Trong dân gian còn lưu truyền lại nhiều cách chữa sỏi mật, sỏi thận, trong đó thường ưa dùng nhất là bài thuốc từ trái sung. Đây là bài thuốc được cho rằng hiệu quả rất cao, giúp làm tan sỏi không cần phẫu thuật và giúp sỏi không có cơ hội quay trở lại.
Cách dùng trái sung chữa bệnh sỏi mật như sau:
Cách 1:
* Đối với trường hợp sỏi mật có kích thước nhỏ. Nên đi siêu âm trước và sau khi uống thuốc để thấy rõ hiệu quả.
Cách làm:
– Lấy 250g sung miếng đã được sao khô, xếp vào đáy nồi, đổ thêm 4 chén nước sau đó đun nhỏ lửa, sắc đặc còn khoảng 1 bát.
– Chia ra uống làm 2-3 lần trong ngày, uống hằng ngày thì chỉ cần 2 – 3 tháng là tan sỏi.
Thời gian: Với những ai sỏi nhỏ, bệnh nhẹ thì chỉ cần 2 – 3 tháng là tan sỏi. Những người bị nặng hơn thì trong thời gian đó cũng bắt đầu có kết quả.
Cách 2:
* Đối với trường hợp sỏi to, bệnh nhân cảm thấy đau nhói bên trong
Cách làm:
– Quả sung khô 50gr, nhân trần 10gr, hoa actisô 10gr, lá vọng cách 10gr, diệp hạ châu 8gr, râu bắp 8gr, kê nội kim (màng mề gà) 10gr, nghệ vàng 12gr, bạch truật 12rg, đảng sâm 20gr, thổ phục linh 10gr, cam thảo 8gr.
– Tất cả những vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 5 chén nước, thêm vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 chén, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 chén. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 chén, chia đều uống trong ngày.
Thời gian: Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.
Bài thuốc trên có 3 tác dụng chính:
Các bác sĩ y học cổ truyền cho biết, sỡ dĩ bài thuốc trên có tác dụng làm tan sỏi, ngăn ngừa sỏi tái phát là do sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc dân dã. Sự kết hợp của Quả sung, kê nội kim và nghệ vàng làm tan sỏi. Trong khi đó râu ngô, nhân trần, diệp hạ châu, vọng cách và ý dĩ có tác dụng lợi mật, đào thải sỏi ra bên ngoài. Nhân trần, hoa atiso, bạch truật giúp bổ gan, cải thiện và nâng cao chức năng gan để ngăn ngừa sỏi tái phát.
Một số biện pháp phòng ngừa sỏi mật
Giảm mỡ: Nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày vì khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
Tăng đạm: Để gia tăng sự tái tạo của các tế bào gan đã bị tổn thương nhằm chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
Nên tránh: Trà, cà phê, cacao, chocolate, thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
Bổ sung: Các loại thực phẩm như: hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc, các loại đậu đỗ.
Tăng cường vận động: Vì khi vận động sẽ làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ. Nó giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật.