TỔNG HỢP CÁCH LÀM 13 MÓN BÁNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

0
30296
bánh truyền thống

Việt Nam vốn được biết đến với nền ẩm thực phong phú và tinh tế với rất nhiều món bánh truyền thống ngon và độc đáo mà không đất nước nào khác có được. Được mệnh danh là xứ sở của các món ngon dân dã huyền thoại, Không chỉ đa dạng về hương vị mà còn đa dạng về màu sắc và cách làm. Hôm nay cùng Nấu Ăn Không Khó điểm danh 13 món bánh truyền thống Việt Nam và cách làm của chúng nhé!

1.BÁNH ĐÚC LẠC

Bánh đúc là món bánh truyền thống Việt Nam và đặc biệt phổ biến ở miền Bắc. Bánh đúc lạc chấm tương bần là một thứ quà quê giản dị mà thân thương. Bạn có thể tự làm tại nhà món bánh truyền thống này thay vì đi mua ngoài hàng đó nha.

bánh truyền thống

Nguyên liệu:

-Bột gạo tẻ ngon: 500gr

-Nước vôi trong: 1,8-2l

-Muối :1/2 muỗng

-Dầu ăn: 20ml

-Đậu: 200gr

Các làm bánh đúc lạc:

Bước 1:Đậu ngâm vào nước khoảng 6 tiếng cho nở rồi đem luộc chín.

Cách làm bánh đúc lạc 2

Bước 2: Hòa bột gạo vào với nước vôi trong và muối, khuấy đều cho bột gạo tan ra. Ngâm bột khoảng 2-3 tiếng trong tủ lạnh để bột nở nhé.

Cách làm bánh đúc lạc 3

Bước 3: Cho bột vào nồi, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều để tránh vón cục khi thấy bột đặc thì vặn bớt lửa đi. Khuấy đều bột trong vòng 5p thì cho dầu ăn vào.

Cách làm bánh đúc lạc 4

Bước 4: Đậy vung nồi, vặn lửa thật nhỏ đun trong vòng 15p.

Bước 5: Mở nắp nồi, khuấy hỗn hợp bột gạo cho đều rồi đậy nắp vung đun tiếp trong vòng 15p nữa.

Bước 6: Mở nắp vung, vặn lửa to hơn 1 chút, vừa đun vừa khuấy đều, đun thêm khoảng 5-10p nữa là được. Cho Đậu đã luộc vào trộn đều.

Cách làm bánh đúc lạc 5

Bước 7: Đổ bột ra mâm, hoặc ra đĩa dàn đều. Chờ bột nguội cắt thành những miếng vừa ăn.

Cách làm bánh đúc lạc 6

Khi ăn các bạn nhớ chuẩn bị thêm cả một bát tương nữa nhé. Bánh đúc thường được ăn kèm cùng với tương Bần pha thêm 1 chút đường. Cùng làm món bánh đúc lạc cho cả gia đình mình nhé.

Cách làm bánh đúc lạc 7

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món bánh đúc lạc đơn giản này.

2.BÁNH GIO CHẤM MẬT

Những miếng bánh gio màu vàng nâu chấm với chút mật ngọt đậm là món bánh ngon mát cho những ngày hè. Bánh gio cũng là một trong các món bánh truyền thống Việt Nam từ bao đời nay. Bạn có thể học cách làm bánh gio để trổ tài cho cả nhà nhé.

bánh truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu:

Gạo nếp ngon 1,5kg
Nước gio (tro) 1,5l
Lá dong loại bé hoặc lá dong giềng  
Mật mía  

Lưu ý: Nếu không có nước tro ta thì các bạn cũng có thể thay thế bằng nước tro tàu.

Cách làm bánh gio

Bước 1:  Gạo nếp vo nhiều lần cho sạch (khi thấy nước trong không còn màu đục) thì đổ gạo vào 1 cái xoong hoặc âu và ngâm trong nước lạnh có hòa 1 ít muối trong khoảng 5-6 tiếng, rồi đãi lại bằng nước sạch.

Bước 2: Ngâm gạo nếp vào nước tro, mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20-22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thủ bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.

Cách làm bánh gio 1

Bước 3: Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (1,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.

Bước 4: Lá dong rửa sạch, cho lá dong chần qua nước sôi cho bớt phần diệp lục của lá.

Cách làm bánh gio 2

Bước 5: Gói bánh: Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại và dụng lạt hoặc dây buộc chặt.

cach-lam-banh-gio-3

Bước 6: Xếp bánh gio vào nồi, đổ ngập nước vào nồi trong 2-2,5 tiếng là bánh nhừ. Khi thấy nước cạn thì tiếp thêm nước sôi vào cho ngập bánh. Không cho nước lạnh sẽ làm bánh không chín được. Khi bánh chín, vớt ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.

Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía thì ngon hết biết. Bánh gio có vị ngái ngái nồng nồng của nước tro, nhưng khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa đây.

Cách làm bánh gio 6

bánh truyền thống

3.BÁNH TẺ

Với thành phần chính là bột gạo tẻ nên bánh tẻ ăn rất ngon mà không bị ngán. Bánh có phần nhân thịt, mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn các bạn ạ. Đây là món bánh ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam và hiện nay được bán khá nhiều để làm món bánh ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói.

bánh truyền thống

Nguyên liệu

Vỏ bánh  
Gạo tám thơm 1kg
Dầu ăn 1 muỗng canh
Nhân bánh  
Thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ 500g
Hành khô  
Mộc nhĩ, nấm hương  
Lá dong  
Dây buộc  

Cách làm bánh tẻ

Phần vỏ bánh

Bước 1: Gạo tẻ vo sạch ngâm trong 3-4 tiếng rồi đem đi xay dạng bột nước ( xay giống bột bánh trôi, bánh chay).

Bước 2: Sau đó trong một nồi đáy dày các bạn cho bột gạo, dầu ăn vào quấy đều. Bắc lên bếp đun ở lửa vừa cho bột chín tầm 50% ( thấy bột hơi quánh, quấy thấy nặng tay là được).

Bước 3: Bắc nồi bột xuống dùng spatula đánh nhuyễn cho bột không bị vón cục. Đây là công đoạn rất quan trọng đấy các bạn nhớ đánh bột kỹ nhé :).

Cho bột ra mâm để khoảng 30-40p cho bột ráo nước và nguội trước khi làm bánh.

cách làm bánh tẻ 6

Phần nhân bánh

Bước 1: Thịt, mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ. Cho vào bát ướp hạt nêm cho vừa ăn.

Bước 2: Phi thơm hành khô, cho thịt và mộc nhĩ nấm hương vào xào chín. Xào xong cho nếm lại cho vừa ăn, có thể cho thêm 1 ít hạt tiêu vào cho thơm.

cách làm bánh tẻ 5

Gói bánh

Bước 1: Chuẩn bị 1 bát dầu hoặc mỡ cùng với miếng bông gòn hoặc phổi phết. Lá rong rửa sạch

Bước 2: Lá dong lau khô, quết 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính. Rồi dùng thìa xúc những phần bột nhỏ tầm như quả trứng gà bé, dàn mỏng bột thành hình tròn dài dọc theo sống lá dong, cho nhân vào giữa lớp bột

cách làm bánh tẻ 1

Bước 3: Cầm 2 mép lá theo chiều dọc gấp lại để tạo thành hình dài dài, gấp mép lá ở 2 đầu bánh. Dùng dây buộc bánh lại. Nếu không dùng dây thì xếp bánh vào nồi để hấp luôn.

cách làm bánh tẻ 2

cách làm bánh tẻ 4

Bước 4: Hấp bánh: xếp bánh vào xửng hấp, hấp bánh trong khoảng 15-20p là bánh chín. Các bạn nên ăn thử 1 cái trước khi bắc xuống để xem bánh chín hay chưa nhé :D.

Bánh tẻ nên ăn nguội thì mới thấy được độ giòn của bánh. Bánh khá nhạt vì còn dành cho phần chấm với nước mắm ngon cắt thêm vài lát ớt vào nữa. Cắn từng miếng bánh thấy mùi thơm nhẹ của lá dong, vị giòn của bột cùng với mộc nhĩ không thể nào quên được. Món bánh này ăn vào mùa hè chắc rất tuyệt đấy vì bánh ăn nguội nên rất mát, bánh lại được làm bằng bột gạo tẻ nên sẽ không nóng như bột gạo nếp đâu :).

cach-lam-banh-te-9

bánh truyền thống

4.BÁNH GIÒ

Bánh giò với lớp vỏ trong suốt, phần nhân thơm ngon là món bánh yêu thích của biết bao người. Bánh giò phải ăn nóng kèm với một chút tương ớt và dưa góp thì ngon hết sảy luôn.

tổng hợp 13 món bánh truyền thống việt nam và cách làm 4

Nguyên liệu

Vỏ bánh  
Bột gạo tẻ 150g
Bột năng 50g
Nước xương 900-950ml
Gia vị  
Nhân bánh  
Thịt nạc dăm xay 350g
Mộc nhĩ, nấm hương  
Hành tây 1 củ
Hành khô  
Gia vị, tiêu  

Cách làm

Nhân bánh bánh giò

Bước 1: Mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ. Rồi trộn đều với thịt dăm xay cùng với nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu cho vừa ăn. Để 10-15p cho ngấm gia vị.

Lưu ý: Thịt nạc quá khi ăn bánh sẽ bị khô, là thịt có lẫn mỡ sẽ ngon hơn đấy.

Bước 2: Phi thơm hành khô với dầu rồi cho hành tây vào xào chín, đổ thịt vào xào tiếp đến khi thịt chín và săn lại là được. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

cách làm bánh giò ngon 1

Vỏ bánh giò

Bước 1: Cho bột năng và bột gạo vào nước xương cùng một ít bột nêm để nguội trong 1 chiếc nồi chống dính. Để bột nghỉ 20-30p cho bột nở hết.

Lưu ý: Nếu không có nước xương ninh thì các bạn có thể dùng nước lã rồi nêm nếm với hạt nêm sao cho vừa ăn là được nhé.

Bước 2: Bắc nồi bột lên bếp đun đến khi bột đặc nhưng màu vẫn đục (nửa sống nửa chín giống bánh bột lọc) thì bắc xuống. Chẳng may khấy bị vón cục nhưng không sao nhé ????

cách làm bánh giò ngon 7

Gói bánh

Bước 1: Lá chuối trần sơ qua nước sôi cho dẻo.

Bước 2: Cuộn thành hình cái phễu. Đổ 1 lớp bột làm vỏ vào trước tiếp tục đến thịt và cuối cùng là 1 lớp bột làm vỏ trên cùng. Gấp 2 mép lá, bẻ 2 đầu cho thành hình bánh, gói bánh lại dùng lạt buộc chặt.

Lưu ý: Cách gói bánh giò của người miền Nam nhân thường có thêm cả trứng cút luộc. Mình là người Bắc nên cũng chưa thử lần nào ????

cách làm bánh giò ngon 3

cách làm bánh giò ngon 4

Bước 3: Cho bánh vào xửng hấp, hấp trong 30p là bánh chín

cách làm bánh giò ngon 9

Lưu ý: Nếu không có lá chuối các bạn gói bằng giấy nhôm cũng được. Hoặc đơn giản nhất vẫn là cho vào bát chả cần phải vất vả gói :v

cách làm bánh giò ngon 10

Cũng đơn giản phải không các bạn. Bánh giò rắc thêm ít hạt tiêu rất ngon đấy. Buổi sáng lành lạnh thế này ăn bánh giò là chuẩn. Các bạn hãy làm bánh giò cho cả gia đình mình nhé.

cách làm bánh giò ngon 11

5.BÁNH DÀY ĐẬU XANH

Hiện nay bánh dày đậu xanh vẫn được bán nhiều để làm bánh ăn sáng hoặc thường xuất hiện trong những bữa tiệc cưới hỏi. Bánh dày đậu xanh mềm ngon với phân nhân đậu ngọt bùi rất ngon miệng đó các bạn ạ.

bánh truyền thống

Nguyên liệu:

Bột nếp 200g
Đậu xanh 200g
Hành tím 2 củ
Đường cát trắng 100g
Muối tinh 1/4 thìa cà phê

Cách làm bánh dày đậu xanh:

Phần nhân đậu

Bước 1: Đậu xanh ngâm trước 2-3 tiếng với nước lạnh cho nở. Sau khi đậu đã nở bỏ ra vo sạch và loại bỏ hạt hạt đậu sâu

Cách làm bánh dày đậu xanh 4

Bước 2: Nấu chín đậu bằng cách, cho nước ngập xâm xấp mặt đậu. Bắc nồi lên bếp đun đến khi nước sôi thì hạ xuống lửa nhỏ để cho đậu chín. Thỉnh thoảng lấy đũa đảo đều để đậu không bị xát vào đáy nồi sẽ bị cháy. (các bạn nấu chín bằng nồi cơm điện sẽ rất nhanh và không lo khoản đậu bị cháy đậu đâu)

Bước 3: Khi đậu chín thì đánh nhuyễn phần đậu, múc 1 bát đậu riêng ra để làm vỏ đậu bên ngoài. Phần đậu bên ngoài thì cho vào xào cùng hành khô phi thơm sên cho mịn là được, cho đường vào phần đậu đã sên để làm nhân đậu ngọt.

Lưu ý: Khi sên nhận các bạn chọn chảo chống dính để sên thì không lo đậu bị sát vào đáy chảo. Nhân nên sên nhão chỉ đủ để viên miếng bột lại là được. Nhân bánh dày sẽ nhão hơn nhân bánh trung thu đấy.

Cách làm bánh dày đậu xanh 8Cách làm bánh dày đỗ xanh 1

Phần vỏ bánh

Bước 1: Bột nếp cho ra âu. Hòa tan muối vào với một ít nước.

Bước 2: Cho từ từ nước vào với bột nếp, vừa rót vừa dùng đũa hoặc thìa khuấy cho đều. Trộn bột cho đến khi bột dẻo, mềm, khi nặn thử bánh thấy bánh đứng và không dính tay là được.

Cách làm bánh dày đỗ xanh 5

Bước 3: Ủ bột trong 30p trước khi nặn bánh.

Nặn bánh

Bước 1: Chia bột nếp và nhân đậu ra thành các phần đều nhau.

Cách làm bánh dày đỗ xanh 2

Bước 2: Ấn dẹt miếng bột nếp rồi cho phần nhân đậu vào trong vo tròn lại sao cho phần bột nếp bao kín phần nhân đậu bên trong.

Cách làm bánh dày đỗ xanh 3

Bước 3: Đem bánh đi hấp, xửng trước khi hấp các bạn nhớ lót 1 lớp lá chuối hoặc giấy nến có cắt nhiều lỗ nhỏ lên để chống dính nhé, hấp trong khoảng 10-15p là bánh sẽ chín tùy vào độ nhỏ bé của bánh.

Lưu ý: Trong thời gian hấp bánh, các bạn phải xả hơi cho nồi nhé, khoảng 4-5p thì bạn mở nắp vung cho thoát hơi nước, nếu quên xả hơi thì vỏ bột nếp sẽ bị phồng lên, đến khi ra ngoài gặp không khí lạnh vỏ bột sẽ bị xẹp đi, chảy nhão trông bánh sẽ không được đẹp đâu.

Cách làm bánh dày đỗ xanh 10

Bước 4: Khi bánh chín, còn nóng thì lăn bánh qua phần đậu bớt lại lúc trước để bánh không bị dính và ngon hơn. Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh dày đậu xanh rồi đấy

Cách làm bánh dày đỗ xanh 7

Lưu ý: Ngoài nhân ngọt ra thì các bạn làm nhân đậu mặn cũng rất ngon đấy. Khi nhân nhân đậu thay vì cho đường vào thì các bạn sẽ cho muối và 1 ít hạt tiêu sẽ rất thơm đây.

Cách làm bánh dày đỗ xanh 12

6.BÁNH DÀY GIÒ

Bánh dày giò là món bánh truyền thống Việt Nam mà đứa trẻ nào cũng thích. Chỉ cần 2 miếng bánh dày trắng cộng thêm một miếng giò lụa  giản dị là bạn đã có ngay món ăn sáng cực ngon và đủ chất rồi. Lâu lâu mà nhớ lại hương vị của bánh dày giò cũng khiến bất cứ ai cũng phải xao xuyến không yên.

bánh truyền thống

Nguyên liệu

(cho 6 thành phẩm)

Bột nếp 200g
Bột gạo tẻ 20g
Sữa tươi không đường 200ml
Giò lụa 200g
Lá chuối

cách làm bánh dày giò cực ngon 1

Cách làm

Bước 1: Cho bột nếp, bột gạo vào tô lớn trộn đều

cách làm bánh dày giò cực ngon 2

Bước 2: Đổ 200ml sữa tươi không đường vào tô, khuấy và nhào mạnh tay đến khi được một khối bột chắc, không dính tay.

cách làm bánh dày giò cực ngon 3

Bước 3: Rửa sạch, cắt lá chuối thành những miếng hình vuông khối 8x8cm và thoa một ít dầu ăn lên mặt. Lấy một ít bột, vo trong, ép dẹt, đặt lên lá chuối.

cách làm bánh dày giò cực ngon 4

Bước 4: Đem bánh đi hấp cách thủy khoảng 7 phút là bánh chín. Sau đó, cho bánh dày ra, để cho nguội bớt.

cách làm bánh dày giò cực ngon 5

Bước 5: Cắt giò lụa thành những miếng vừa ăn, kẹp giữa cặp bánh dày, rắc thêm một ít muối tiêu để tăng gia vị.

bánh truyền thống

Giờ bạn cũng có thể tự tay làm bánh dày giò cho cả nhà thưởng thức rồi ????

cách làm bánh dày giò cực ngon 7

7.BÁNH NHÚNG

Bánh nhúng là món ăn vặt gắn liền với thời ấu thơ của bao thế hệ người Việt. Những chiếc bánh nhúng mỏng, giòn với hình hoa văn bắt mắt là món bánh truyền thống Việt Nam từ bao đời nay.

bánh truyền thống

Nguyên liệu

Trứng gà 3 quả
Bột mì 150g
Bột gạo tẻ 100g
Đường trắng 100g
Nước cốt dừa 100g
Nước trắng 300g
Muối 1 nhúm nhỏ

Cách làm

Bước 1: Trộn đều bột mì, bột gạo, đường trắng, muối vào 1 âu to.

Bước 2: Hòa tan nước cốt dừa, nước trắng và trứng. Đổ tầm 1/3 hỗn hợp nước vào hỗn hợp bột quấy tan cho hết vón cục. Khi bột mịn thì đổ nốt số nước còn lại vào quấy cho đều. Để bột ngỉ 15-20p.

Lưu ý: Nếu bột của bạn bị vón cục thì bạn lọc qua rây cho bột mịn nhé.

Bước 3: Chuẩn bị 1 chảo nhiều dầu ( bánh hút dầu rất nhé) đun dầu cho sôi thì nhúng khuôn bánh vào chảo dầu (2-3p) để làm nóng khuôn .

cách làm bánh nhúng ngon 3

Bước 4: Khuôn nóng, nhấc ra vẩy cho bớt dầu rồi nhúng vào âu bột ( không nhúng khuôn ngập bột sẽ khó lấy bánh ra)

cách làm bánh nhúng ngon 4

Bước 5: Khi bột đã bám khuôn, nhúng khuôn bột vào chảo dầu nóng để vài giây là bột tự tách ra khỏi khuôn. Rán vàng đều 2 mặt

cách làm bánh nhúng ngon 5

Bước 6: Bớt bánh ra đĩa có lót dấy thấm dầu.

cách làm bánh nhúng ngon 6

Cách làm bánh nhúng ngon, giòn quá dễ phải không, món bánh nhúng giòn tan, khi ăn bánh chắc chắn kí ức tuổi thơ bạn sẽ ùa về đấy :). Cùng vào bếp trổ tài món bánh nhúng để nhớ về những ngày thơ ấu của mình nhé. Chúc các bạn thành công với cách làm món bánh nhúng này.

bánh truyền thống

 

8.BÁNH TIÊU

Chiếc bánh tiêu vàng ươm với phần vỏ lấm chấm hạt vừng chỉ nhìn đã thấy thèm rồi. Bánh tiêu có đặc điểm là rất phồng xốp nên khi ăn bạn sẽ cảm thấy thật thú vị và ngon miệng.

tổng hợp 13 món bánh truyền thống việt nam và cách làm 8

Nguyên liệu:

Bột mì bánh mì         235g
Nước ấm 30-40 độ         235ml
Men nở         5g
Đường         15g
Muối tinh         5g
Baking powder         1/2tsp
Vừng trắng, dầu ăn  

Cách làm

Bước 1: Bột mì chia làm 4 phần đều nhau. Men nở hòa vào với nước ấm. Trộn 1/4 số bột mì vào với nước men cho đều, ủ trong 30p cho nở.

Bước 2: 3/4 số bột mì còn lại trộn với đường, muối, baking powder cho đều. Rồi đổ vào phần men cái ở trên. Nhào đều và thật kỹ, đến khi bột mịn, không dính tay là được ( nhào càng kỹ bột càng dai thì bánh càng ngon). Ủ bột từ 30-40p hoặc đến khi bột nở gấp đôi là được.

Cách làm bánh tiêu ngon nhất 3

Bước 3: Sau khoảng thời gian ủ, lấy bột ra ấn bột cho xẹp hết khí bên trong, nhào qua bột cho mịn rồi chia thành những viên nhỏ. để bột nghỉ từ 10-15p nữa.

Cách làm bánh tiêu ngon nhất 4

Bước 4: Cán bột thành hình tròn dẹt, nhớ trước khi cán nhớ lăn bột qua vừng, để vừng không rơi ra khỏi bánh nhé.

Cách làm bánh tiêu ngon nhất 5

Bước 5: Chiên bánh tiêu: đun sôi dầu ăn (các bạn có thể chiên vào 1 nồi nhỏ để đỡ tốn dầu), khi dầu thật già thì thả từng bánh vào chiên đến vàng là được.

Lưu ý: Chiên bánh cũng là một trong những quyết định để bánh tiêu có nở hay không. Lửa chiên bánh luôn ổn định, không chiên nhiều bánh trong 1 lần việc này làm nhiệt độ dầu không ổn định. Chiếc bánh đầu tiên sẽ không nở to như nhũng chiếc bánh sau vì nhiệt độ dầu chưa đều nhé :).

Cách làm bánh tiêu ngon nhất 8

10.BÁNH GỐI

Mang hình dạng chiếc gối nhỏ xinh, bánh gối được biết đến là một món ăn vặt phổ biến của các bạn trẻ. Bánh gối vàng giòn với phần nhân miến thịt thơm ngon, chấm cùng nước chấm chua ngọt là hợp vị nhất.

bánh truyền thống

Nguyên liệu:

Vỏ bánh: Cho 20 vỏ bánh  
  • Bột mì đa dụng
300g
  • Nước
150-170ml
  • Muối
1 nhúm nhỏ
  • Men bánh mì
3g
Nhân bánh  
  • Thịt nạc vai xay
200g
  • Mộc nhĩ, nấm hương
 
  • Hành khô
 
  • Miến
200g
  • Trúng cút
 
  • Hành lá
 
  • Cà rốt băm nhỏ
 

Cách làm:

Vỏ bánh:

  • Không có tỉ lệ củ thể cho nước và bột, nó còn phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và loại bột mì bạn sử dụng. Với 300g bột mì hôm nay mình sử dụng hết 155ml nước nhé.
  • Trộn đều bột mì, muối, men làm bánh mì trong âu. Cho từ từ từng ít nước một vào, dùng thìa (spatula) trộn đều cho bột hút hết nước thì cho ra bàn (mâm) và dùng tay nhào bột, khi nhào có thể thêm một ít nước. Ban đầu nhào bạn sẽ cảm thấy bột khô và nặng, tuy nhiên đừng vì thế mà cho thêm nước vào nhé, trong quá trình nhào bột sẽ mềm ra và ẩm hơn. Các bạn nhào tầm 15-20p sẽ thấy bột trở nên dẻo mịn, không còn dính vào tay là được.
  • Để bột nghỉ 20-30p tùy nhiệt độ phòng, trời nóng thì nhanh hơn, lạnh thì lâu hơn một chút. Các bạn có thể lấy chính cái âu ( bát) mà mình vừa sử dụng ban đầu khi nhồi bột để ủ nhé :D.
  • Trong lúc chờ ủ bột thì tranh thủ xào nhân và chuẩn bị nước chấm nhé.

Cách làm bánh gối cho ngày se lạnh

Xào nhân:

  • Mộc nhĩ, nấm hương, miến ngâm nở, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
  • Hành khô bóc vỏ, các bạn bót 1 ít để tí phi cho mỡ thơm, còn lại cùng băm nhỏ.
  • Trộn đều các nguyên liệu với nhau, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho hỗn hợp thịt vào xào cuối cùng rắc thêm 1 ít hạt tiêu cho thơm. Các bạn đừng xào kỹ quá làm mất ngọt nhé, vì tí nữa mình vẫn còn phải rán bánh mà :).

Pha nước chấm: 

  • Nước chấm bánh gối giống vói nước chấm nem hay bánh cuốn, cách pha nước chấm các bạn xem tại đây. Các bạn nhớ chuẩn bị thêm cả 1 bát nhỏ ớt và tỏi băm nhé, khi nào ăn thì rắc vào cùng 1 ít tiêu là chúng mình đã có bát nước chấm rất đẹp mắt rồi.
  • Các bạn có thể làm thêm 1 ít dưa góp ăn cùng cho đỡ ngán nhé :).

Cách làm bánh gối cho ngày se lạnh 3

Cán vỏ: 

  • Khi hết thời gian ủ bánh, bạn bỏ bột ra, nhào lại 1 chút cho tan bớt bọt khí trong quá trình ủ bột.
  • Rắc 1 ít bột áo (bột mì khô) xuống bàn sau đó dùng cán cán bột ra mỏng, lóp vỏ bánh càng mỏng thì bánh càng giòn, nhưng đừng tham mỏng quá mà bánh dễ bị vỡ, nhân hở ra ngoài, khi đó dầu thấm vào trong bánh ăn rất ngán :D. Dùng khuôn ( miệng bát ăn cơm) ấn lên để cắt được miếng vỏ bột hình tròn. Khi được chiếc vỏ nào bạn nhớ bọc 1 lớp màng bọc thực phẩm lại cho vỏ bánh không bị khô nhé.

Cách làm bánh gối cho ngày se lạnh 4

Cách làm bánh gối cho ngày se lạnh 5

Gói bánh:

Cái này tùy vào sự khéo léo mỗi người để tạo hình cho chiếc bánh nhé. Sau hôm nay thì mình phải học thêm khóa gói bánh gối, vì mình gói chưa được đẹp :”> . Các bạn cho nhân thịt, trứng cút vào giữa miếng bột, rồi gấp đôi miếng bột lại để được hình bán nguyệt. Bạn gấp 1 mép của đầu hình bán nguyệt lại, rồi cứ như vậy gấp từng đoạn ngắn, ấn chắc tay tạo hình vặn xoắn tạo thành hình một chiếc gối trẻ em.

Cách làm bánh gối cho ngày se lạnh 6

Rán bánh:

  • Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào chảo để đủ ngập mặt bánh. Sau khi dầu sôi cho bánh vào chiên tới vàng chín và bánh nổi lên là được. Vớt bánh ra giấy thấm dầu cho hút bớt dầu đi.
  • Cuối cùng, bày ra đĩa, hoàn tất nước chấm là chúng mình đã có ngay món bánh gối thơm ngon giòn tan rồi.

bánh truyền thống

Lưu ý:

  • Khi nhào vỏ bánh, nếu bột trộn bị nhão thì bạn rắc thêm bột mì vào nhào cùng. Tuy nhiên rất hạn chế vì tăng nhiều bột sẽ làm giảm chất lượng vỏ bánh.
  • Cán bột mỏng, tuy nhiên đừng mỏng quá sẽ làm rách vỏ, nhân rơi ra ngoài sẽ làm hỏng bánh.
  • Nhân bánh gối bạn có thể điều chỉnh để hợp với khẩu vị gia đình mình.
  • Để vỏ được vàng ruộm hơn bạn hãy cho thêm 1 ít bột nghệ vào nhé.
  • Nếu muốn bảo quản bánh thì chỉ rán sơ qua, cất vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn mang ra rán lại.
  • Với công thức bánh gối quá đơn giản này, chúng mình không còn phải cần lên Lương Văn Can hay ra ngoài hàng mà vẫn có món bánh gối nóng giòn để thưởng thức ngay tại nhà rồi.

11. BÁNH LỌC TRẦN

Không những là món bánh truyền thống Việt Nam mà bánh bột lọc trần còn được biết đến là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Trong những dịp tụ tập nhóm thì chỉ cần một đĩa bánh bột lọc trần, vài bát nước chấm là buổi trò chuyện sẽ càng thêm phần rôm rả.

tổng hợp 13 món bánh truyền thống việt nam và cách làm 10

Nguyên liệu

Nhân bánh  
Thịt ba chỉ 200g
Tôm đồng 200g
Hành khô  
Gia vị: mắm, hạt nêm, màu điều, dầu..  
Hành lá để làm mỡ hành  
Vỏ bánh  
Bột lọc hoặc bột năng 300g
Nước sôi  
Dầu ăn 1/2 tbsp
Muối 1 ít

Cách làm bánh bột lọc trần:

Phần nhân bánh bột lọc:

Bước 1: Tôm bỏ đầu cắt chân. Thịt ba chỉ thái nhỏ. Đem ướp với nước mắm, hạt nêm, tiêu, cho vừa ăn nếu các bạn muốn có màu đẹp thì ướp thêm 1 ít màu dầu điều vào nữa nhé. Đợi 10p cho thịt và tôm ngấm gia vị.

Bước 2: Làm nóng chảo phi thơm hành khô cho thịt vào xào, khi thịt chín thì các bạn cho tôm vào xào chung đến khi thịt khô và cạn hết nước thì bắc xuống.

Cách làm bánh bột lọc trần ngon 8

Bước 3: Làm mỡ hành: hành hoa thái nhỏ trộn với dầu ăn rồi cho vào lò vi sóng 40-1p cho hành chín.

cach-lam-banh-loc-9

Phần vỏ bánh:

Bước 1: Trộn bột năng với muối. Nước đun sôi với dầu ăn. Đổ từ từ nước sôi vào âu bột, dùng thìa hoặc muỗng lớn trộn đều. Bột lúc này sẽ nửa sống nửa chín. Khi bột đã hút hết nước thì bạn bắt đầu dùng tay nhồi bột 15-20p là bột sẽ mịn.

Lưu ý: Công đoạn này bột rất là nóng, các bạn cẩn thận không bị bỏng. Mình không ghi số lượng nước vì tùy từng loại bột các bạn chỉnh lượng nước cho phù hợp nhé.

Cách làm bánh bột lọc trần ngon 6

 

Bước 2: Chia bột ra thành các phần nhỏ, vo tròn rồi dùng tay ấn bột cho mỏng ra, xếp tôm và thịt vào giữa miếng bột. Gấp 2 mép lại, chiếc bánh bây giờ có hình bán nguyệt (các bạn nhớ ấn mép cho chặt để bánh không bị nhỡ khi làm chín nhé).

Cách làm bánh bột lọc trần ngon 4

Cách làm bánh bột lọc trần ngon 2

Bước 3: Đun một nồi nước thật sôi cùng 1 ít dầu ăn thì cho bánh vào luộc, khi bánh nổi luộc thêm 1-2p nữa cho bánh chín trong. Khi vớt bánh ra thả ngay bánh vào 1 âu nước lạnh.

Cách làm bánh bột lọc trần ngon 5

 

Bước 4: Xếp bánh ra đĩa, dùng thìa xúc 1 ít mỡ hành quét lên trên bề mặt bánh.

Bước 5: Pha nước chấm: Công thức pha nước chấm ngon như ở Huế thì tớ chịu :v, hiện tại tớ vẫn pha theo công thức bình thường thôi :D. Công thức nước chấm theo tỷ lệ: 3 nước : 2 đường: 2 mắm: 1,5 dấm. Khi ăn thì thêm ớt xắt lát vào. Khi ăn có thể ăn kèm với đồ chua.

bánh truyền thống

12. BÁNH ÍT TRẦN

Bánh ít trần là một đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Bánh ít trần có vỏ ngoài trắng dẻo và phần nhân tôm thịt quyến rũ. Bạn có thể làm món bánh truyền thống này để thưởng thức cùng gia đình đó nha.

bánh truyền thống

Nguyên liệu

Vỏ Bánh  
  • Bột nếp
400g
  • Nước ấm
250ml
Nhân bánh  
  • Đậu xanh bỏ vỏ
200g
  • Tôm tươi to
150g
  • Thịt vai
150g
  • Tôm khô
100g
  • Mộc nhĩ
2 tai
  • Hành củ
1 củ hành tím
  • Chánh, ớt
1 quả
  • Hành lá và lá chuối để lót bánh
 
Gia vị  
Dầu ăn, muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường, nước mắm  

Cách làm bánh ít trần :

Phần vỏ bánh:

Cho bột vào một chiếc tô lớn, nêm vào bột 1/2 thìa cà phê muối rồi trộn đều. Bạn tạo một khoảng trống nhỏ giữa tô bột, đổ vào đó 1 muỗng canh dầu ăn và 250ml nước ấm. Bạn trộn đều bột cho tới khi bột mềm, dẻo là được. Bạn để khoảng 20 phút cho bột nở.

bánh ít trần giản dị quê hương 1

Sơ chế phần nhân bánh:

  • Đậu xanh rửa sạch, đem ngâm nước ấm khoảng 20 phút rồi bỏ đỗ xanh vào nồi hấp. Đỗ chín, bạn đem đỗ đi xay nhuyễn.bánh ít trần giản dị quê hương 2
  • Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Đem tôm đi băm nhuyễn.
  • Tôm khô rửa sạch, ngâm nước ấm cho tôm mềm ra, sau đó cho tôm vào cối giã nhuyễn.bánh ít trần giản dị quê hương 31
  • Thịt vai rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ
  • Lá chuối bạn rửa sạch, cắt miếng vuông cạnh 7cm.

Chế biến nhân bánh:

bánh ít trần giản dị quê hương 4

  • Phi thơm hành, cho thịt băm vào xào trên lửa to, tiếp đến bạn cho tôm tươi băm nhuyễn vào xào cùng. Bạn cho vào tôm thịt 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm. Bạn đảo đều rồi cho mộc nhĩ, đỗ xanh xay vào xào cùng khoảng 5 phút. Sau đó bạn tắt bếp, cho vào nhân bánh 1 thìa cà phê hạt tiêu, đảo đều.Bạn để nhân nguội bớt rồi viên lại thành từng viên nhỏ ( khoảng 30 viên với lượng nguyên liệu trên)
  • Cho tôm khô đã giã nhuyễn vào xào vàng lên, Tôm chín vàng, khô lại thì tắt bếp, trút tôm ra bát.
  • Cho 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, đun nóng. Bạn cho hành tươi cắt nhỏ vào đảo đều cho hành ngấm dầu ăn rồi tắp bếp. Bạn trút hành ra bát.
  • Bạn lấy bột đã nhào ra nhào lại 1 lần nữa cho bột mịn, rồi chia bột thành 30 viên tròn. Bạn cán viên bột mỏng rồi để phần nhân bánh vào giữa và viên tròn lại.
  • Bạn phết lên lá chuối đã cắt một ít dầu ăn rồi đặt viên bánh lên trên (dầu ăn sẽ giúp bánh không bị dính vào lá chuối)
  • Bạn đun sôi nước, rồi đặt bánh vào hấp. Hấp khoảng 15 phút thì nhấc bánh ra ( không hấp quá lâu bánh sẽ bị nhão)

Pha nước chấm:

bánh ít trần giản dị quê hương 5

  • Bạn pha nước chấm theo tỉ lệ: 2  thìa nước mắm; ,2,5 thìa đường, 9 thìa nước lạnh, 2 thìa canh nước cốt chanh rồi khuấy đều. Bạn có thể cho thêm ớt tươi và hành phi vào nhé.
  • Bạn cho bánh ra đĩa. Rắc lên bánh một ít tôm và một ít hành phi. Bạn dùng bánh kèm nước chấm sẽ đậm đà vô cùng nhé!

Bánh ít trần có vỏ ngoài trắng dẻo của bột nếp, vị thơm hòa quyện giữa đậu xanh với nhân tôm thịt rất quyến rũ. Chúc bạn thành công với cách làm bánh ít trần mang đậm hương vị quê hương này nhé!

bánh truyền thống

13. BÁNH CHÍN TẦNG MÂY

Bánh chín tầng mây với nhiều tầng nhiều lớp, màu sắc hài hòa nên nhìn rất ngon mắt. Trái ngược với cái tên mỹ miều, cách làm bánh chín tầng mây lại rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự làm.

bánh truyền thống

Nguyên liệu:

Phần bột màu:  
Bột năng: 185g
Bột gạo tẻ: 15g
Đường: 100g
Nước màu (lá dứa, lá nếp, củ dền,…): 150ml
Nước cốt dừa: 150ml
Phần bột đậu xanh:  
Bột năng: 60g
Đậu xanh hấp chín: 100g
Nước cốt dừa: 200ml
Đường: 100g

Công thức làm bánh chín tầng mây

 

Cách làm:

Phần bột màu

Bước 1: Vì ở đây mình dùng 2 màu nên các bạn chia đôi công thức ra làm 2 nhé.

Hòa nước cốt lá dứa và lá cẩm vào với nước cốt dừa.

Công thức làm bánh chín tầng mây

Trộn đều bột năng, bột gạo tẻ, đường vào một tô lớn. Tạo thành bột thành giếng.

Bước 2: Đổ phần nước màu vào phần bột, vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi hòa tan. Rây bột qua rây để loại bỏ phần vón cục.

Phần bột đậu xanh:

Bước 1: Nghiền mịn đậu xanh thành bột

Công thức làm bánh chín tầng mây

Bước 2: Hòa đều hết tất cả các nguyên liệu để tạo thành hỗn hợp mịn. Lọc lại hỗn hợp 1 lượt qua rây cho bột mịn nhé.

Hấp bánh

Bước 1: Chuẩn bị khuôn và xửng hấp.

Bước 2: Thoa 1 lớp dầu ăn mỏng lên khuôn để chống dính. Bắc xửng lên bấp, đun nước cho thật sôi, làm nóng khuôn bằng cách cho khuôn vào xửng hấp trước.

Bước 3: Khi khuôn đã nóng, đổ 1 lớp mỏng bột lá dừa (màu xanh) xuống khuôn. Đặt 1 lớp khăn mỏng lên trên để nước không rơi vào mặt bánh rồi đậy vung lại hấp trong khoảng 3-4p hoặc khi nào thấy bột trong. Cứ làm thế cho đến hết 3 loại bột, bạn  có thể tùy ý sắp xếp các lớp bánh như thế nào cho bánh có màu sắc độc đáo nhé.

Công thức làm bánh chín tầng mây

Bước 4: Khi hấp xong, lấy bánh ra khỏi nổi, để nguội rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi khuôn. Cắt miếng vừa ăn.

bánh truyền thống

Thành Phẩm:

Bánh chín là khi bánh trong hoàn toàn, mềm, dẻo và không dính tay.

Bánh chín tầng mây ăn ngon nhất vào những ngày nắng. Miếng bánh mềm, mịn, dai dai, mềm mại, độ ngọt vừa phải rất ngon.

 

Nấu Ăn Không Khó Tổng Hợp

Nguồn: blogbeemart.vn