Cách làm 10 món ăn vặt cay xè khiến bao người ‘điên đảo’

0
4515

Gân bò ngâm cóc, khoai tây chiên nước mắm hay da gà chiên giòn… luôn hấp dẫn chị em chốn công sở.Thay vì tìm mua thì tại sao bạn không tự mình làm và thường thức cùng người thân và bạn bè mình nhỉ ;;)

1.KHÔ GÀ

Nguyên liệu làm khô gà lá chanh:

– 450 g lườn gà
– 10 lá chanh
– 1 nhánh gừng nhỏ, 4 củ sả, 3 củ hành khô, 1 củ tỏi, 2 quả ớt sừng
– 2 thìa đường nâu, 2 thìa nước mắm, 3 thìa bột ớt Hàn Quốc, 1 thìa ngũ vị hương, 2 thìa bột màu điều, 1 thìa dầu hào.

Cách làm khô gà lá chanh:

Bước 1:
– Lườn gà rửa sạch, cho vào nồi cùng với 1 củ gừng, 2 củ hành khô đập. Đổ nước vào nồi luộc gà. Khi gà sôi được khoảng 5 phút thì bạn tắt bếp, ngâm gà khoảng 10 phút.

Bước 2:
– Tỏi khô bóc vỏ, băm nhuyễn, sả, lá chanh cắt chéo. Ớt sừng băm nhỏ.

Bước 3:
– Vớt thịt ra, để nguội, xé thịt gà theo thớ dài, gà không nên xé quá nhỏ sẽ khiến gà bị nát và khô.

Bước 4:
– Ướp gà với 1/2 số bột ngũ vị hương, bột ớt và tất cả số đường, dầu hào, mì chính, nước mắm vào. Trộn thật đều cho gà ngấm các gia vị. Ướp khoảng 30 phút.

Bước 5:
– Đun nóng 3 thìa dầu ăn, cho hạt điều vào chưng cho có màu đỏ đẹp, vứt bỏ xác. Cho tỏi và ớt sừng vào phi thơm, sau đó cho tiếp phần còn lại của bột ngũ vị hương, bột ớt Hàn Quốc vào xào trong vài phút.

Bước 6:
– Khi hỗn hợp có màu đẹp cho thịt gà đã xé cùng với sả và lá chanh cắt xéo vào.

– Hạ lửa nhỏ, đảo đều cho gà thấm gia vị khoảng 5-7 phút.

Bước 7:
– Khi gà đã săn, rải đều gà ra khay. Cho vào lò sấy ở 150 độ C trong 3-4 phút/lần. Sau mỗi lần sấy lấy đũa đảo cho gà được khô đều. Thực hiện bước sấy từ 2-3 lần cho thịt gà khô hoàn toàn.

– Sau khi sấy xong, nên để cho thành phẩm thật nguội, cất vào lọ hoặc túi kín để bảo quản dùng dần

Thành phẩm:

– Khô gà lá chanh có màu nâu vàng óng ả, kích thích vị giác bởi mùi thơm các gia vị tẩm ướp. Khi nhai có vị ngọt tự nhiên của thịt, vị cay cay của ớt, quyện với gừng, sả và lá chanh thơm nức. Hương vị tuyệt vời này đã khiến món ăn này thành món nhắm “lai rai” ngon khó cưỡng của đấng mày râu cùng như món quà vặt khoái khẩu của tất cả mọi người.

2.KHOAI TÂY CHIÊN NƯỚC MẮM

Nguyên liệu:

+ Khoai môn: 400 gam
+ Mỡ heo: 30 gam
+ Hành lá: 2 nhánh
+ Gia vị: Nước mắm, dầu ăn, đường

Cách làm khoai môn chiên nước mắm ngon tuyệt

Bước 1: Sơ chế khoai môn

– Đối với khoai môn ta gọt vỏ, rửa thật sạch, cắt miếng cho vừa ăn rồi cho khoai vào ngâm trong thau nước muối pha loãng từ 5 đến 7 phút, sau đó vớt khoai ra để ráo.

– Nhặt hành lá, rửa sạch, cắt nhỏ.

– Mỡ heo rửa sạch và cắt hạt lựu.

Bước 2: Chiên khoai môn

– Đặt chảo lên trên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì trút khoai môn vào chiên lên, sau khi khoai môn đã vàng đều tất cả các mặt thì ta vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.

– Để khoai được ngon và giòn thì ta nên chiên khoai 2 lần, lần thứ nhất chỉ chiên sơ khoai, còn lần 2 thì chiên cho vàng đều.

– Đặt 1 chiếc chảo khác lên trên bếp, đổ mỡ heo vào rồi xào lên cho đến khi thấy mỡ có màu vàng thì cho chúng ra chén nhỏ.

Bước 3: Chiên khoai với hỗn hợp nước mắm

– Dùng 1 cái tô, cho vào tô 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 chút hành lá, hạt nêm rồi cho mỡ heo vào khuấy đều lên

– Dùng lại chiếc chảo vừa chiên mỡ heo đặt lên bếp, trút tô hỗn hợp vừa pha vào và nấu lên. Ta vặn lửa nhỏ rồi đun đến khi thấy nước trong chảo đã sệt lại thì ta đổ khoai môn vào, xào và đảo đều tay để khoai thấm đều gia vị và có màu nâu vàng hơi cháy sém, sau đó ta tắt bếp và cho ra đĩa.

Vậy là không phải mất quá nhiều thời gian cũng như công sức nhưng bạn vẫn có thể hoàn thành xong món khoai môn chiên nước mắm vừa hấp dẫn vừa lạ miệng này. 

3.XOÀI NGÂM CHUA NGỌT

Nguyên liệu làm món xoài ngâm mắm ớt:

– 1kg xoài xanh

– 350gr đường

– Nước mắm

– Ớt trái, ớt bột có hạt

– Muối

2

Cách làm món xoài ngâm mắm ớt:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm xoài ngâm mắm ớt.

3

– Xoài gọt hết vỏ, thái lát dài vừa ăn, ngâm xoài vào nước muối loãng khoảng 1 giờ.

– Ớt trái thái miếng nhỏ, bỏ hết hạt ớt đi.

Bước 2: Các bước thực hiện làm món xoài ngâm mắm ớt.

– Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi.

– Cho xoài vào trần sơ qua rồi nhanh chóng ngâm xoài vào nước lạnh để giữ được độ giòn, sau đó vớt vào rổ để ráo nước.

4

– Trộn xoài với 250g đường, để ngâm qua đêm (ít nhất là 6-8 giờ)

5

– Trong quá trình ngâm, do đường ngấm vào xoài nên sẽ ra khá nhiều nước như thế này.

6

– Các bạn chắt lấy phần nước đó cho vào nồi, hòa chung với 2 muỗng nước canh mắm và 100g đường còn lại.

– Bắc nồi lên bếp đun trên ngọn lửa vừa, các bạn khuấy đều và đun cho đến khi đường tan hết thì tắt bếp, để nguội hoàn toàn. Trong bước này các bạn có thể nêm nếm lại cho vừa miệng tùy thích.

7

– Lấy một cái lọ sạch, khô ráo. Các bạn xếp những miếng xoài vào lọ cho ngay ngắn, thêm ớt trái, ớt bột và đổ phần nước dùng vừa đun vào.

– Ngâm xoài khoảng vài giờ là có thể thưởng thức.

Lưu ý khi làm món xoài ngâm mắm ớt:

– Khi trần xoài qua nước sôi, các bạn chỉ cần nhúng qua là được, không nên để lâu để tránh làm xoài bị nát.

– Khi lấy xoài ra ăn các bạn chú ý dùng muỗng hay đũa sạch, khô để không làm lọ bị đóng màng.

Xoài ngâm mắm ớt giòn giòn lại đủ vị chua cay mặn ngọt nên mọi người có thể ăn rất nghiền. Ngày tết, các bạn ăn kèm xoài ngâm với thịt luộc là hợp gu nhất lại chống ngán tốt nữa. Các mẹ hãy nhanh chóng làm ngay một hũ xoài ngâm mắm ớt trong tủ lạnh để thưởng thức ngay khi thích.

4.CÓC NGÂM CHUA NGỌT

cách làm Cóc non ngâm chua ngọt

Nguyên liệu làm cóc non ngâm chua ngọt

  • Cóc non: 1kg (Hay bạn có thể chọn mua cóc thái)
  • Đường thốt nốt: 150gr ( có thể sử dụng đường vàng thay cho đường thốt nốt)
  • Nước mắm : 2 muỗng canh
  • Muối: 3 muỗng canh
  • Ớt băm nhuyễn: 2 muỗng canh
  • Hủ, keo đựng

Cách làm cóc non ngâm chua ngọt:

  • Cóc non là loại nhỏ, không hạt. Bạn mua cóc về sau đó dùng dao bào gọt bỏ đi phần vỏ bên ngoài, lưu ý là bạn không cần thiết gọt quá sâu như ăn không đâu, vì như vậy sẽ làm mất độ chua của cóc. Sau khi bạn gọt xong hết phần cóc đó, bạn lấy cóc cho vào một cái thau nước có pha sẵn chút muối, như thế sẽ giúp làm sạch đi phần nhựa của trái cóc.
  • Sau đó bạn rửa lại nước sạch một lần nữa, rồi bạn vớt cóc ra để vào một cái rổ thưa cho ráo, bạn cũng có thể cắt trái cóc ra làm đôi cho cóc dễ thấm, đối với những trái cóc lớn.
  • Tiếp theo bạn lấy khoảng 250ml nước lọc rồi bạn cho vào một ít đường sau đó bạn mang đi đun sối với lửa nhỏ, nhớ là trong lúc đun vừa đun vừa khuấy đều lên để không bị khét nhé, khi thấy đường tan hết thì tắt bếp. Khi nước đường nguội hoàn toàn thì cho nước mắm, ớt vào chung.
  • Hủ để đựng cóc ngâm bạn cũng cần phải rửa thật sạch và để cho nó khô.
  • Sau đó lấy cóc cho vào hủ đã chuẩn bị sẵn. Lấy phần nước ngâm đã chế biến cho vào ngậm phần cóc. Cóc ngâm sau một ngày là bạn có thể lấy ra thưởng thức rồi. Để món cóc ngâm ăn ngon và bảo quản được lâu hơn, bạn nên để hủ cóc ngâm tronng ngăn mát tủ lạnh nhé.

Lưu ý thành phẩm:

  • Cóc ngâm phải giòn, có vị chua chua ngọt ngọt mằn mặn.
  • Cóc ngâm phải thấm điều gia vị mới ngon
  • Nước ngâm cóc có màu sắc đẹp mắt và không bị đóng váng trên bề mặt

5.DA GÀ CHIÊN GIÒN

Nguyên liệu:

– Da gà: 500gr

– Xì dầu, hạt tiêu, nước mắm, bột ớt

– Vừng rang chín: 20gr

– Bột gạo nếp: 100gr

– Dầu ăn

– Muối hạt, chanh

Cách làm da gà giòn cay:

Bước 1:

– Da gà mua về bóp rửa cùng muối hạt và nước cốt chanh cho thật sạch và bớt mùi.

– Bắc nồi nước lên bếp và cho da gà vào luộc chín. Sau đó vớt ra gà ra và để ráo.

– Tiếp theo ướp da gà cùng các gia vị theo tỉ lệ: 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa café hạt tiêu xay, ½ thìa canh nước mắm, ½ thìa canh bột ớt (ớt gia giảm tuỳ sở thích). Đi găng tay nilon rồi trộn cho da gà ngấm thật đều và hoà quyện cùng các gia vị. Để da gà khoảng 30 phút cho ngấm.

– Cho thêm vừng rang vào và tiếp tục trộn đều

– Tiếp đến cho bột gạo nếp vào bát da gà và trộn đều

Bước 2:

– Bắc nổi lên bếp, cho lượng dầu ăn nhiều một chút để chiên da gà được ngập dầu. Như vậy da gà mới giòn và ngon. Lưu ý nếu chiên ít thì nên sử dụng nồi nhỏ để không bị tốn nhiều dầu.

– Đun sôi dầu rồi thả da gà vào dầu đã đun sôi và chiên đến khi chín vàng

– Cuối cùng, vớt da gà đã chín giòn ra đĩa có giấy để thấm bớt dầu là xong

Da gà chiên giòn cay lạ miệng mà lại rất ngon, da gà giòn tan, thơm nức lại cay cay, đảm bảo ai cũng thích mê, món này để ăn vặt hay dùng cho các ông xã nhậu với cốc bia thì trên cả tuyệt vời. Chúc các bạn thành công!

Món da gà giòn cay này bạn cũng có thể làm nhiều một chút rồi bảo quản bằng túi hoặc hộp kín trong tủ lạnh và sử dụng dần nhé

6.ME BỌC XÍ MUỘI

Nguyên liệu cần có để làm xí muội

  • Nho khô, chuối khô, mơ khô, sung khô,…: khoảng 1kg
  • Chanh tươi: 7 trái
  • Gừng: khoảng 300gr hoặc nhiều hơn, ít hơn tuỳ vào khả năng ăn cay và sở thích của bạn.
  • Cam thảo xay: 1 muỗng cà phê.
  • Đường trắng: 1 – 2 muỗng, tuỳ vào sở thích của bạn.
  • Muối: ½ muỗng cà phê

Hướng dẫn cách làm xí muội

Bước 1: Cắt thành miếng nhỏ tuỳ ý các loại trái cây khô dung để làm xí muội. Còn chanh đem rửa sạch và vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.

Bước 2: Gừng chúng ta cạo vỏ và rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho nước cốt chanh và gừng thái lát vào máy xay để xay nhuyễn. Sau đó, bạn cho hỗn hợp nước cốt chanh và gừng vừa xay nhuyễn cùng với đường vào hỗn hợp trái cây khô vừa thái mỏng khi nãy và trộn đều tay.

Bước 3: Tiếp theo, xay (không cần quá nhuyễn) hỗn hợp chúng ta vừa trộn. Sau đó cho chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào chảo khi chảo nóng. Đợi đến khi dầu nóng thì ta cho hỗn hợp trái cây vừa xay vào và đảo đều tay. Để lửa riu riu khi chảo trái cây ráo nước. Đợi hỗn hợp trái cây đã săn lại và ráo nước thì bạn cho ra khay hoặc thớt và tản mỏng cho nguội.

Bước 4: Bước cuối cùng trong cách làm xí muội đó là vo viên hỗn hợp trái cây đã nguội thành từng viên tròn nhỏ rồi lăn sơ qua một lớp bột bột cam thảo. Sau đó, đựng các viên xí muội vào các túi nhỏ để bảo quản và sử dụng.

Vậy là món xí muội đã hoàn thành. Giờ thì bạn đã biết được thành phần của xí muội gồm những gì rồi nhé. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có được món xí muội chua chua ngọt ngọt ngon tuyệt cú mèo. Hãy thưởng thức mùi vị của một món ăn vặtquen thuộc của tuổi thơ do chính mình làm ra.

7.ME SẤY

Me sấy, rắc thêm một lớp đường cát mỏng và muối ớt cay xè làm bạn chỉ cần nhìn thôi đã chảy nước miếng. Những cô nàng hảo chua chắc chắn sẽ mê mẩn trước vị chua của me sau vị ngọt, cay đến tê lưỡi ban đầu.

Giá: 280.000 đồng/kg

8.CHÂN GÀ NGÂM SẢ TẮC

Nguyên liệu làm chân gà ngâm sả tắc gồm có:

  • 500gr chân gà rút xương
  • 8 nhánh sả: rửa sạch, phần củ cắt lát, phần thân chẻ dọc
  • 12 quả tắc: rửa sạch và cắt đôi, bỏ hạt
  • 1 nắm ớt xanh, ớt đỏ: rửa sạch, cắt lát một phần và để nguyên trái phần còn lại
  • 1 củ tỏi

Gia vị cho nước ngâm:

  • 100gr đường
  • ½ bát nước mắm
  • 500ml nước lọc
  • 50ml nước giấm

chan ga ngam 3

Cách làm chân gà ngâm sả tắc:

chan ga ngam 1

Bước 1: Rửa thật sạch chân gà với muối để khử mùi. Sau đó thả chân gà vào nồi nước sôi, luộc trong 10 phút. Sau khi chân gà chín, vớt ra rửa qua nước lạnh cho hết mỡ trước khi ngâm vào nước đá lạnh trong 15 phút để chân thật giòn.

Bước 2: Nấu hỗn hợp nước, giấm, đường theo tỉ lệ 5 nước: 1 đường: ½ dấm. Sau đó, tắt bếp vào rót vào hỗn hợp nước giấm đã nguội khoảng ½ chén nước mắm. Để vừa ý, bạn có thể nêm nếm lại. Sau đó cho chân gà vào ngâm với sả, ớt, tắc và tỏi trong ít nhất 4 tiếng.

chan ga ngam 4

Để bảo quản chân gà ngon lâu, các bạn nên giữ trong tủ lạnh nhé!

9.GỎI GÂN BÒ CÓC NGÂM

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

– Gân bò chín: 500g
– Quả cóc xanh: 2-3 quả
– Tỏi: 3-4 củ
– Ớt: 3 quả
– Gừng: 1 nhánh
– Tương bần: 3 thìa canh
– Nước mắm: 5 thìa canh
– Đường: 3 thìa canh
– Rau răm: 1 mớ nhỏ

PHẦN 2: CÁCH LÀM

Bước 1: Nếu là gân bò sống các bạn có thể rửa sạch rồi cuộn chặt lại bằng chỉ rồi đem luộc chín nhừ trong khoảng thời gian 1-2 tiếng.

Vớt gân bò ra để nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 tiếng. Sau đó bỏ gân bò ra gỡ chỉ rồi thái miếng mỏng vừa ăn.

Bước 2: Cóc gọt vỏ, tách miếng nhỏ bỏ hột để riêng.

Bước 3: Nước mắm và đường đổ vào nồi nhỏ đặt lên bếp quấy đều cho đến khi nước mắm sôi là được rồi tắt bếp.

Bước 4: Tỏi bóc vỏ, ớt gừng rửa sạch cho vào cối xay hoặc băm thật nhỏ.

Chuẩn bị một bát to trộn chung hỗn hợp nước mắm và tỏi ớt gừng băm nhỏ vào với nhau.

Tương cho thêm chút đường và tỏi băm vào trộn đều.

Chuẩn bị một bát to cho gân bò, nước mắm tỏi ớt gừng và 3 thìa canh tương cuối cùng là cóc xanh vào trộn thật đều.

Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát trộn rồi để vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút cho gân bò ngấm đều gia vị.

Bày gân bò trộn cóc xanh ra đĩa thưởng thức cùng vài cọng rau răm chấm thêm chút tương.

10.BÁNH TRÁNG TRỘN TÔM KHÔ

Món vedette trong danh sách thức ăn vặt ở Sài Gòn không gì khác ngoài bánh tráng trộn tôm khô. Các cô nàng công sở là khách hàng quen thuộc của shop bán bánh tráng trộn online để có thể order mọi lúc mọi nơi, thậm chí có chị em còn thủ sẵn trong ngăn kéo làm việc ở văn phòng để ứng biến ngay lập tức khi lên cơn thèm.

Giá: 10.000 – 30.000 đồng/bịch tùy từng loại.