Tiếp tục hành trình khám phá các loại nước chấm ngon dành cho món ăn Việt, nauankhongkho.com mời các bạn cùng đến với 12 cách làm nước chấm ngon tiếp theo, mà chỉ cần ăn là ghiền mãi thôi ngay sau đây nhé 😉
12.NƯỚC CHẤM CÁC MÓN CUỐN
Nguyên liệu:
– 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
– Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
– Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
– Nước mắm
– Dấm, đường
– 100 ml nước lọc
– 1/2 quả chanh.
Cách làm nước chấm các món cuốn:
– Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.
– Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ.
– Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.
– Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm một muỗng canh nước lọc.
Cách 2
Nguyên liệu:
– 0,5 lạng lạc rang sẵn, bỏ vỏ
– Tỏi (số lượng nhiều, ít tùy vào khẩu vị của bạn)
– Ớt tươi 1 hoặc 2 quả
– Nước mắm
– Dấm, đường
– 100ml nước lọc
– 1/2 quả chanh
Cách làm nước chấm các món cuốn:
– Cho lạc và tỏi vào cối, thêm 4 thìa cà phê nước lọc, sau đó giã nhuyễn cho đến khi lạc và tỏi có màu trắng đục.
– Cắt ớt làm 2 phần, gạt bỏ hết hạt, đem băm nhỏ. – Trộn đều ớt đã băm với lạc và tỏi giã nhuyễn trong bát tô con, vắt cốt chanh, dấm, đường, nước mắm lượng vừa phải.
– Trộn đều các vị với nhau, đổ thêm 1 muỗng canh nước lọc.
13.NƯỚC GIẤM ĐƯỜNG CÁC MÓN CHUA NGỌT
-2 lạng rưỡi đường kính trắng
-1/2 lít giấm gạo
-Cho đường vào giấm và đun nhỏ lửa hỗn hợp này khoảng 15 phút. Khi giấm nguội, cho vào chai thủy tinh và dùng dần cho các món chua ngọt trong bữa ăn hằng ngày như sườn xào chua ngọt, cá sốt chua ngọt.
14.NƯỚC CHẤM VỊT
Vịt luộc
– Nước chấm cho món luộc này thường là nước mắm gừng. Cách pha cũng khá đơn giản, nước mắm phải nguyên chất, pha với đường, gừng giã nhuyễn và chút chanh.
– Nếu ăn với thịt vịt cần pha thật đậm đà, không thêm nước, còn dùng chung với gỏi vịt hoặc để chấm với ốc, nghêu thì cần phải pha loãng với nước đun sôi để nguội, vị ngọt và chua dịu.
– Cách pha này cũng có thể làm cho một số món luộc khác.
Vịt nướng
– Nước chấm thịt vịt nướng hợp nhất vẫn là có thể là nước xì dầu. Cũng có nhiều cách pha nước chấm này. Bạn có thể tham khảo cách pha này nhé. Thông thường, khi nướng vịt, người ta tường nhét hành, tỏi băm, quả móc mật… Vì thế những gia vị này sau khi nướng vịt chín xong bạn giữ lại, đem pha nước chấm xì dầu.
– Cách pha: Tất cả các gia vị này đem đun với xì dầu và một ít nước vừa đủ chấm.
– Nêm gia vị vừa đủ. Khi nước chấm có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và mùi thơm của quả móc mật thì cho nhỏ lửa. Hòa tan 1 ít bột sắn cho vào hỗn hợp cho nước chấm hơi sệt rồi nhấc ra ngay.
15. NƯỚC CHẤM VỊT, NGAN, LỢN QUAY
Nguyên liệu:
– 1 thìa bột năng
– 5 đến 6 tép tỏi
– 5 củ hành ta
– 1/2 chén nước lọc
– 2 thìa bột ngọt
– 2 thìa muối
– 1/2 thìa tương xay
– 1/2 chén dầu ăn
– 1 quả chanh.
Cách làm nước chấm vịt, ngan, lợn quay:
– Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ hành ta giã nhuyễn phi cho thơm. Sau đó, cho bát nước đã quấy vào để sôi 2-3 phút, chế nước bột năng từ từ và quấy liền tay (1 tay chế, 1 tay quấy) thấy nước hơi sệt sệt thì bỏ xuống. Cho hết bột ngọt, nước chanh, tiêu và nêm nếm cho vừa ăn.
16.MẮM TÉP
-Mắm tép là loại thực phẩm lên men, có màu đỏ tươi, không nặng mùi như mắm tôm hay mắm cá. Được dùng làm nguyên liệu thơm ngon cho bữa cơm gia đình, mắm có thể trộn với đu đủ thái sợi ăn kèm cơm trắng, hoặc pha thêm gừng, tỏi, ớt làm nước chấm cho món cá nướng…
-Hành tím được thái lát, phi thơm với dầu, thịt ba rọi thái lát nhỏ cho vào xào săn, nêm riềng giã nhỏ, đường vào. Sau cùng cho mắm tép vào, dùng đũa khuấy đều, đun nhỏ lửa đến khi vừa sánh lại, nêm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.
-Mắm tép kho xong được múc ra bát, ăn kèm với thịt luộc, bún lá cùng rau tía tô, kinh giới. Hương thơm thoang thoảng của mắm tép như kích thích bao tử của bạn. Gắp một lát thịt luộc, chấm vào mắm tép và thưởng thức cùng với một miếng bún tươi và các loại rau. Vị đậm đà của mắm thấm đẫm trong vị ngọt của thịt, quyện với hương thơm của các loại rau ăn kèm đem lại cho người ăn sự ngon miệng rất khó diễn tả.
17.PHA TƯƠNG ỚT CHẤM NEM CHUA RÁN
Nguyên liệu:
-Tỏi: 3 tép.
-Tương ớt.
-Bơ đậu phộng
-Nước sốt hoisin sauce
-Đường, dầu.
Cách làm nước chấm nem chua rán:
-Tỏi: Rửa sạch, băm nhỏ.
-Đặt chảo lên bếp, cho dầu cùng tỏi băm phi thơm.
-Sau đó, các bạn cho nước vào đến khi sôi thì cho bơ đậu phụng, hoisin sauce, đường vào hòa tan nấu sôi. Lúc này các bạn nhớ để với lửa nhỏ khoảng 5-6 phút nêm mếm lại cho vừa khẩu vị là tắt bếp.
-Đổ nước chấm ra chén cho tương ớt vào trộn đều lên.
18.MUỐI VỪNG LẠC
Muối vừng không chỉ dùng để ăn với cơm mà chấm cùng đồ luộc cũng rất tuyệt. Cùng học cách làm món ăn hấp dẫn này.
Nguyên liệu:
– Lạc sống: 200g
– Vừng: 100g
– Muối hoặc bột canh
Cách làm muối vừng lạc:
Bước 1:
– Bắc chảσ sạch lên bếp, vặn nhỏ lửa và đợi đến khi chảσ nóng đổ lạc vào chảσ và đảσ đều tay, cho đến khi lạc chuyển màu sang màu nâu đỏ và có chấm đen ở thân hạt lạc là được. Khi rang lạc bạn nên vặn nhỏ lửa, đảo luôn tay trong khoảng 10 phút là đảm bảσ lạc chín.
– Khi lạc chín thì đổ lạc ra giấy báo và cuộn chặt, ủ lạc trong khoảng 20 phút.
Bước 2:
– Sau khi đổ lạc ra ủ, bạn nên cho vừng vào đảσ ngay. Vừng cũng cần đảσ đều tay nhanh để không bị cháy. Vừng rất nhanh chín, bạn đảσ cho đến khi thấy hạt vừng nổ lách tách thật đều tức là vừng đã chín, không cần rang quá nhé.
– Muối tinh cho vào chảσ nóng đảσ cho khô rồi đổ ra 1 chiếc bát con.
Bước 3:
– Lạc và vừng khi đã chín không nên giã hoặc xay ngay khi còn nóng, làm như vậy lạc và vừng sẽ bịt bết, dính không tơi. Bạn nên chọn đến khi lạc vùng nguội hoàn toàn mới bắt tay vào công đoạn giã nát.
– Để làm nhỏ vừng, bạn có thể cho vào máy say sinh tố, xay nhỏ, mịn. Lạc nếu cho vào máy say thì nên say dối, để hạt lạc vỡ thành 2-3 mảnh là vừa, không nên xay quá nhuyễn. Nếu nhà bạn không có máy say hoặc chày cối thì có thể dùng chai thủy tinh để lăn làm vỡ lạc.
– Sau khi vừng lạc đã được làm nhỏ bạn có thể trộn muối hoặc bột canh sao cho vừa với khẩu vị.
– Cất muối vừng vào hộp và dùng dần.
19.MẮM ỚT CHẤM BÁNH BỘT LỌC
-Dầm nát quả ớt trong chén nước mắm và pha vào đó ít nước chanh vắt.
-Nếu thấy vị nước mắm gắt quá thì tùy ý thêm chút nước lọc và đường vào.
20.MẮM NÊM
-Ăn kèm bò nhúng giấm, bún thịt luộc Đà Nẵng hoặc bánh hỏi heo quay.
-Dứa chín vắt lấy nước cốt, để riêng. Trung bình với ½ quả dứa sẽ vắt được 150ml nước cốt.
-Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu vừa nóng thì cho thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê ớt bột, lấy đũa đảo qua 1 vòng thật nhanh tay rồi cho ngay nước cốt dứa + 100 ml mắm nêm vào.
-Nấu cho mắm trong nồi sôi lên thì nêm thêm ½ muỗng cà phê bột ngọt. Vì độ ngọt của dứa khác nhau nên chúng ta cho đường vào từ từ từng chút một và nếm đến khi vừa ăn. –Nếu có được quả dứa thật ngọt thì chỉ cần 1 muỗng canh đường là đủ, còn nếu dứa chua quá thì có khi phải hơn 2 muỗng đường một chút.
-Sau khi nếm vừa ăn, để mắm sôi lên lại thì tắt bếp. Để nguội. Trước khi ăn mới cho thêm tỏi ớt băm vào.
-Chú ý: Để mắm nêm pha được ngọt dịu và thơm mùi dứa, nên lựa quả dứa ngọt,mắt dứa nở đều, chín vàng.
21.SẤU DẦM NƯỚC MẮM
Thời tiết nóng bức khiến nhiều người chán ăn. Nhưng nếu có món sấu ngâm nước mắm này ăn cùng rau muống luộc thì dù đã no bụng, bạn vẫn muốn ăn thêm.
Thông thường với món rau muống luộc, nhiều gia đình thường ăn kèm với cà muối, nhưng không dám ăn nhiều vì sợ nóng, sợ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với món sấu ngâm nước mắm, bạn có thể yên tâm ăn thoải mái vì sấu rất lành mà lại mát.
Nguyên liệu:
– Sấu xanh 1,5 kg (chọn loại sấu bánh tẻ, không non quá và cũng không già quá).
– Nước mắm 0,5 lít.
– Tỏi 200 gr.
– Ớt 5 – 10 quả.
– Một lọ thủy tinh sạch
Cách làm sấu dằm nước mắm:
– Sấu cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, ớt rửa sạch bỏ cuống. Cho nước mắm và nước vào nồi theo tỷ lệ 4/1 (bốn phần nước mắm, một phần nước) đun sôi lên rồi bắc ra để nguội.
– Cho sấu vào lọ cùng với tỏi và ớt (lượng ớt nhiều hay ít tùy thuộc vào độ cay mà bạn muốn). Sau đó đổ nước mắm đã để nguội vào, đóng kín nắp lọ. Để khoảng một tuần thì có thể lấy ra ăn được.
– Với lọ sấu ngâm nước mắm này, bạn có thể sử dụng giống như cà muối, ăn với các món canh, hợp nhất là ăn chung với rau muống luộc. Nước ngâm sấu rót ra bát làm nước chấm rau cũng rất ngon miệng.
– Yêu cầu thành phẩm: Quả sấu ăn giòn, vị đậm đà, không chua. Nước ngâm thơm mùi tỏi ớt, chấm rau có vị chua chua, mằn mặn dễ chịu.
22.MẮM TÔM CHUA XỨ HUẾ:
Có 2 cách pha chế mắm tôm chua ăn kèm thịt luộc đều tạo được hương vị riêng độc đáo cho món ăn.
– Mắm tôm sống: Chỉ cần thêm nước chanh, tỏi bằm và ớt đã thái vào đã có thể thưởng thức. Tuy nhiên, một số người không ăn được tôm sống thì bạn nên chưng mắm tôm lên.
– Mắm tôm chua chưng: Cho dầu vào chảo, phi thơm hành khô sau đó trút 1 lượng mắm tôm vừa đủ vào chảo. Khi nghe mắm tôm dậy mùi thì tắt bếp. Nêm nếm thêm chanh, tỏi, ớt cho vừa ăn.
Vị ngon ngọt của từng miếng thịt luộc hòa quyện với vị thơm nồng đặc trưng của mắm tôm chắc chắn sẽ khiến bữa cơm gia đình của bạn thơm ngon hơn bao giờ hết.
Chúc các bạn thành công.
Hình ảnh: internet
Theo nauankhongkho.com
XEM THÊM: Cách chặt gà sao cho đẹp mắt
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 22 cách làm nước chấm đúng điệu (Phần 1)
- HƯỚNG DẪN CÁCH PHA 4 LOẠI NƯỚC CHẤM SIÊU HẤP DẪN CHO CÁC MÓN ĂN
- TỔNG HỢP CÁCH PHA CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM TUYỆT NGON (Phần 2)