Bài thuốc quá dễ trị răng lung lay ê buốt, tới già răng vẫn không rụng

0
6364

Đau răng, sâu răng hoặc răng lung lay, ê buốt là nỗi khổ của hầu hết mọi người ở đủ mọi độ tuổi. Vì thế, mọi nhà nên chuẩn bị hũ rượu này để xử lí các vấn đề về răng ngay tại nhà.

Bài thuốc chữa đau răng từ rượu cau bắt nguồn từ thời ông cha ta, có nguồn gốc ở Việt Nam.

 

Ngày xưa, nhiều người hay nhai trầu, nhờ đó mà răng óng ả, chắc khỏe cho tới tận lúc lâm chung mà không rụng chiếc nào. Từ đó, tác dụng của cau đối với răng lợi được phát hiện.

Ở Việt nam, một số bệnh viện đa khoa và các phòng khám nha khoa cũng thừa nhận rượu cau là một phương pháp trị sâu răng, viêm lợi hiệu quả

Quả cau từ xưa đã được người Việt Nam dùng để làm sạch răng, giúp răng chắc khỏe.

Theo các chuyên gia, quả cau có vị chát, cay, tính ẩm, được nghiên cứu là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng, chính vì thế quả cau cũng được sử dụng trong việc trị giun sán, làm cho giun sán không bám được vào thành ruột. Rượu trắng có nồng độ cồn cao, có tính sát khuẩn, khi kết hợp với quả cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.

Cách làm rượu cau như sau:

Bổ trái cau làm tư, tách lấy hạt cau (ruột cau), cho vào bình đã đựng sẵn rượu để cau không bị thâm đen. Nếu bổ hạt cau ra mà không ngâm rượu ngay, miếng cau sẽ thâm nhìn không đẹp mắt.

Khi chọn rượu ngâm cau, các bạn nên chọn rượu trắng, loại mới nấu xong càng tốt.
Thành quả ngâm rượu cau.
Bạn tách rượu ra 1 chai để dùng, còn phần ruột cau vẫn tiếp tục ngâm.
Sau khi ngâm 2 tháng, bạn chắt bớt rượu ra 1 chai mới để lúc cần sẽ dùng chai này, sau đó thêm rượu trắng vào hũ cũ, để càng lâu càng tốt.

Cách dùng rượu cau:

Sau khi đánh răng sạch, bạn ngậm một chút rượu cau trong 15 phút rồi nhổ đi, sau đó kiêng súc miệng, không uống nước hoặc ăn gì trong 30 phút. Mỗi ngày ngậm rượu cau 2 lần, bạn sẽ không còn đau nhức răng lợi nữa.

Về ngâm rượu cau, các bạn có bao nhiêu cau thì ngâm bấy nhiêu, đừng ngâm ít quá tác dụng sẽ không cao. Rượu cau sau khi ngâm 1 tháng sẽ có màu vàng đẹp mắt. Lúc này, các bạn có thể sử dụng được rồi. Nếu vừa ngâm xong đã ngậm thì chưa có tác dụng đâu. Phụ nữ có thai, cho con bú, phải kiêng kháng sinh mà bị đau răng lợi thì nên ngậm rượu cau.

Ban đầu khi dùng rượu cau có thể bạn sẽ chưa quen vì vị rượu khá cay, bạn có thể pha loãng với nước và súc miệng. Sau này quen dần thì dùng rượu cau nguyên chất sẽ có tác dụng mạnh hơn.

Công dụng chữa bệnh không ngờ của cau

Đa số chúng ta chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa, tuy nhiên cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.

Hoa cau

Trong Đông Y, hoa cau có vị ngọt, tính mát, bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí.

Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, hoa cau có chứa vitamin A, C và chất xơ, do đó, cơ sở về việc hoa cau trị bệnh càng được chắc chắn.

Bổ tì, trị đầy bụng, khó tiêu: 4 lạng hoa cau cắt thành đoạn nhỏ, nỏ cuống, ngâm với nước muối, vớt ra để ráo. Lấy 2.5 lạng sườn chặt miếng, trần nước sôi, để ráo.

 Hoa cau

Cho sườn và hoa cau vào nồi cùng 4 bát nước, đun to lửa cho đến khi sôi, vặn lửa nhỏ để chừng 30 phút, nêm muối cho vừa ăn.

Trị hoa, đau tức ngực, tê đau khớp: 1 lạng hoa cau, hầm cùng thịt lợn, ăn như thức ăn bình thường.

Hạt cau

Hạt cau trong Đông y được đánh giá là có khả năng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tiêu chảy, sốt rét, tê phù.

Y học hiện đại chỉ ra rằng trong hạt cau có chứa tanin, alkaloid, giúp diệt giun rất hiệu quả.

Chữa sốt rét: Lấy 2g hạt cau, 1g thảo quả, 4g cát căn, 6g thường sơn. Sắc nước từ 600ml xuống còn 200ml, uống ba lần/ngày.

Chữa đầy bụng, khó tiêu: 10g hạt cau sắc cùng 10g sơn tra, lấy nước uống.

Hạt cau chứa nhiều tanin, alkaloid có tác dụng diệt giun hiệu quả

Chữa tê phù, kết đờm: 10g hạt cau, tán thành bột, pha với nước sôi hoặc hãm như hãm chè, uống nhiều lần trong ngày.

Chữa táo bón, tiểu dắt, đai dạ dày: 10g hạt cau, 10 g mạch tiền đông, sắc cùng nhau uống khi còn nóng.

 

Chữa đau bụng, giun sán, ứa nước miếng trong: 80g hạt cau sắc với nước. Ăn một nắm hạt bí ngô rang chín trước bữa sáng, để 2 tiếng sau, uống nước sắc hạt cau.

Chữa chứng tiểu tiện không thông của phụ nữ sau sinh: hạt cau già, hạt vông vang, hoạt thạch, hoa đào, lấy mỗi loại một lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 8g hỗn hợp trên, pha với rượu.

Rễ cau

Sử dụng rễ trắng của cau, loại rễ non sẽ có tác dụng cường dương sinh tinh. Vị thuốc này tuy quen thuộc nhưng không phổ biến bởi rất ít người biết đến. Lấy 40 đến 60g rễ trắng của cau, sao vàng rồi sắc lấy nước uống.

Tổng hợp