Việt Nam đang ẩn chứa một bí mật “trường sinh” mà ít người biết đến !

0
4307

Nếu đã từng một lần du lịch đến các tỉnh miền Tây Nam bộ bạn đã không còn xa lạ với hình ảnh củ ấu hay còn gọi là củ “sừng trâu”.

Ấu là một trong những loại cây thủy sinh mọc khá nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vào những mùa nước nổi tại ao, hồ, sông suối nước êm. Người dân quen gọi củ ấu là củ “sừng trâu” vì vẻ ngoài của chúng nhìn như những chiếc sừng của con trâu đực.

 

Ấu dùng để luộc ăn vặt trong những ngày se se lạnh khi cơn mưa bất chợt ập tới. Một kg củ ấu chỉ có vài chục nghìn nên món ăn dân giã này không mấy được để mắt đến cho đến khi những thông tin này được tiết lộ…

Chỉ với 30.000 đồng là bạn đã có ngay một kg củ ấu thơm ngon, bùi béo. Nhiều người dân miền Tây quen gọi củ ấu là nhân sâm của người nghèo vì chúng chữa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm nhưng giá cả lại vô cùng bình dân. Củ ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour, thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, hạt dẻ nước. Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị.

Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Củ ấu có tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát, đặc biệt là có hiệu quả cao trong mùa nắng nóng ở Nam bộ.

Củ ấu dân giã nhưng rất “cao cơ”.

Các nhà khoa học lẫn chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe thiết yếu như nhiều gluxit, đường glucô, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.

Một chế độ ăn có củ ấu một cách vừa phải chính là chìa khóa giữ vững sự trường sinh, ngăn chặn các tiến trình lão hóa ngay từ bên trong. Đây là loại thực phẩm lành mạnh, an toàn và không kém nhiều đối tượng sử dụng như các loại thực phẩm khác.

Ngăn ngừa bướu cổ và các vấn đề tuyến giáp

Bướu cổ không phải là một bệnh quá nguy hiểm nhưng chúng cũng “không phải dạng vừa” vì kéo theo khá nhiều biến chứng khó lường. Căn bệnh này thường có liên quan đến tuyến giáp và xuất hiện chủ yếu ở những vùng nông thôn nơi mà nhận thức người dân còn khá kém.

Nhiều người không có thói quen ăn muối chứa I-ốt nên khiến tình trạng bệnh vẫn chưa được kiểm soát. Nhưng giờ đây bạn có thể yên tâm vì chỉ với một củ ấu nhỏ xíu thì tình hình cũng đã được giải quyết dứt điểm.

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, ngoài việc ăn muối chứa I-ốt thì một chế độ ăn vừa phải có củ ấu sẽ giúp bạn hạn chế được căn bệnh này. Việc ăn củ ấu thường xuyên sẽ giúp ngừa rối loạn chức năng tuyến giáp, làm cân bằng lượng muối khoáng trong cơ thể, hạn chế những chứng bệnh có liên quan đến bướu cổ và tuyến giáp. Vừa ăn ngon lại có sức khỏe, một công đôi việc phải áp dụng ngay thôi.

Củ ấu cung cấp nhiều i ốt hạn chế các chứng bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Điều trị bệnh trĩ, khắc phục mụn nhỏ sưng viêm

Củ ấu là một trong những loại thực phẩm quen thuộc của khu vực miền Tây sông nước có thể điều trị các chứng bệnh do nhiệt trong cơ thể. Trong đó phổ biến nhất chính là mụn nhọt và các vấn đề ngoài da phổ biến khác.

Trẻ bị sinh nhiệt, nóng hừng hực hay bị nổi ghẻ nhọt trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết lại mau liền sẹo.

Ngoài ra, vỏ củ ấu sấy khô, tán thành bột trộn đều với dầu mè bôi lên búi trĩ mang lại hiệu quả rất tốt. Chúng giúp giảm đau, hạn chế tình trạng sưng viêm và giúp búi trĩ thu nhỏ lại. Củ ấu được cho là khắc tinh của bệnh trĩ qua mọi thời đại.

Những chứng bệnh ngoài da nguy hiểm cũng được dễ dàng được khắc phục.

Nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng được chữa trị dứt điểm bằng củ ấu

Có thể nói, hiếm có loại thực phẩm bình dân, dễ ăn nào mà lại chứa nhiều dược tính như củ ấu. Chúng chứa nhiều công dụng hữu hiệu về mặt bên trong lẫn bên ngoài đối với sức khỏe người sử dụng. Người miền Tây thường dùng củ ấu nấu cháo với gạo nếp để ăn trị bệnh viêm loét dạ dày. Đối với những người môi khô nứt nẻ, ăn ngủ không đều có thể dùng củ ấu sắc với kỷ tử để uống.

Ngoài ra, những thai phụ có cổ tử cung yếu hoặc bị tăng tiết mật quá mức thường rất lo lắng khi mang thai vì chúng có thể khiến thai bị dị tật, thậm chí là sẩy thai. Củ ấu có thể giúp bạn hạn chế phần nào những điều không hay ấy.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng củ ấu thường xuyên, bạn cũng sẽ cung cấp một môi trường nhau thai đầy dinh dưỡng, rất tốt cho thai nhi. Tại các nước Đông Nam Á, củ ấu được cho là liệu pháp dưỡng thai phổ biến, bình dân và vô cùng hiệu quả.

Đặc biệt, với nhiều vitamin và khoáng chất củ ấu sẽ giúp những người lớn tuổi hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp, điều trị loãng xương và ngăn ngừa thái hóa khớp

Củ ấu không chỉ ngon mà còn rất tốt cho bạn và cả gia đình

Mùa ấu đang đến gần, hãy nhanh chóng bổ sung ngay món ăn giàu dinh dưỡng này vào bữa cơm hằng ngày bạn sẽ giúp gia đình mình “sống khỏe” giữa cơn “bão bệnh” như hiện nay. Củ ấu có thể dùng để luộc, nấu canh, nấu chè hoặc sắc làm nước uống. Chỉ với vài chục nghìn đồng thì tại sao chúng ta lại không thử vị thuốc “nhân sâm của người nghèo” này nhỉ?

Công dụng ít biết của củ ấu xấu xí

 

Vào những ngày tiết trời se lạnh, thứ đồ ăn vặt dân dã như củ ấu lại được bán dọc các tuyến đường hay ở một số chợ. Nhìn bề ngoài xấu xí nhưng ruột củ ấu lại trắng, thơm và bùi.

Củ ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, hạt dẻ nước.

Nhiều người còn quen gọi ấu là quả sừng trâu. Đây là loại thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông.


Củ ấu có nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

Củ ấu có nhiều giá trị tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như nhiều gluxit, đường glucô, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.

Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Củ ấu có tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát.

Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Loại củ ấy già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược.

Nhiều bài thuốc đã sử dụng nguyên liệu từ củ ấu để chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Chẳng hạn:

Trị bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu mè, bôi hoặc đắp.

Trị mụn nhọt: Trẻ nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.

Trị viêm loét dạ dày: Thịt ấu 30g, hoài sơn 16g, táo đỏ 16g, bạch cập10g, gạo nếp 100g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Đây cũng là món ăn tốt cho những người bị ung thư dạ dày.

 

Môi khô, ngủ không ngon giấc…: Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 20g, câu kỷ tử 10g, hoàng cầm, cam thảo sắc lên uống. Ngày 2 lần uống khoảng 1 tuần.

Các chuyên gia lưu ý rằng dù củ ấu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt song để tận dụng được công dụng của củ ấu, bạn cần lưu ý:

Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo… Ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng cần thận trọng khi ăn. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống. Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền vì sẽ có cảm giác khó chịu.

tổng hợp