10 tuyệt chiêu cứu vãn các món ăn khi gặp sự cố

0
2594

Bạn thường rất đau đầu khi trong quá trình nấu nướng lỡ tay,…làm cho các món ăn bị sai lệch mùi vị không đúng như ý muốn. Vậy những lúc đó bạn phải làm như thế nào? Bỏ đi thì không thể rồi đúng không! Vậy thì phải ìm cách cứu vãn thôi, chỉ với 10 tuyệt chiêu mà nauankhongkho.com chia sẻ ngay sau đây, việc vào bếp của chị em sẽ không còn là nỗi lo nữa nhé!

1.Món ăn bị mặn:

Những thực phẩm có chứa axít như chanh, giấm sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn của món ăn. Nếu món súp hoặc món hầm bị mặn, có thể cho thêm nước vào món ăn.

Để tránh trường hợp này, bạn hãy nêm nếm món ăn trước khi cho muối vào, đặc biệt là khi sử dụng những nguyên liệu chứa nhiều muối như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ôliu, thịt heo muối xông khói… cần giảm tỷ lệ muối so với thông thường.

2.Món ăn bị cay:

-Khi món ăn bị cho quá tay các thành phần tiêu, ớt… bạn có 5 mẹo để chữa cháy.

– Thêm nước dùng với các món canh, súp: nước sẽ làm loãng vị cay.

– Bổ sung thêm rau xanh, các loại củ, nó sẽ góp phần làm giảm đi kha khá độ cay. Các loại củ quả như: cà rốt, khoai tây, đậu cô ve… có thể hấp thụ, giảm độ cay cho món ăn. Bạn thái nhỏ, cho vào món ăn và vớt ra ngay sau khi món ăn hoàn thành.

– Tăng vị chua: pha thêm nước cốt chanh, giấm gạo hoặc nước sốt cà chua.

– Thêm bơ hoặc sữa vào món ăn cay. Vị ngọt có trong những nguyên liệu này sẽ giúp trung hòa món ăn.

– Bổ sung thêm đường hoặc mật ong

3.Món ăn bị cháy:

-Nhiệt độ quá cao hoặc bạn đã nấu món ăn quá lâu khiến món ăn bị cháy đen một số phần. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt đậy lên chiếc nồi hoặc chảo có chứa phần thức ăn đã bị cháy đến khi chiếc khăn nguội hoàn toàn. Đây là bí quyết giúp lấy đi mùi khói và khét vương trên thức ăn.

4.Cơm nát:

– Bạn cho quá nhiều nước sẽ khiến nồi cơm bị não, nhát. Hãy để dành phần cơm bị nhão này cho những món khác. Bạn trải đều cơm ra một mặt phẳng như trên miếng giấy bạc, rồi cho cơm vào tủ lạnh. Những hạt cơm sẽ cứng và kết dính lại với nhau. Ngày hôm sau, bạn có thể dùng phần cơm này để nấu món cháo cho bữa sáng hoặc làm món cơm rang. Khi nấu cơm, bạn ước lượng nước trên mặt gạo không quá một đốt ngón tay, tức là khoảng 2 cm.

5.Xào rau quá mềm:

– Nếu lỡ nấu rau quá nhừ, bạn không còn cách nào khác là xay nhuyễn chúng và để dành cho món súp rau. Ngoài ra, cũng có thể cho rau nhừ vào tủ lạnh, để qua đêm và sau đó làm những món rau trộn đơn giản.

– Nếu muốn rau không bị chín quá mức mà vẫn có màu xanh ngon khi xào, bạn nên chần sơ chúng qua nước sôi, cho vào tô nước đá lạnh, chờ khi nguội rồi cho vào xào thật nhanh lần nữa với lửa to.

6.Thịt ngoài chín trong sống:

– Bạn chế biến thịt quá nhanh hoặc ở nhiệt độ quá cao gây ra tình trạng này. Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là đặt chúng trở lại chảo và nấu thêm cho đến khi thịt chín hoàn toàn. Đối với những miếng thịt được cắt lát dày, nên lật trở thường xuyên trong khi nấu, thịt sẽ chín đều cả hai mặt. Còn khi xào thịt bò, bạn có thể chia làm nhiều phần và xào lần lượt để thịt được chín đều.

7.Thịt chín quá dai:

– Nguyên nhân là do bạn nấu thịt quá lâu hoặc sử dụng nhiệt độ nấu quá cao. Biện pháp tốt nhất để “xử lý” phần thịt đã bị nấu quá kỹ là xé vụn miếng thịt để trộn đều cùng với món ăn hoặc dùng phần thịt xé sợi này để nấu món súp theo kiểu hầm.

– Để phòng ngừa trường hợp thịt bị chín quá mức, bạn cần chú ý thời gian và nhiệt độ chế biến. Chẳng hạn như miếng thịt sườn nên được nướng với lửa to cho đến khi chúng chín vừa, sau đó mới cắt lát ngang thớ thịt. Nếu miếng thịt được hầm bị cứng, bạn cần hầm chúng lâu hơn với lửa nhỏ trong nhiều giờ, cho đến khi thịt mềm đều.

8.Món ăn quá nhiều dầu

– Với những món rán nhiều dầu, bạn có thể khắc phục bằng cách thấm bớt dầu mỡ sau khi rán với giấy ăn khô. Với các món rau xào, bạn có thể đảo lại chúng một lần nữa sau khi dầu đã nóng. Nếu dầu quá nguội, thức ăn sẽ hút khá nhiều dầu. Do vậy, trước khi cho nguyên liệu vào chảo, bạn cần chú ý kiểm tra độ nóng của dầu. Nhưng tốt nhất là nên bỏ món ăn này bởi ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. 

9.Bột tẩm ướp không bám vào thịt:

  • Nguyên nhân là do thành phần của bột tẩm ướp thiếu bột mì. Để bột tẩm ướp bám dính vào thịt, chúng phải có đầy đủ 3 thành phần: bột mì, trứng và vụn bánh mì. Bạn lăn đều miếng thịt vào tô bột mì rồi nhúng chúng vào trứng, sau đó tiếp tục lăn qua lớp vụn bánh mì. 
  • Sau đó, cho hỗn hợp này vào tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi nấu. Hơi lạnh sẽ giúp bột tẩm se lại và bám dính vào thịt hơn. Không để chảo quá nóng khi bắt đầu chiên thịt vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thịt bị dính vào chảo.

10.Nước sốt bị vón cục:

– Khi nấu, bạn cho các nguyên liệu vào quá nhanh hoặc không chọn đúng nhiệt độ sẽ khiến nước sốt bị vón cục. Bạn cần dùng rây để lược phần nước súp bị vón cục. Để nước súp không bị vón cục trong khi nấu, bạn nên cho các thành phần của món ăn vào từ từ rồi dùng muỗng khuấy thật đều. Ngoài ra, khi cho bất kỳ thành phần lỏng nào vào món ăn đang nấu, bạn phải đợi cho đến khi món ăn đã được đun nóng hoàn toàn.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho công việc nội trợ của chị em phần nào nhẹ nhàng hơn nhé!

Theo Nấu ăn không khó


Có thể bạn quan tâm: