Trong các món ăn của người Việt không thể thiếu chén nước chấm, tùy theo từng món ăn cụ thể mà mỗi món ăn có một loại nước chấm sao cho phù hợp. Nếu ăn các món ăn Việt (nói chung) mà không có một chén nước chấm thì quả là một điều cực kỳ thiếu sót. Bởi vì nước chấm được xem như là một phần linh hồn quyết định “sống còn” đến độ ngon và chuẩn của món ăn Việt. Với những công thức mà nauankhongkho.com chia sẻ ngay dưới đây là bạn có thể tự tin pha những bát nước chấm ngon đúng điệu cho bất kỳ món nào rồi đấy.
1.NƯỚC CHẤM ỐC
Nguyên liệu:
– 2 thìa nước mắm ngon
– 1 thìa nước ấm
– 1 thìa nước cốt chanh
– 3 thìa đường
– Gừng, ớt, xả, rau mùi bằm nhỏ, quất tươi, lá chanh.
Cách làm nước chấm ốc:
– Lấy một chiếc bát tô pha nước mắm, nước ấm và đường trộn đều bắc lên bếp đun sôi cho tan đường rồi để nguội. Sau đó cho gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, nước cốt chanh vào trộn đều. Tiếp đó rắc rau mùi, xả thái nhỏ lên trên và trộn đều. Cho thêm vài lát ớt tươi và thêm lá chanh thái nhỏ. Cắt đôi quất cho cả quả vào bát nước chấm, mùi tinh dầu quất sẽ làm nước chấm thơm đậm đà hơn.
2.CHẮM CHÉO
Chẳm chéo là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của người Thái ở Tây Bắc, vừa là món ăn dân dã lại vừa là món đặc sản núi rừng. Chẳm chéo dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống. Chẳm chéo cũng phù hợp để chấm các loại quả chua (nhót, mận, xoài xanh) là món ăn vặt khoái khẩu của các chị em. Vì vậy mà người Thái có rất nhiều cách chế biến chẳm chéo để phù hợp với từng món ăn trên mâm cơm. Nguyên liệu chính của chẳm chéo là: ớt, muối, mắc khén, tỏi, mì chính. Ngoài ra còn có các loại rau thơm, xả, gừng… tùy theo mục đích sử dụng.
Nguyên liệu:
• Hạt Mắc Khén: Bắt buộc phải có hạt này, thì món Chẳm Chéo mới có mùi vị thơm ngon đặc trưng của Tây Bắc được.
• Ớt tươi, Tỏi, Gừng 1 miếng nhỏ, Muối hoặc Bột Canh.
• Rau thơm: Húng dũi, Mùi Tàu, Rau Mùi
Sơ chế:
Ớt tươi phải nướng cho hơi héo, để làm bớt vị hăng của ớt trong khi vẫn giữ được vị cay.
• Mắc Khén rang, xay thành bột (nếu các anh chị đã có bột Mắc Khén rồi thì bỏ qua bước này, tất nhiên)
• Rau thơm các loại rửa sạch. Tỏi bóc vỏ, còn Gừng các anh chị nhớ chỉ dùng 1 miếng nhỏ thôi, nhiều quá sẽ át hết mùi thơm của các loại gia vị khác.
Giả chẳm chéo:
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở bước trên vào cối, giã thật nhỏ, càng nát mịn càng ngon. Riêng đối với Mắc Khén, chỉ nên cho 1 thìa nhỏ khi giã, số Mắc Khén còn lại chúng ta để trộn thêm vào bát Chẳm Chéo khi đã làm xong! Như vậy dễ điều chỉnh mùi thơm & khẩu vị hơn.
Lưu ý:
• Tuyệt đối không cho thêm Nước Mắm vào Chẳm Chéo.
• Trong trường hợp chấm các món khó dính như Măng Củ, các anh chị cho thêm 1 hoặc 2 thìa nước trắng vào Chẳm Chéo để tạo độ dẻo & kết dính hơn khi chấm.
• Bảo quản: Chẳm Chéo sau khi giã xong nên sử dụng trong ngày. Nếu các anh chị làm hàng quán, muốn giã nhiều để sử dụng trong vài ngày thì hãy bỏ Chẳm Chéo vào lọ, đóng kín nắp, để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được cả tuần.
3.NƯỚC CHẤM HẢI SẢN HẤP
Hải sản tươi ngon thì hấp là cách tốt nhất để vừa giữ trọn hương vị mà vừa nhanh gọn, không đòi hỏi nhiều kĩ năng nấu. Ấy thế mà cua hấp, ghẹ hấp, tôm hấp chỉ ăn nhau ở cái bát nước chấm, thứ nước vàng đỏ sóng sánh, bóng bẩy thơm mùi quất sả khi quết con tôm hay càng cua chắc nịch vào thì không phải ai cũng có thể pha được.
Nguyên liệu:
– Bột canh: 3 thìa ăn phở ( các mẹ đừng tham cho nhiều vì mặn nc chấm ko ngon tẹo nào)
– Đường đỏ: 6-7 thìa ăn phở ( nhà em ăn nhiều hơn vì thích thiên về ngọt)
– Tỏi ớt băm nhuyễn
– tương ớt chin su hoặc các loại tương ớt làm sẵn : 2-3 thìa ăn phở
– Quất : nhiều nhiều một chút ah. Em toàn vắt 20-30 quả
– Sả: 3-4 cây
– Tiêu
– Mì chính
– Máy xay sinh tố / cối chày để giã
Cách làm nước chấm hải sản:
Bước 1: giã nhuyễn tỏi và ớt với đường đỏ bằng cối. Việc giã này sẽ giúp đường tan hoà vào tỏi ớt tạo độ đặc cho nước chấm. Em thấy trong siêu thị có bán lọ tỏi ớt bằm sẵn cũng rất tiện, nếu dùng loại này các mẹ bỏ qua bước giã nhuyễn nhé
Bước 2: Sả thái nhỏ để riêng. quất vắt lấy nước, bỏ hạt
Bước 3: cho tất cả các nguyên liệu còn lại + nước quất + hỗn hợp tỏi ớt đường vào máy xay và xay nhuyễn. nêm nếm lại 1 lần nữa cho hợp khẩu vị. đổ ra bát và rắc sả lên trên là hoàn thành.
4.NƯỚC CHẤM NEM RÁN, BÚN CHẢ
Nguyên liệu:
– 1 thìa nước mắm ngon
– 1 thìa đường
– 1 thìa giấm
– 5 thìa nước lọc
– Tỏi, ớt băm nhỏ, hạt tiêu.
Cách làm nước chấm nem rán và bún chả:
– Pha nước chấm theo tỉ lệ: 1:1:1:5, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm, 5 thìa nước lọc. Tiếp đó dùng thìa khuấy tan hỗn hợp, nêm nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
Hoặc bạn có thể làm theo công thức này:
– Nước mắm ngon, đường, dấm ngon: cho mỗi thứ 1 thìa cùng với 5 thìa nước lọc.
Tỉ lệ này có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị. Dùng thìa khuấy tan các hỗn hợp này rồi nếm cho vừa ăn, sau đó mới cho tỏi ớt băm nhỏ vào.
Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý.
– Tỏi băm nhỏ và có thể ép dập một chút. Cuối cùng ta rắc chút hạt tiêu vào là ta đã có một bát nước chấm hoàn chỉnh.
– Lưu ý: Bạn không nên cho tỏi ớt vào quá sớm khiến người làm bị lẫn vị, khó điều chỉnh độ chua ngọt mặn hợp lý. Không nên băm tỏi to khiến tỏi nặng quá sẽ bị chìm, khiến bát nước chấm kém hấp dẫn.
5.NƯỚC CHẤM CHẢ GIÒ
Nguyên liệu:
-200ml nước sôi để nguội
-2,5 muỗng canh đường cát trắng
-3,5 muỗng canh nước mắm nguyên chất
-3 muỗng canh giấm
-3 trái ớt đỏ, bỏ hạt và băm nhỏ
-1 củ tỏi, lột vỏ và băm nhỏ
Cách làm nước chấm chả giò:
Để đơn giản và dễ nhớ hơn bạn có thể pha theo tỷ lệ: 1 nước mắm + 3 nước lọc + 2 đường + tỏi và ớt băm nhỏ. Nước chấm này phải đặc và đậm mới đạt yêu cầu.
6.NƯỚC CHẤM BÁNH GỐI
Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống, như nước chấm nem, với mắm, đường, dấm, tỏi, ớt, rồi hòa thêm chút tương ớt vào bát nước chấm để có màu đỏ tươi. Thay dấm bằng chanh hoặc quất cho có thêm mùi thơm nếu thích.
Pha nước chấm bánh gối thường là chua, cay, mặn, ngọt theo kiểu truyền thống bạn có thể cho thêm đủ đủ, gà rốt, dưa chuột thái lát mỏng và ngâm cùng với nước chấm. Nhờ có thêm những nguyên liệu này mà món bánh gối sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
7.MẮM TÔM
Nguyên liệu:
– 1/2 thìa giấm
– 1 quả chanh hoặc quất
– 1 thìa mắm tôm
– Dầu rán
– Ớt thái lát hoặc băm nhỏ.Cách làm mắm tôm:
Để pha mắm tôm bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm, dầu rán rồi cho thêm ớt theo nguyên liệu kể trên. Mắm tôm pha ngon có thể được chấm với đậu rán làm món bún đậu mắm tôm hoặc chấm cùng thịt luộc, lòng lợn luộc cũng đều rất ngon.
Nguyên liệu:
– 1 muỗng nước cốtchanh- 4 muỗng đường- 5 muỗng nước mắm- 6 muỗng nước lọc- tỏi, ớt băm tùy ýCách làm:Cho nước cốt chanh, đường, nước mắm, nước lọc vào chén. Hòa cho tan đều. Sau cùng, cho tỏi ớt đã băm nhuyễn vào.Với công thức này, bạn sẽ nhanh tay pha nên 1 chén nước mắm tỏi ớt thật ngon. Chẳng cần phải nếm thử xem đã vừa chưa, rồi lại đi nêm thêm gia vị, chỉ cần bạn ghi nhớ công thức 1-4-5-6 nhé. Một chén nước mắm ngon sẵn sàng cho bạn thưởng thức cùng các món ngon rồi đó.Và bạn có biết không, pha 1 chén nước mắm ngon còn thể hiện nét tinh tế của người chế biến nữa đó.
Nguyên liệu:
– 300ml nước lọc
– 1 thìa đường
– 1 thìa nước mắm
– Ớt băm
– Ít dấm hoặc chanh nêm sau cùng cho vừa độ chua.
Cách làm nước chấm bánh cuốn:
– Pha ra bát theo đúng tỉ lệ nguyên liệu kể trên. Nước chấm bánh cuốn pha sẵn ngoài hàng màu nhạt là vì bỏ ít nước mắm. Nếu thích đậm hơn có thể tăng lượng nước mắm trong công thức lên 30ml.
10.NƯỚC CHẤM GÀ LUỘC
Với món gà luộc thông thường có hai cách pha nước chấm, nước chấm nước mắm và nước chấm bột canh, hoặc tiết gà luộc giã ra với chanh, bột canh. Tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mà bạn lựa chọn cách pha sao cho hợp lý nhé.
Cách 1: Nước chấm từ nước mắm gồm các nguyên liệu sau: Một muôi nước mắm ngon, 1/4 thìa mì chính, 1/4 thìa hạt tiêu, vài lát ớt mỏng, một ít tiết gà luộc. Loại nước chấm bằng nước mắm này rất phù hợp để ăn cùng cơm hoặc xôi trắng.
Cách 2: Nguyên liệu: Bột canh, hạt tiêu, chanh (hoặc quất), ớt. Cho bột canh vào bát, vắt chanh (quất) vào. Thả các lát ớt, hạt tiêu vừa ăn. Bạn có thể thái chỉ lá chanh rắc vào, đảm bảo vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Cách 3: Chấm với tiết gà, gồm các nguyên liệu: Một thìa bột canh, nửa thìa hạt tiêu, ớt tươi, nửa quả chanh, một ít tiết gà luộc. Loại chấm này để chấm thịt gà luộc hoặc thịt gà nướng, có thể cho thêm chút lá chanh thái chỉ. Đặc biệt có thể cho thêm hành khô thái lát mỏng và một ít tiết gà luộc.
Cách 1: Dùng nước giấm trên cho thêm nước mắm và nước đun sôi để nguội. Sau khi nêm nếm vừa ăn cho thêm tỏi băm, ớt băm và ít tiêu xay.Cách 2: Bạn pha nước chấm theo công thức: 1 giấm + 1 đường + 1/2 mắm + 2 nước (nước đun sôi để nguội) + 1 đến 2 muỗng cà phê nước cốt chanh + tỏi và ớt băm.Nếu ăn theo kiểu người Bắc, bạn có thể cho ít đu đủ vào. Bạn mua loại đu đủ xanh, cắt miếng vuông mỏng hoặc cắt sợi sóng theo dụng cụ cắt hoa quả. Sau đó, bóp sơ qua phần đu đủ này với muối và trụng sơ qua nước sôi xả lại trước khi ngâm giấm, vắt khô và thả chúng vào bát nước chấm.
Có thể bạn quan tâm:
- TỔNG HỢP 17 LOẠI NƯỚC CHẤM KHÔNG THỂ THIẾU TRONG MÓN ĂN VIỆT
- TỔNG HỢP CÁCH PHA CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM TUYỆT NGON