Hiện nay rất nhiều loại thực phẩm được gắn mác hữu cơ, ít béo, không đường hoặc tự nhiên, nhưng chúng không tốt như bạn tưởng mà còn gây hại.
1. Nước ép trái cây nguyên chất
Bất kể những lúc nhắc tới việc ăn uống lành mạnh, ta đều nghĩ ngay tới những li nước ép trái cây. Song, tờ Washington Post đã chỉ ra rằng: “Kể cả khi chúng được làm bằng 100% thành phần trái cây nguyên chất, lượng đường trong 1 li nước ép đều không ít hơn lượng đường trong 1 li nước đường thông thường”. Ngoài ra, khi ép trái cây, bạn đã loại bỏ vỏ, hạt đồng nghĩa bạn sẽ làm mất đi lượng chất xơ của chúng dù chất xơ giúp hút bớt lượng đường trong trái cây.
Nước ép hoa quả có thể làm bạn tăng cân, mắc bệnh đái tháo đường cấp độ 2 vì chứa nhiều calo. Vậy làm thế nào để sử dụng chúng theo cách tích cực? Theo trang WebMD, bạn nên lưu ý khi chọn rau củ ít đường để ép. Thay vì uống nước ép, bạn nên uống smoothie với sữa hạnh nhân, bột protein và hoa quả.
2. Sushi
Cũng giống nước ép, sẽ rất tốt nếu bạn chọn loại sushi có thành phần là protein không mỡ và rau củ. Nhưng một số người thích ăn kèm nước sốt chứa đầy chất béo và sodium hoặc gạo trắng tinh chế. Thông thường, sushi không cung cấp nhiều chất xơ, vitamin hay khoáng chất. Ngoài ra, cá sống có thể khiến bạn bị bệnh.
3. Sinh tố
Không phải tất cả các loại sinh tố đều được pha giống nhau. Rất nhiều loại mua ở các nhà hàng chứa lượng đường cao hơn trà sữa. Ví dụ: Trà xanh Matcha tại Jamba Juice chỉ có 57 gram đường.
Theo chuyên gia về ăn kiêng Kristin Kirkpatrick, calo trong sản phẩm smoothie pha sẵn có thể dao động từ 650 tới 1.000 calo, cao hơn hẳn lượng calo trong một chiếc bánh phô mai. Lí do là vì ngoài trái cây, rau quả, đôi khi chúng được bổ sung đường và xi-rô. Hãy tự làm smoothie tại nhà hoặc nếu không có thời gian, hãy mua các loại smoothie pha sẵn có kích thước nhỏ nhất.
4. Bột yến mạch ăn liền
Yến mạch tốt cho sức khoẻ, nhưng bạn có biết, bột yến mạch ăn liền có chỉ số glicemic càng cao khi chúng càng được chế biến kĩ. Khi đó, lượng calo bạn nạp vào sẽ cao hơn. Không chỉ thế, ở bột yến mạch ăn liền còn có thể có thêm đường, các chất phụ gia, bảo quản. Thay vào đó, hãy sử dụng yến mạch thô nhé.
5. Rau củ, trái cây đóng hộp
Phần lớn mọi người đều biết rằng ăn nhiều rau củ, trái cây là tốt cho sức khoẻ, nhưng đa số chỉ dừng ở đó. Chúng ta chỉ nghĩ rằng, cứ ăn nhiều là được mà không quan tâm xem chất lượng của các loại thực phẩm đó như thế nào.
Rau củ, trái cây đóng hộp cũng là rau, tuy nhiên, khi chế biến, các nhà sản xuất đã cho vào đó các loại sốt, giấm, hương liệu, chất bảo quản… nên nó không thực sự còn đầy đủ các chất như rau tươi. Do vậy, tốt nhất, các bạn nên ăn rau củ quả tươi, hạn chế ăn đồ đóng hộp.
6. Ngũ cốc
Ngũ cốc thường được coi là bữa sáng lành mạnh và cân bằng. Tuy nhiên nhiều thương hiệu ngũ cốc phổ biến lại chứa các thành phần có hại. Trừ ngũ cốc nguyên hạt, những loại khác có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó sản sinh ra insulin hàng ngày, không tốt cho cơ thể. Lượng calo tăng nhanh cũng khiến bạn nhanh đói.
7. Các loại phô mai đã qua chế biến
Ngoài việc có rất nhiều chất phụ gia trong phô mai chế biến sẵn (phô mai ăn liền), nó còn chứa một lượng lớn natri. Điều này không tốt cho sức khoẻ chút nào nếu bạn ăn nhiều. Nếu thích ăn phô mai, các bạn nên sử dụng phô mai chưa qua chế biến để nấu kèm các món ăn nhé.
8. Cá hồi nuôi
Cá hồi khá giàu đạm. Do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, số lượng cá hồi sống ngoài tự nhiên bị giảm mạnh. Vì thế, ngành công nghiệp nuôi trồng cá hồi đang bùng nổ. Người ta nghĩ ra nhiều cách để nuôi cá, bao gồm cho cá ăn những loại thức ăn rẻ tiền và giữ chúng trong những không gian eo hẹp. Kết quả là cá được nạp axit béo omega-6 thay vì omega-3, làm tăng chứng viêm, đông máu, và tăng sinh tế bào.
Một nửa con cá hồi hoang có khoảng 341 miligam omega-6, trong khi cá hồi nuôi ở nông trại có chứa tới 1.944 miligam omega-6. Bên cạnh đó, cá hồi nuôi thường được nhuộm hồng để trông khỏe mạnh nên lượng chất PCBs cao hơn. PCBs là một chất hóa học công nghiệp bị cảnh báo gây ung thư cho con người.
9. Sữa chua không béo
Những loại sữa chua và kem ít béo và ít đường thường được trưng bày trên các kệ hàng tạp hóa. Nhưng liệu các công ty có thực sự làm ra những hương vị ngọt ngào mà không sử dụng đường hoặc chất béo? Huấn luyện viên Jennifer Cohen tiết lộ cô không bao giờ mua chúng. Cô giải thích với Forbes rằng: “Thực phẩm không béo không hề lành mạnh. Chất béo không khiến bạn béo. Đường mới làm tăng cân. Hầu hết trong các loại sữa chua 15 gram, đường chiếm thể tích khoảng 6 oz.
Ngoài ra, ngay cả khi sữa chua có hương vị trái cây, chúng cũng không tốt. Nếu bạn muốn thưởng thức một bữa ăn trưa ngon miệng, hãy né các loại chứa hương vị nhân tạo; và thưởng thức sữa chua Hi Lạp nguyên chất với một số loại quả và mật ong. Loại này không chứa chất làm ngọt nhân tạo, nhưng các protein trong sữa chua Hi Lạp sẽ khiến bạn no cho đến khi ăn tối”. Bên cạnh đó, các loại kem không đường thường chứa thêm 18 thành phần bổ sung, bao gồm chất làm ngọt nhân tạo. Thậm chí chúng có thể gây nhuận tràng.
Sống và ăn uống lành mạnh trong thời đại này khá áp lực. Thật khó để luôn chắc chắn tất cả những thực phẩm bạn ăn hàng ngày đều tốt cho bạn. Mặc dù nên ưu tiên những loại chưa qua chế biến, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng tìm được chúng. Thi thoảng, lỡ ăn những thứ như bỏng ngô rang bơ, soda ăn kiêng hay lương khô cũng không sao nếu chúng cung cấp năng lượng cho bạn làm việc cả ngày. Bạn cũng không nhất thiết phải luôn ăn những thứ tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần hạn chế những thức ăn xấu và cố gắng ăn uống lành mạnh trong khả năng của mình.