Gừng có tính ấm, vị cay… là vị thuốc trong Đông y sử dụng nhiều. Nhưng bạn có biết vì sao nên ăn gừng lúc bụng rỗng không? Cùng lý giải lý do đó là gì nhé!
Vì sao nên ăn gừng lúc bụng rỗng?
Có những lúc bạn không thể uống thuốc được (vì lí do mang thai, phẫu thuật…), chỉ khi đó bạn mới thấy hết giá trị của những phương thuốc dân gian có tác dụng thay thế thuốc Tây.
Gừng là một phương thuốc như thế. Gừng rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ thai nghén hoặc người bị buồn nôn, nôn mửa… vì nó giúp tống lượng hơi trong ruột ra ngoài. Ăn gừng lúc bụng rỗng sẽ cực kì hữu ích vì không có bất kì thực phẩm nào can thiệp vào quá trình cơ thể tiêu hóa gừng, giúp bạn tận dụng được hết giá trị của nó. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ăn gừng sau khi vừa ăn một vài món khác.
Như đã biết, khi lượng đường trong dạ dày quá cao, nó sẽ ngăn cản quá trình tự thanh lọc của ruột. Lúc này, ăn vài lát gừng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và thúc đẩy quá trình làm sạch ruột. Gừng cũng triệt tiêu cơn đau bụng, nặng bụng, đầy hơi… và giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng.
Bên cạnh đó, tính chất kháng viêm của gừng còn giúp làm xẹp mụn và giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt. Vì thế, mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, bạn nên thử ăn gừng trước khi đụng đến thuốc.
5 điều cần tránh khi ăn gừng
Không ăn gừng trong thời gian dài
Nếu bạn bị nóng trong người, nổi mụn, viêm phổi, phù nề phổi và hạch bạch huyết, viêm dạ dày, viêm gan siêu vi, sưng thận, sỏi thận… bạn không nên ăn gừng trong thời gian dài.
Không nên gọt vỏ
Nhiều người thường bào bỏ vỏ gừng nhưng làm như vậy, bạn cũng đồng thời loại bỏ nhiều giá trị sức khỏe của vỏ gừng. Thay vào đó, chỉ cần dùng gừng tươi và rửa sạch bằng nước, sau đó thái lát.
Người say nắng không nên ăn gừng
Nước gừng ấm pha với đường có tác dụng trị cảm lạnh rất tốt, ngăn chặn tình trạng buồn nôn do cảm lạnh gây ra. Tuy nhiên, những người bị buồn nôn do say nắng thì không nên ăn gừng.
Không nên ăn gừng để lâu
Gừng để quá lâu sẽ sản sinh ra chất độc nguy hại làm hoại tử tế bào gan, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.
Không ăn nhiều gừng vào mùa nóng
Thời điểm hè, bạn thường khát, khô miệng, đau họng và ra nhiều mồ hôi… nên tránh ăn gừng vì nó có tính nhiệt cao.
5 cách ăn gừng
Trà gừng
Hãy thường xuyên uống trà gừng ấm vào mùa hanh lạnh. Thêm một chút mật ong, nước cốt chanh là bạn đã có một loại thức uống tinh khiết hoàn hảo. Nếu đang bị ho, bạn có thể thêm vào một chút rượu whisky bắp.
Súp
Gừng tươi băm hay xay nhỏ rất thích hợp để thêm vào món súp. Bạn có thể nấu với cà rốt, khoai tây, khoai lang đều rất ngon. Hoặc bạn thêm vài lát gừng vào nước rau luộc cũng rất tuyệt vời.
Nấu với cá
Bạn có thể làm món cá rô phi nướng với gừng và rau mùi tây đầy hương vị. Hấp cá để chấm mắm gừng cũng rất ngon.
Món xào
Hầu hết các món chiên xào đều có thể ướp thêm gừng băm nhuyễn để làm tăng hương vị.
Làm bánh
Có rất nhiều công thức làm bánh gừng mà bạn có thể tự làm rất đơn giản đấy. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe khi đưa gừng vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Gừng không chỉ gói gọn trong bếp là một gia vị nêm nếm mà gừng còn là phương thuốc rất hữu ích với những bệnh vặt xung quanh ta, đặc biệt là phụ nữ có thai.
(Tổng hợp)