vào đun một lúc thì cho tiếp tôm vào, nêm nếm. Khi ăn múc cháo ra bát, cho thêm một tí dầu ăn trẻ em vào khuấy đều rồi cho con ăn. Món này cho bé đang bị cảm lạnh, ho sốt ăn thì rất mau hết bệnh.
2/ Cháo trứng cút + bí đỏ + phô mai
Thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân nên có món trứng cút + bí đỏ + phô mai
Nguyên liệu: 50 gram gạo tẻ, 30gr gạo nếp, 4 quả trứng cút, 30gram bí đỏ, hành lá, rau mùi, mắm, dầu ăn cho bé.
Cách làm:
Bước 1: Trộn gạo nếp với gạo tẻ rồi vo nước thật sạch, ngâm nước ấm 30 phút cho hạt gạo mềm ra. Nếu không ngâm thì đổ gạo ra rổ cho ráo.
Bước 2: Đập trứng cút ra bát, khuấy cho tan. Bí đỏ gọt sạch vỏ, cắt thành miếng nhỏ mỏng. Rau mùi nhặt sạch, rửa, thái mịn.
Bước 3: Cho gạo, bí đỏ, nước (gấp 3 lần gạo) rồi bật bếp đun. Nước sôi thì khuấy cho gạo không bị dính đáy rồi hạ lửa riu riu. Ninh cháo đến khi hạt gạo nở bung, mềm.
Bước 4: Trong quá trình ninh cháo, nếu thấy bí đỏ đã chín nhừ thì vớt ra bát, dùng thìa cán nhuyễn.
Bước 5: Khi cháo đã chín nhừ, từ từ đổ trứng gà vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều để trứng tan, không bị vón cục. Sau đó, đổ lại phần bí đỏ đã cán nhuyễn vào nồi, nêm nếm chút nước mắm cho vừa khẩu vị bé rồi đun thêm 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 6: Cho thêm rau mùi vào. Khi ăn múc ra bát, dằm thêm 1 viên phô mai nhỏ vào bát cháo cho tan đều rồi đút bé ăn.
3/ Cháo cá hồi + cà chua + ngô ngọt
Thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân còn có món cháo cá hồi nấu cùng cà chua và ngô ngọt.
Món này rất ngon, hầu hết các bé đều yêu thích.
Nguyên liệu: 1 miếng cá hồi vừa đủ, 1 trái cà chua, nửa trái ngô ngọt, hành củ, cháo trữ đông.
Cách làm:
Bước 1: Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng hoặc sữa tươi không đường để ngâm cá 20 phút, rửa lại bằng nước gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.
Bước 2: Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn.
Bước 3: Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, phi thơm với dầu oliu rồi cho cà chua vào xào đến khi nhuyễn, cho tiếp cá hồi vào xào chung đến khi cá chín.
Bước 4: Ngô ngọt tách hạt, rửa sạch, luộc chín, xay nhuyễn và rây qua lưới để bỏ bã.
Bước 5: Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi sốt cà chua vào đảo đều lên. Tiếp đến cho ngô ngọt vào quấy cùng. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn nóng.
4/ Cháo cua + ngô ngọt + cà rốt
Nguyên liệu: 1 con cua biển, nửa trái bắp ngọt, nửa củ cà rốt, gạo, gia vị (gừng, sả, mắm, dầu ăn cho bé, hành khô).
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch cua, luộc chín cùng với tí gừng cho thơm. Cua chín vớt ra để nguội và ráo nước thì gỡ lấy thịt. Nếu trẻ còn nhỏ thì mẹ nhớ không cho ăn gạch cua vì dễ gây đau bụng, khó tiêu.
Bước 2: Ngô tách lấy hạt, xay rồi rây bỏ bã.
Bước 3: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước ngô nấu. Trong quá trình nấu cho thêm ¼ củ cà rốt vào. ¼ củ cà rốt còn lại thì đem gọt vỏ, rửa sạch rồi bào nhỏ theo độ tuổi ăn của bé. Khi cháo chín thì vớt phần củ cà rốt ra, cho phần cà rốt đã bào nhỏ vào ninh chín tiếp rồi nên thêm tí mắm rồi tắt bếp.
Bước 4: Bắc chảo lên bếp, phi hành khô băm nhuyễn cho thơm. Cho thịt cua vào xào nhanh tay cùng chút nước mắm.
Bước 5: Múc cháo ra bát, rải thịt cua đã xào lên trên, trộn đều rồi cho bé thưởng thức ngay khi còn ấm.
5/ Cháo nấm rơm + tôm
Thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân dễ chế biến phải kể đến món cháo nấm rơm nấu cùng tôm tươi. Món này ăn rất bổ, thanh mát, nhẹ bụng, bé yêu thích.
Nguyên liệu: 50gram nấm rơm, 4 con tôm, 30gram gạo tẻ, 10ml dầu oliu.
Cách làm:
Bước 1: Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng cho sạch, rửa lại với nước muỗi pha loãng, lau khô tôm, giã nhỏ. Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch, băm nhỏ, xào sơ với tí hành củ phi.
Bước 2: Gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi thêm nước lạnh đun sôi lửa nhỏ đến khi gạo chín mềm.
Bước 3: Cho tôm giã vào nồi gạo đã chín mềm, đun thêm 15 phút nữa rồi cho nấm đã xào thơm vào đun khoảng 3 – 5 phút nữa, tắt bếp.
Bước 4: Thêm 10ml dầu oliu vào, khuấy đều rồi múc cho bé ăn.
6/ Cháo cá lóc + cà chua + rau thơm
Nguyên liệu: cháo trữ đông, 1 con cá quả loại vừa, 1 trái cà chua, rau thơm.
Cách làm:
Bước 1: Cháo đem rã đông
Bước 2: Cà chua chần qua nước sôi, gõ vỏ, băm nhỏ
Bước 3: Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ
Bước 4: Cá quả cạo sạch vẩy nhớt với 1 ít nước cốt chanh và gừng băm, hấp chín (khi hấp nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín). Cá chín thì gỡ lấy thịt, cẩn thận kẻo sót xương nhỏ, gỡ lấy thịt cá, cho vào khay trữ đông (để dùng dần).
Bước 5: Lấy một phần thịt cá lúc nãy đem xé nhỏ. Phi nửa củ hành băm nhuyễn cho thơm, cho cá vào xào, cho cà chua vào xào tiếp, cho thêm xíu nước cho cà chua được nhừ.
Bước 6: Bắc nồi cháo lên, cho hỗn hợp trên đã xào vào đảo đều trước. Khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau thơm vào, nêm 1 chút nước mắm dành riêng cho bé. Tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu vào là có thể múc cho bé ăn.
7/ Cháo chuối + yến mạch + sữa
Nguyên liệu: 1 ly nhỏ bột yến mạch, 1 trái chuối tiêu, 1 ly nhỏ sữa, nửa ly nước, 1 thìa bơ lạt.
Bước 1: Đổ nước và sữa tươi vào đun cho sôi.
Bước 2: Chuối nghiền nhuyễn. Tùy theo độ ăn thô của bé mà mẹ nghiền nhuyễn hoặc lợn cợn.
Bước 3: Khi nồi sữa sôi, mẹ cho yến mạch và chuối vào nấu cùng.
Bước 4: Cuối cùng cho thêm ít bơ vào để tăng hương vị béo ngậy. Xong xuôi, mẹ múc ra bát cho bé ăn nóng.
Ngoài 7 món cháo này, mẹ cũng có thể tham khảo thêm 10 món cháo giúp trẻ thèm ăn, tăng cân béo ú, kéo dài xương chân hiệu quả để nấu cho con ăn đổi vị.
Lưu ý khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống
-Chỉ nên cho bé ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi trở lên.
-Bé dưới 1 tuổi mẹ nên hạn chế nêm gia vị cho con (mắm, muối, đường, bột ngọt…) để không ảnh hưởng đến thận.
-Trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể lựa những gia vị dành riêng cho trẻ.
-Khi bắt đầu một món ăn mới, có thể bé sẽ không chịu hợp tác. Mẹ đừng nản lòng mà hãy tập cho bé ăn món ấy 3-4 lần để bé dần làm quen.
Trên đây là gợi ý thực đơn ăn dặm nhanh tăng cân cực tốt cho bé trai. Thực đơn có đủ 7 món ngon bổ dễ nấu cho 7 ngày trong tuần nên rất tiện lợi. Mẹ nào có con trai thì nhất định phải lưu về để dành nấu cho con ăn mỗi ngày. Chắc chắn chỉ sau vài tuần là thấy con cao lớn hẳn lên, lại tốt cho sức khỏe của con về lâu về dài nữa.
—
Thực đơn 20 món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
Chị Lưu Thị Thu Huyền, 23 tuổi, ở Cửa Đông, Hà Nội hiện đang ở nhà chăm bé toàn thời gian và có bán thêm đồ ăn online. Chị là mẹ của 2 bé trai kháu khỉnh, bé lớn tên Gia Bảo giờ đã được 4 tuổi và bé Sóc tên thật là Tùng Lâm hiện vừa sinh nhật tròn 1 tuổi. Chị chia sẻ, với bé lớn là bé đầu tiên nên việc chuẩn bị cho con ăn dặm cũng khá là lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Nhưng vì bà nội bé đã từng chăm trẻ con nên chị đã học được của bà rất nhiều kinh nghiệm. Đến khi chăm bé thứ 2, mọi việc diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn nhiều.
Vợ chồng chị Huyền và hai con. |
– Chào chị, chị cho bé bắt đầu ăn dặm từ khi nào?
Chào bạn, cả 2 bé nhà mình đều bú sữa mẹ hoàn toàn đến 5 tháng rưỡi mình mới bắt đầu cho bé ăn dặm.
– Vậy quá trình ăn dặm của con diễn ra như thế nào, theo phương pháp gì?
Mình cho Sóc ăn dặm kiểu Mẹ, kết hợp cả 3 phương pháp truyền thống, kiểu Nhật và bé tự chỉ huy. Ngày ăn dặm đầu tiên mình cho bé làm quen với bột ngọt, bột hoa quả ăn dặm của Hip, sau đó mới cho bé ăn cháo xay và chất đạm. Trộm vía bé nhà mình rất hợp tác.
Nhìn chung quá trình ăn dặm của con cho đến giờ diễn ra khá suôn sẻ, em bé tỏ ra hợp tác và thích thú với những món mình nấu. Mình luôn ý thức được việc phải thường xuyên thay đổi khẩu vị cho con để con không ngán dẫn đến chán ăn. Bởi vậy mình thường tìm tòi thêm trên mạng, học hỏi các mẹ bỉm sữa khác những món mới rồi mày mò làm cho con ăn.
Sóc ăn thun thút món mẹ nấu. |
Bé nhà mình thì trộm vía là cháu chưa bị dị ứng với một loại thực phẩm nào cả và cháu cũng chưa từng bị nôn trớ hay hóc khi ăn. Trộm vía tỉ lần con. Còn về tăng độ thô của thức ăn thì mình phải tập dần dần cho con. Khoảng thời gian từ 6-7 tháng con ăn cháo xay, từ 8-9 tháng tập dần cho con bằng cách xay 1 nửa cháo rồi trộn với 1 nửa cháo đã nấu nhuyễn chưa xay, sau đó cứ thế tăng dần. Bé có thể ăn cháo nấu nguyên hạt không xay đến 1 tuổi rồi tập dần cho ăn cơm nát.
Về lượng ăn của con thì tuỳ vào từng bé, có bé trộm vía ăn rất tốt nhưng cũng có bé ăn kém hơn 1 chút nhưng các mẹ đừng lo, con ăn theo nhu cầu của con, con ăn đến khi nào cảm thấy no là thôi, các mẹ đừng ép con phải ăn hết bát cháo giống con nhà người ta, đến lúc no quá bé không chịu đc nôn hết ra thì mẹ lại ngồi ngẩn ngơ tiếc là biết thế mình không cho con ăn thêm nữa.
– Có bao giờ con chán ăn không, những lúc đó chị thường làm gì?
Thời tiết còn có lúc mưa lúc nắng, người lớn còn có lúc ốm lúc khoẻ, lúc chán ăn không nuốt được cơm vậy tại sao trẻ con lại không chứ? Khi con chán ăn mình luôn tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Con đang trong tuần wonderweek, biếng ăn sinh lý hay mẹ nấu chưa hợp khẩu vị của con hoặc răng miệng con có vấn đề? Các mẹ đừng vội tức giận và nản lòng nhé, cũng đừng ép con ăn vì sau này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý ăn uống của con.
Ví dụ có hôm bạn Sóc chỉ ăn được nửa bát cháo là ngậm chặt miệng khóc không muốn ăn nữa. Như mọi ngày là chén sạch bát cháo này đấy. Không muốn ăn nữa ok luôn. Bữa sau mình đổi cách nấu và khẩu vị khác cho con. Nếu vẫn không chịu ăn thì sẽ dừng việc ăn khoảng 1-2 ngày sau đó nấu lại cho con ăn. Hoặc bình thường mình hay hấp chín đồ ăn sau đó xay cùng cháo cho bé ăn, được một thời gian bé chán không muốn ăn nữa mình thay đổi ngay cách nấu, đó là thịt thái nhỏ rồi xào thơm lên với 1 chút hành khi xay vào cháo mùi vị nó cũng sẽ khác hẳn luôn với khi mình hấp.
Trong lúc không ăn cháo thì mẹ tăng lượng sữa uống hàng ngày của con lên. Đừng lo con sẽ bị đói nhé vì các bạn nhỏ đói không chịu được đâu. Các mẹ đang có con biếng ăn thì đừng nản lòng vội nhé. Phải kiên trì mới thành công.
Chị Huyền không bao giờ ép con ăn nếu con không thích. |
Quan điểm của mình là không bao giờ ép con ăn, cho con ăn những món con thích nhưng chỉ được trong mức độ cho phép chứ không chiều quá để bé ăn quá nhiều, và những món con không thích mình sẽ tập cho con ăn dần dần.
Sóc 7 tháng 13 ngày đã biết bốc, nhón và nhai thạo. |
– Với chị, khó khăn lớn nhất chị gặp phải trong quá trình cùng con ăn dặm là gì?
Có lẽ với mình khó khăn nhất là việc làm mới thực đơn cho con. Mình phải lắng nghe và tìm hiểu xem con mình thích ăn gì và không thích ăn gì. Nhiều mẹ chỉ nấu mỗi kiểu nấu cháo cho con đến khi con chán không muốn ăn thì lại đổi cho là con lười ăn, rồi tìm mua các loại vitamin để kích thích cho con ăn ngon hơn nhưng đó là sai, mình phải thay đổi khẩu vị liên tục cho con, để con cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ cho các mẹ những món mình thường xuyên nấu và một số món có công thức nấu cho Sóc ăn không chán suốt 6 tháng ăn dặm vừa qua nhé!
– Vâng, cảm ơn chị về những chia sẻ hữu ích!
Mời bạn đọc tham khảo thực đơn và cách thực hiện những món ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi của mẹ đảm 9x này nhé!
Yến mạch + Bơ + Chuối
-Yến mạch ngâm nước khoảng 10p rồi nấu chín. -Bơ gọt vỏ cắt nhỏ. -Chuối hấp chín. -Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn là xong. |
Thanh Nhã – (Ảnh: NVCC