ĐÂY LÀ CÂU TRẢ LỜI CHO CHỊ EM CÓ THÓI QUEN MUA THỊT VỀ NHÉT ĐẦY TỦ LẠNH NÈ, ỚN QUÁ ĐI.
Tiêu chảy mãi không dứt
Trong đầu tháng 10/2015, chúng tôi có tiếp nhận một cháu nhỏ (18 tháng) điều trị. Cháu nhập viện với tình trạng nôn nhiều, tiêu chảy và hơi sốt nhẹ. Theo thông tin mẹ cháu bé (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, bắt đầu từ 12h đêm cháu đã có biểu hiện nôn, nôn liên tục. Chỉ trong một đêm mà cháu đã nôn tới 6 lần. Thậm chí cứ uống nước vào là nôn chứ chưa cần uống sữa hay ăn bột. Đến đầu giờ sáng cháu bắt đầu có biểu hiện tiêu chảy kèm theo hơi sốt nhẹ. Cháu được chẩn đoán là nhiễm khuẩn tiêu hóa, được chỉ định kháng sinh đường tiêu hóa cùng với chế độ ăn uống giữ gìn, đến ngày thứ 2 thì cháu dừng được tiêu chảy. Nhưng đến chiều ngày thứ 2 cháu lại phải nhập viện trở lại. Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi sáng thì cháu đi đại tiện phân bình thường nhưng đến chiều lại phân lỏng đầy nước. Cháu tiếp tục được chỉ định uống thuốc. Vào những ngày sau cháu lại tái diễn y hệt, cứ sáng thì phân rất ổn nhưng chiều lại đầy nước, một ngày chỉ đi đại tiện 2 lần. Tình trạng này cứ kéo dài chừng 4-5 ngày sau đó khiến cho liệu trình điều trị đã phải kéo dài đến 7-8 ngày.
Chúng tôi cho xét nghiệm phân thì thấy cơ cấu vi khuẩn có hại khá nhiều. Điều đáng nói, phân buổi sáng và phân buổi trưa có cơ cấu vi khuẩn rất khác nhau. Điều đó chứng tỏ trong bữa sáng và bữa trưa của bé có vấn đề. Hỏi gặng ra thì mới biết, thịt bò để nấu bột cho bé được để trong tủ lạnh ít nhất 5 ngày, còn ngoài ra thường xuyên 7-10 ngày. Lý do mẹ cháu đưa ra khá đơn giản: em không tin thịt bò ở đây sạch, sợ bị nhiễm hóa chất, nên mỗi khi về quê, em đều tranh thủ mua chừng 7kg rồi bỏ tủ lạnh ăn dần. Đó chính là lý do khiến bé tiêu chảy. Sau khi bé được chỉ định dừng ăn thịt bò trong tủ lạnh, bé đã dừng tiêu chảy ngay vào ngày hôm sau.
Không để lạnh quá dài
Việc chăm sóc trẻ nhỏ rất cần cẩn thận bởi hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ khá yếu ớt và nhạy cảm. Chỉ cần mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột (hại khuẩn có nhiều hơn lợi khuẩn) thì đã gây ra tiêu chảy. Chưa cần phải nhiễm vi khuẩn tiêu hóa nghiêm trọng. Trong chăm sóc trẻ nhỏ, đồng ý là chúng ta phải lựa chọn thực phẩm sạch, không hóa chất bảo quản, không hóa chất độc hại. Nhưng cách chọn thực phẩm như bà mẹ ở trên là chưa đúng.
Thực phẩm động vật giết mổ ở vùng quê, được chuyển từ nông thôn ra thành thị cần phải được vận chuyển trong môi trường mát, ví dụ như thùng đá. Khi lên thành phố, việc giữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo. Các thực phẩm hữu cơ chỉ được bảo quản trong vòng 3 ngày đổ lại. Thịt phải cắt nhỏ ra từng khúc vừa đủ 1 bữa. Sau đó ăn bữa nào thì bỏ ra, rã đông và sử dụng. Không nên để cả tảng thịt to, rồi rã đông, rồi lại làm đông đá trở lại, sẽ chóng hỏng thịt. Cũng không nên để quá lâu vì các phân tử protein sẽ bị biến tính, tự hoại tử. Các bào tử vi khuẩn sẽ tích trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi, các sản phẩm tự thoái biến của thịt xuất hiện, nếu cho bé ăn thì bé sẽ bị tiêu chảy.
Quy tắc chọn thực phẩm cho trẻ
– Chọn thực phẩm tươi hàng ngày
– Không chọn thực phẩm đồ hộp như thịt hộp, cá hộp
– Chế biến bữa nào ăn hết bữa ấy
– Không để thực phẩm trong ngăn đá quá 3 ngày
Theo Bs. Yên Lâm Phúc
—
5 sai lầm khi tích trữ thịt trong tủ lạnh gây hại ngoài sức tưởng tượng
Nhiều người đã nghĩ đến việc mua ở quê về tích trữ thịt trong tủ lạnh để ăn trong nhiều ngày. Việc tích trữ thịt lâu ngày trong tủ lạnh có an toàn không?



Theo các chuyên gia dinh dưỡng để bảo quản thịt đúng cách chúng ta lưu ý vấn đề sau: Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc kín thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt để tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C,
Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C.
Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp.
Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.
Kể cả thịt chín hay sống dù để ngăn mát hay đá đều chỉ để trong thời gian nhất định không nên để lâu.
|