Trung Quốc bùng phát mạnh DỊCH TẢ LỢN, nguy cơ thịt heo bệnh TRÀN LAN khắp Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam

0
1903

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, dịch tả lợn ở Trung Quốc hiện đang lây lan rất nhanh và gần như chắc chắn sẽ xuất hiện ở các nước khác trong khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, bởi lẽ Trung Quốc là nơi sản xuất một nửa lượng thịt lợn của thế giới với tổng đàn lợn hiện tại khoảng 500 triệu con lợn.

Ảnh minh họa

Hiện tại, Huyện Trầm Bắc của Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh, đã yêu cầu đóng cửa tạm thời tất cả các chợ bán thịt và cơ sở giết mổ lợn. Theo thống kê đã có khoảng 913 con heo đã bị thiêu hủy tại thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh.

Tổ chức FAO cảnh báo, dịch tả lợn “gần như chắc chắn” sẽ tấn công các nước khác, chủ yếu qua các sản phẩm thịt lợn đã qua hoặc chưa qua chế biến. Nguy hiểm hơn, việc đối phó, kiểm soát dịch được đánh giá là “cực kỳ vất vả” bởi virus tả lợn có thể tồn tại hàng tháng trời trong các sản phẩm thịt cũng như thức ăn chăn nuôi.

Trước tình hình dịch bệnh, Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 38.000 con lợn, đồng thời cấm vận chuyển lợn tại các ổ dịch. Bệnh tả lợn được phát hiện đầu tiên ở châu Phi cách đây gần một thế kỷ. Hiện chưa có vắc-xin phòng ngừa tả lợn.

Một số quốc gia đã cấm nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc

Cùng ngày, một số quốc gia, trong đó có Nhật Bản, đã tuyên bố tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm thịt heo chế biến qua xử lý nhiệt từ Trung Quốc do lo ngại dịch bệnh.

Bên cạnh đó, bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào đã ban hành thông báo cấm nhập khẩu lợn sống, lợn con, lợn giống và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc và yêu cầu tăng cường cảnh giác ở mức cao nhất bởi virus tả lợn rất nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia của FAO, virus của dịch tả lợn là một chủng độc lực cao, virus này sẽ khiến 100% số lợn bị nhiễm bệnh chết. Lợn bị mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5 – 7 ngày. Lợn nái mang thai sẽ sẩy thai do nhiễm siêu vi trùng tả.

Ăn thịt lợn bị dịch tả nguy hiểm như thế nào?

Theo TS Hoàng Văn Tiệu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết: Về lý thuyết, lợn bệnh tả lợn không lây sang người. Tuy nhiên, trên thực tế, một con lợn bệnh vận chuyển đến đâu sẽ là nguồn lây lan cực kỳ nhanh cho đàn lợn ở nơi đó.

Hơn nữa, với điều kiện chăn nuôi ở nước ta, lợn đã mắc bệnh tả thường dễ mắc thêm những loại bệnh khác như: “tai xanh”, liên cầu khuẩn, phó thương hàn… Nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, bởi bệnh này lây nhiễm sang người.

Ảnh minh họa

Năm ngoái, đã có hàng chục bệnh nhân thiệt mạng do nhiễm liên cầu lợn, nhiều người khác phải mang di chứng suốt đời. “Chính vì vậy, biện pháp tiêu huỷ lợn bị tả là cách đúng đắn nhất, đỡ gây thiệt hại về kinh tế nhất”, TS Tiều nói.

Còn theo ông Juan Lubroth, Giám đốc chương trình Thú y toàn cầu của FAO cảnh báo, dịch tả lợn có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua vận chuyển, lưu hành thịt lợn bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, virus này sống rất khỏe và có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc thịt muối, thức ăn chăn nuôi.

Phải làm gì trước dịch tả lợn?

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, cách tốt nhất người dân hãy mua thịt lợn đã qua kiểm dịch tại các cơ sở bán hàng có uy tín. Nếu mua thịt ngoài chợ, cần quan sát kỹ, lựa miếng thịt tươi, không bị tụ máu, không quá bóng, sờ vào ấm, nóng, hơi dính. Còn nếu nó cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi, bệnh nặng.

Khi chế biến thịt lợn, tốt nhất là đeo găng, rửa tay xà phòng. Nấu thịt lợn thật chín. Không được ăn các món ăn tái, đặc biệt là món tiết canh lợn.