Bà bầu ăn củ gai: Giải pháp đơn giản giúp an thai, bồi bổ cơ thể

0
830

Ăn củ gai có tốt không là thắc mắc của nhiều chị em trong giai đoạn bầu bí. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về tác dụng và cách sử dụng củ gai đối với bà bầu.

Bà bầu ăn củ gai có tốt không?

Củ gai còn có tên gọi khác là tầm ma, tầm gai, cây gai bánh. Củ gai là phần rễ của cây gai (giống củ khoai, củ sắn…) có dạng hình trụ, chiều dài từ 8 – 25 cm, đường kính 0,8 – 2cm, màu nâu xám hoặc nâu sẫm.

Củ gai được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Ở những khu vực này, người dân thường đào rễ cây gai và củ gai về rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc cắt thái miếng rồi phơi hoặc sấy khô.

Bà bầu ăn củ gai: Giải pháp đơn giản giúp an thai, bồi bổ cơ thể - Ảnh 1
Lá của cây gai được dùng làm món bánh gai nổi tiếng – Ảnh minh họa: Internet

Phần lá cây gai được dùng khi làm bánh gai, phần thân và rễ của cây gai được dùng làm thuốc, đặc biệt dành cho các bà bầu. Phần củ gai sau khi thu hoạch có thể phơi khô làm nguyên liệu trong các bài thuốc hoặc luộc chín để ăn.

Theo Đông y, củ gai vị ngọt, tính lành, không độc, đi vào 2 kinh can, tâm có tác dụng an thai, cầm máu, giải độc, giải nhiệt hiệu quả cho bà bầu.

Bà bầu ăn củ gai: Giải pháp đơn giản giúp an thai, bồi bổ cơ thể - Ảnh 2
Bà bầu có thể ăn củ gai tươi giúp an thai – Ảnh minh họa: Internet

Củ gai có thể dùng làm thuốc an thai đối với những trường hợp bà bầu ra huyết, đau bụng và chữa sa dạ con. Bà bầu ăn củ gai tươi còn giúp khắc phục các triệu chứng viêm tử cung, trĩ, tiểu tiện đục, bí tiểu, nước tiểu đậm màu.

Bà bầu nên dùng củ gai như thế nào?

Củ gai sau khi thu hoạch chị em có thể rửa sạch, gọt vỏ luộc chín để ăn hoặc thái lát sắc lấy nước uống. Bà bầu có thể tham khảo một số cách dùng củ gai tươi giúp an thai, chữa động thai như sau:

Củ gai giúp an thai

Bà bầu dùng 150g – 200g củ gai tươi rửa sạch, thái lát. Tiếp đến, hầm củ gai với một trong các nguyên liệu phổ biến chuyên dành cho bà bầu như gà ác, bồ câu, móng giò, tim lợn, dạ dày lợn, chân dê.  Ăn canh củ gai theo cách này sẽ giúp bà bầu bồi bổ cơ thể, tốt cho thai nhi và hạn chế tình trạng sót nhau sau khi sinh.

Bà bầu ăn củ gai: Giải pháp đơn giản giúp an thai, bồi bổ cơ thể - Ảnh 3
Cù gai hầm gà ác rất tốt cho bà bầu và thai nhi – Ảnh minh họa: Internet

Khi bị ra máu trong thai kỳ, bà bầu có thể kết hợp nấu củ gai cùng các nguyên liệu trên, thêm vài ngọn ngải cứu, tía tô và ăn trong lúc nóng. Tình trạng ra máu sẽ sớm thuyên giảm.

Củ gai trị ốm nghén

Bà bầu nấu nước củ gai, thêm vài thanh mía, cỏ ngọt, cam thảo hoặc đường phèn uống trong 3 ngày. Để tăng giá trị dinh dưỡng, bà bầu có thế nấu nước củ gai cùng đậu đen xanh lòng đã rang chín.

Bà bầu ăn củ gai: Giải pháp đơn giản giúp an thai, bồi bổ cơ thể - Ảnh 4
Bà bầu có thể nấu nước củ gai uống giúp an thai, ngăn ngừa dọa sảy thai – Ảnh minh họa: Internet

Củ gai hoặc nước củ gai đều có tác dụng tốt cho sức khỏe của bà bầu. Chị em có thể ăn củ gai khi đang sử dụng thuốc Tây theo đơn của bác sĩ.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng củ gai sắc lấy nước uống, bà bầu chỉ nên uống từ 1 – 3 ngày. Uống nước củ gai trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không tốt. Bà bầu mắc chứng tỳ, vị hư, tiêu chảy không nên uống nước củ gai.

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, khi có những dấu hiệu bất thường nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai kỳ, bà bầu nên đến gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên chuẩn xác. Không nên tự ý làm theo các bài thuốc dân gian nếu chưa có ý kiến từ bác sĩ.

* Thông tin mang tính tham khảo.