Cách làm 5 món hủ tiếu kỳ công nhưng đã miệng

0
1107

Tuy cần nhiều nguyên liệu, thời gian làm cũng không nhanh nhưng khi ăn bát hủ tiếu dậy mùi thơm, ngon xuýt xoa thì cũng bõ công lắm.

1. Hủ tiếu thập cẩm

Ngoài các món như phở, cơm tấm, bánh mì, xôi& người miền Nam còn có món hủ tiếu dùng để ăn sáng cũng rất ngon.

Ngoài các món như phở, cơm tấm, bánh mì, xôi… người miền Nam còn có món hủ tiếu dùng để ăn sáng cũng rất ngon.

Nguyên liệu: cho khoảng 10 tô hủ tiếu

– 2 kg xương lợn, 50g tôm khô, vài con mực khô, 2 củ cà rốt, 1 củ cải vừa
– 400g thịt lợn xay, 20-30 con tôm
– 1 quả tim lợn, 20 quả trứng cút hoặc 5 quả trứng gà
– 300g thịt lợn (tùy thích chọn thịt nạc dăm hay thịt đùi, thăn) để làm thịt xá xíu, muối, đường, ngũ vị hương, rượu thơm, màu gạch tôm.
– 1 – 1,2 kg hủ tiếu tươi, rau sống, giá, hẹ, cần tây, chanh, ớt, hành ngò, hành tím.
– Muối, 50g đường phèn, hạt nêm.
– 1 chén nhỏ tỏi băm nhỏ, 1 chén nhỏ cải tân xại (loại cải muối ngọt của người Hoa, có bán ở các hàng chạp phô).

Cách làm:

– Nấu nước dùng:

+ Bắc một nồi nước to lên bếp cho vào khoảng một muỗng nhỏ muối đun sôi rồi cho toàn bộ xương lợn vào chần trong khoảng vài phút, sau đó vớt xương ra rồi xả lại nước lạnh cho xương thật sạch, nước chần xương bỏ đi.

+ Bắc nồi lên bếp cho vào nồi khoảng 7 lít nước lạnh, sau đó cho xương đã chần sơ vào hầm để lấy nước ngọt. Để lửa to đun cho đến khi nước bắt đầu sôi thì hạ xuống lửa nhỏ để hầm, chú ý canh để vớt cho sạch bọt cho nước dùng được trong. Hầm trong khoảng 2h hay hơn để xương ra nước ngọt.

+ Trong quá trình hầm, cho vào nồi những vật liệu sau: tôm khô rang lên cho thơm, mực khô nướng vàng, củ cải và cà rốt gọt vỏ cắt khúc to.

+ Nêm vào nồi nước: 2 muỗng canh muối, 50g đường phèn, 1 muỗng nhỏ hạt nêm.

– Làm nhân:

+ Hành tím thái mỏng rồi cho vào chảo có ít dầu đun nóng để phi thơm, sau đó cho thịt lợn xay vào xào, nêm vào thịt khoảng một muỗng nhỏ nước mắm ngon, khi thịt chín thì tắt bếp, cho thịt đã xào ra chén để riêng.

+ Tim lợn rửa sạch cho vào nồi nước sôi cùng với một chút muối luộc khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đậy nắp nồi lại cho tim tiếp tuc chín khoảng 20 phút nữa. Khi tim nguội thì lấy ra xắt thật mỏng, để riêng.

+ Trứng cút hoặc trứng gà luộc chín, bóc vỏ (nếu là trứng gà thì cắt làm đôi)

+ Tôm rửa sạch với muối rồi cho vào nồi luộc hay hấp chín, để nguội rồi bóc vỏ.

+ Thịt lợn ướp với non nửa muỗng nhỏ muối, chút ngũ vị hương, tiêu, bột tỏi hoặc một muỗng nhỏ nước cốt tỏi (tỏi băm hòa với chút nước ấm vắt lấy nước), một muỗng nhỏ rượu thơm, chút xíu màu gạch tôm hoặc màu đỏ thực phẩm.

+ Bắc nồi lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi chút dầu đun nóng rồi cho thịt vào ram cùng với một ít nước, ram khoảng 15 – 20 phút cho thịt chín đều và nước cạn còn một ít là được. Để thịt cho nguội rồi xắt thành miếng mỏng.

+ Tỏi băm cho vào chảo dầu phi cho hơi vàng thì cho cải tân xại vào phi cùng cho đến khi tỏi và cải vàng, khô ráo và giòn là được.

+ Các loại rau sống, giá hẹ, cần tây… bày ra đĩa. Hành lá thái mỏng.

– Trình bày:

+ Hủ tiếu tươi cho vào nồi nước sôi chần cho mềm rồi cho vào tô, trên bày các loại thịt, tôm, trứng…

+ Nồi nước dùng nêm nếm lại cho vừa ăn rồi chan vào tô hủ tiếu, sau cùng rắc hành lá và tiêu lên trên.

+ Dùng nóng kèm với các loại rau sống, giá hẹ và cần tây.

– Ghi chú: về phần nhân tùy thích các bạn có thể thêm bớt theo khẩu vị gia đình, có thể dùng gan luộc chín xắt mỏng, mực luộc chín hoặc sườn non hầm mềm.

Các nguyên liệu cần thiết.

Các nguyên liệu cần thiết.

Nguyên liệu sau khi chế biến.

Nguyên liệu sau khi chế biến.

Nước dùng.

Nước dùng.

Sợi hủ tiếu tươi.

Sợi hủ tiếu tươi.

Cho các nguyên liệu phủ lên trên bề mặt sợi hủ tiếu đã chần qua nước nóng.

Cho các nguyên liệu phủ lên trên bề mặt sợi hủ tiếu đã chần qua nước nóng.

2. Hủ tiếu chay

Tô hủ tiếu thơm lừng, được làm từ các nguyện liệu rau củ quả ngon ngọt tự nhiên, tạo cảm giác thanh tịnh cho người thưởng thức.

Tô hủ tiếu thơm lừng, được làm từ các nguyện liệu rau củ quả ngon ngọt tự nhiên, tạo cảm giác thanh tịnh cho người thưởng thức.

Nguyên liệu: cho khoảng 7-8 bát lớn như trong hình

– Phần nước dùng: 2-3 quả táo, 1 quả lê, 1-2 bắp ngô, 1/4 cây bắp cải, 2 củ cà rốt, vài viên nhỏ đường phèn, nấm hương
– 300g mỳ căn, 2-3 bìa đậu phụ, 2 -3 cây sả, ngũ vị hương
– Phần chao ăn kèm: 1 thìa canh chao đỏ, 1 thìa canh chao trắng, đường
– Sợi hủ tiếu tươi hoặc khô
– Giá đỗ, xà lách xoăn, muối, xì dầu, đường.

Cách làm:

hu-tieu-chay-339686-1370600033_600x0.jpg

Bước 1:

– Phần nước dùng: rửa sạch tất cả các loại rau củ, táo bổ làm đôi, ngô tách bỏ lá và râu ngô cho thật sạch, cà rốt cạo vỏ sạch, cho tất cả vào nồi, thêm vài viên đường phèn và muối, đặt lên bếp đun sôi hầm lấy nước dùng.

my-can-2-896668-1370600034_600x0.jpg

Bước 2:

– Mỳ căn rửa sạch, xắt thành từng lát vừa ăn.

– Đậu phụ rửa sạch, xắt quân cờ vừa ăn.

my-can-3-719847-1370600034_600x0.jpg

Bước 3:

– Đun nóng nồi, cho dầu, thả mỳ căn, đậu phụ vào rán vàng, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.

dau-phu-va-my-can-kho-248131-1370600034_

Bước 4:

– Cho mỳ căn, đậu phụ, thêm sả đập dập, một thìa nhỏ ngũ vị hương vào nồi, thêm một thìa nhỏ muối, một thìa canh xì dầu, một thìa canh đường, trộn đều ướp khoảng 30 phút trước khi chế biến.

– Đặt nồi đậu phụ lên bếp, đun lửa nhỏ thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều và đổ vào một ít nước lọc, kho khoảng 30 phút, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn, nêm hơi mặn vì bạn dùng ăn kèm với nước dùng và hủ tiếu.

gia-do-998288-1370600034_600x0.jpg

Bước 5:

– Giá đỗ nhặt sạch, xà lách xoăn rửa sạch, để ráo.

4-718086-1370600034_600x0.jpg

Bước 6:

– Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ rễ, rửa sạch.

6-810721-1370600035_600x0.jpg

Bước 7:

– Phần chao ăn kèm: hòa chao đỏ, chao trắng vào bát, thêm đường tùy theo sở thích của bạn.

7-323925-1370600035_600x0.jpg

Bước 8:

– Phần nồi nước dùng ở bước 1 sau khi hầm để các loại rau củ ra hết chất, vớt rau củ bỏ đi, bạn thêm nấm hương vào nồi, tiếp tục đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, ở nồi nước dùng bạn chỉ nêm muối không nêm xì dầu vì xì dầu sẽ làm cho phần nước dùng bị chua.

5-774330-1370600036_600x0.jpg

Bước 9:

– Đun nồi nước sôi, cho hủ tiếu vào chần sơ, đổ hổ tiếu vào bát lớn.

8-402111-1370600036_600x0.jpg

Bước 10:

– Khi dùng múc một ít đậu phụ và mỳ căn kho vào bát, thêm nấm hương và chan nước dùng, bên trên thêm một ít chao, dùng kèm với giá và xà lách xoăn.

3. Hủ tiếu trộn

Hương vị vừa lạ vừa quen của món ăn này sẽ chinh phục cả gia đình bạn đấy.

Hương vị vừa lạ vừa quen của món ăn này sẽ chinh phục cả gia đình bạn đấy.

Nguyên liệu: cho khoảng 6-7 bát lớn như trong hình

– 500g xương lợn, 1 củ cải trắng, 1 nhúm tôm khô
– 300g tôm
– 300g thịt nạc thăn hay thịt ba chỉ
– 200g thịt nạc băm
– 10-12 quả trứng cút
– Tỏi, xì dầu, tương đen (loại dùng để ăn với phở), đường, muối, dầu ăn, hành lá, hạt tiêu, hành khô
– Rau ăn kèm: xà lách xoăn, rau thơm, hẹ, giá đỗ, bắp cải
– Sợi hủ tiếu khô hay tươi, tương ớt.

Cách làm:

1-945688-1369051261_600x0.jpg

Bước 1:

– Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh tròn. Tôm khô rửa sạch.

– Xương lợn rửa sạch, cho tôm khô, củ cải trắng vào nồi, thêm nước lạnh và một thìa nhỏ muối, đun lấy nước dùng.

tom-949084-1369051262_600x0.jpg

Bước 2:

– Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên lưng tôm, rửa lại cho thật sạch.

– Đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào, đến khi tôm chuyển màu hồng thì chín, bạn đổ ra bát để riêng. Khi bạn xào tôm không đổ thêm nước lạnh và xào nhanh tay để tôm vẫn giữ độ giòn và ngọt.

hu-tieu-tron-7-894020-1369051262_600x0.j

Bước 3:

– Thịt nạc băm đổ ra âu, ướp vào âu thịt một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường và hành khô thái nhỏ, trộn đều ướp khoảng 15 phút.

– Đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi tỏi hành thơm, cho thịt vào xào chín, đổ ra bát để riêng.

thit-ba-chi-420368-1369051262_600x0.jpg

Bước 4:

– Thịt nạc thăn hay thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, để nguội, cắt lát vừa ăn.

toi-phi-526563-1369051262_600x0.jpg

Bước 5:

– Tỏi bóc bỏ vỏ, giã nhuyễn.

– Đun nóng một ít dầu ăn, phi tỏi thơm.

hu-tieu-tron-3-956008-1369051262_600x0.j

Bước 6:

– Cho tỏi ra bát, pha vào bát tỏi một thìa canh xì dầu, hai thìa nhỏ đường, một thìa nhỏ tương đen, một thìa canh nước lọc hòa cho đường tan, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, nêm hơi mặn vì dùng để trộn với hủ tiếu.

trung-cut-772601-1369051263_600x0.jpg

Bước 7:

– Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.

rau-an-kem-603766-1369051263_600x0.jpg

Bước 8:

– Hành lá, hẹ rửa sạch, cắt khúc.

– Rau thơm, bắp cải rửa sạch, thái bắp cải thật mỏng.

– Rau xà lách xoăn, giá đỗ rửa sạch, để ráo.

hu-tieu-tron-5-568586-1369051263_600x0.j

Bước 9:

– Sợi hủ tiếu chần sơ qua nước sôi, cho vào bát. Nếu dùng sợi hủ tiếu khô thì bạn đun nồi nước sôi cho sợi hủ tiếu vào luộc chín, tiếp theo đổ ra rổ, xả lại nước lạnh và rưới vào một ít dầu ăn để không bị dính chùm.

hu-tieu-tron-12-791329-1369051263_600x0.

Bước 10:

– Nồi nước xương sau khi hầm, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Khi dùng múc ra bát nhỏ một ít nước dùng, rắc một ít hành lá.

 

Bước 11:

– Gắp một ít sợi hủ tiếu xếp vào bát lớn, thêm vài con tôm, thịt nạc băm xào chín, vài lát thịt nạc thăn, vài quả trứng cút, rưới một ít tương ớt và phần nước sốt tỏi ở bước 6 vào bát, trộn đều lên dùng kèm với bát nước dùng ở bước 10 và rau ăn kèm.

4. Hủ tiếu bò viên

Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của gia vị, dùng kèm với bò viên và thịt bò xào, cuối tuần bạn hãy trổ tài đãi cả nhà nhé!

Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của gia vị, dùng kèm với bò viên và thịt bò xào, cuối tuần bạn hãy trổ tài đãi cả nhà nhé!

Nguyên liệu: cho khoảng 5-6 bát lớn như trong hình

– 600g xương lợn, 1 củ cải trắng, nhúm tôm khô, 1 con mực khô, muối, đường phèn
– 400g bò viên
– 300g thịt bò thái lát mỏng
– 1/2 củ hành tây trắng
– Phần tương sả: 1/2 bát con sả băm nhuyễn, 1/2 bát con lạc, 3 thìa canh loại tương đen (tương dùng để ăn kèm với phở), muối, đường, nước mắm, ớt bột
– Sợi hủ tiếu khô hoặc tươi
– Muối, tỏi, hành khô, hành lá, rau mùi, tương ớt ăn kèm
– Rau ăn kèm: xà lách xoăn, rau thơm, giá đỗ.

Cách làm:

nuoc-dung-935331-1371118499_600x0.jpg

Bước 1:

– Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh tròn. Tôm khô, mực khô, rửa sạch.

– Xương lợn rửa sạch, cho tôm khô, mực khô, củ cải trắng vào nồi, thêm nước lạnh, vài viên đường phèn và một thìa nhỏ muối, đun lấy nước dùng.

sa-va-lac-rang-429447-1371118527_600x0.j

Bước 2:

– Sả băm nhuyễn.

– Lạc rang vàng, dùng cối giã mịn, để dành lại một ít lạc giã thô để rắc lên bề mặt bát hủ tiếu.

xao-lac-va-sa-555077-1371118558_600x0.jp

Bước 3:

– Đun nóng một ít dầu ăn, phi tỏi thơm, cho sả băm vào xào, xào khoảng 3-4 phút thì cho tiếp lạc rang vào xào cùng.

xao-lac-va-sa-3-612312-1371118585_600x0.

Bước 4:

– Đảo đều tay, xào khoảng 4-5 phút thì cho tương đen ăn phở vào xào cùng, nêm muối, đường, nước mắm cho vừa ăn.

– Đổ vào nồi một ít nước lọc và một ít ớt bột, đun sôi lửa nhỏ, đun khoảng 15 phút thì tắt bếp.

10-980474-1371118613_600x0.jpg

Bước 5:

– Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

– Thịt bò thái lát mỏng, ướp vào bát thịt bò một thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 15 phút.

xao-thit-bo-758979-1371118633_600x0.jpg

Bước 6:

– Dùng chảo nhỏ, phi hành tỏi thơm, cho hành tây vào xào chín, tiếp theo cho vào chảo 1-2 thìa canh tương sả đã xào ở bước 4, xào cùng với hành tây.

– Sau đó cho thịt bò vào xào cùng để thịt bò vừa chín tới, không xào lâu, nêm gia vị cho vừa ăn. Trút thịt bò ra bát lớn để qua một bên.

trung-hu-tieu-552990-1371118650_600x0.jp

Bước 7:

– Đun nồi nước sôi, cho hủ tiếu khô vào nồi, chần sơ đến khi sợi hủ tiếu chín, trút hủ hiếu ra bát lớn.

gia-do-730012-1371118675_600x0.jpg

Bước 8:

– Giá đỗ, xà lách xoăn, rau thơm, hành lá, rau mùi rửa sạch, để ráo.

5-461213-1371118701_600x0.jpg

Bước 9:

– Bò viên rửa sạch, bổ làm đôi nếu viên bò lớn.

11-652703-1371118722_600x0.jpg

 

Bước 10:

– Nồi nước dùng sau khi hầm xương mềm, bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho bò viên và 1-2 thìa canh tương sả ở bước 4 vào nồi, đun sôi khoảng 10-15 phút thì tắt bếp. Phần tương sả còn lại bạn cho vào lọ, cất vào tủ lạnh dùng dần.

14-918231-1371118745_600x0.jpg

 

Bước 11:

– Khi dùng, bạn chan nước dùng lên bề mặt, thêm bò viên và gắp một ít thịt bò xào ở bước 6 vào bát, bên trên rắc một ít lạc giã thô và hành lá, rau mùi thái nhỏ, dùng kèm với rau sống.

– Chấm bò viên với tương ớt.

5. Hủ tiếu sườn mọc

Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của hành phi, nước dùng ngọt từ sườn non, xen lẫn với mọc, ăn một bát lại muốn ăn thêm.

Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của hành phi, nước dùng ngọt từ sườn non, xen lẫn với mọc, ăn một bát lại muốn ăn thêm.

Nguyên liệu:

– 600g sườn non
– 500g xương lợn
– 1 củ cải trắng
– 1 củ cải muối (sá bấu)
– 300g mọc
– 1 nhúm tôm khô
– Hành khô, hành lá, muối, nước mắm, đường phèn
– Hủ tiếu khô có thể dùng hủ tiếu tươi
– Giá đỗ, hẹ, hành lá, dầu ăn.

Cách làm:

b1_1384494173.jpg

Bước 1:

 Củ cải muối rửa sạch, xả qua nhiều lần nước cho bớt mặn.

 Tôm khô ngâm nở, rửa sạch.

 Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khoanh tròn.

b2_1384494183.jpg

Bước 2:

 Xương lợn, sườn non rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương và sườn vào chần sơ khoảng 3 phút, vớt ra rửa lại cho thật sạch.

 Cho xương lợn, sườn non vào nồi thêm củ cả muối, củ cải trắng, tôm khô, một ít đường phèn thêm nước lạnh ngập mặt, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong.

b3_1384494194.jpg

Bước 3:

 Mọc cho ra bát thêm một thìa nhỏ màu dầu điều, hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, dùng thìa quết nhuyễn.

b4_1384494204.jpg

Bước 4:

 Hành lá, hẹ, giá đỗ rửa sạch, để ráo.

b5_1384494213.jpg

Bước 5:

 Đun nồi nhỏ, cho sợi hủ tiếu khô vào luộc, luộc từ 4 đến 6 phút thì vớt ra và xả lại dưới vòi nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo nước.

b6_1384494223.jpg

Bước 6:

 Nồi nước dùng sau khi hầm khoảng từ 1 tiếng trở lên, bạn nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn.

 Đun nóng một ít màu dầu điều, phi hành đến khi vàng đều thì nhấc nồi ra khỏi bếp.

b7_1384494244.jpg

Bước 7:

 Dùng thìa múc hỗn hợp mọc thả vào nồi xương, đun sôi và hành phi có lẫn cả dầu màu dầu điều ở bước 6 vào nồi xương, tiếp tục đun đến khi mọc chín.

b8_1384494276.jpg

Bước 8:

 Khi dùng cho hủ tiếu vào bát lớn, chan nước dùng và múc một ít mọc, thêm sườn non vào bát lớn, dùng kèm với rau và tương ớt.

 

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: ngoisao.net