CHỮA KHỎI GAI CỘT SỐNG BẰNG 3 BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN NHẤT, HIỆU QUẢ NHẤT, ĐÃ DÙNG LÀ HIỆU NGHIỆM!

0
1947

Gai cột sống thực chất là căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thái hóa, bao gồm hẹp đĩa đệm, xơ hóa tấm tận và tạo thành gai xương.

Khi bị gai cột sống, bạn thường phải đối mặt với những cơn đau vùng cổ, thắt lưng hoặc khi người bệnh đứng hoặc đi.

Khi bệnh nặng hơn, bạn có thể bị đau tê ở cổ lan qua 2 tay, đau ở lưng, đau dọc xuống 2 chân. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh đi lại hay cử động.

Ở những bệnh nhân bị dây thần kinh chèn ép thì bệnh nhân sẽ thấy đau ở tay, chân, cơ bắp rã rời. Với bệnh nhân có gặp chứng ống tủy thu hẹp thì sẽ có biểu hiện rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Uống rượu chanh + vỏ bưởi + ngải cứu

Theo Đông y, quả chanh có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp và an thai, tăng cường hệ miễn dịch, sát khuẩn tốt. Còn vỏ bưởi có vị đắng, cay, tính bình có tác dụng trừ phong, giảm đau, tính không độc,… Ngoài ra, ngải cứu có tác dụng ôn khí huyết, giảm đau nhức và chữa trị xương khớp.

Nếu kết hợp 3 loại thảo dược này với nhau sẽ có tác dụng trị gai cột sống hiệu quả, vô cùng an toàn.

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả bưởi lấy vỏ phơi khô. Sau đó, sử dụng chanh đã phơi khô bỏ hạt khoảng 1kg; ngải cứu phơi khô 200 gr. Ngoài ra thêm rượu trắng 2 lít và đường phèn 200 gr

Cho tất cả các nguyên liệu trên đem sao vàng và đổ ra đất cho nguội. Sau đó, cho vào bình rượi ngâm. Mỗi ngày, bệnh nhân bị gai cột sống uống 1 ly nhỏ rượu thuốc này, uống trong một thời gian sẽ giúp khắc phục được tình trạng đau nhức, khó vận động đang mắc phải.

Đắp hạt đu đủ giã nát

Khi ăn những trái đu đủ, bạn đừng bỏ hạt của chúng đi. Bởi vì hạt đu đủ có tác dụng chữa gai cột sống cực dễ dàng và hiệu nghiệm.

Chỉ cần 1 quả đu đủ vừa chín bạn có thể tự bào chế thành bài thuốc chữa gai xương cho mình. Bạn bổ quả đu đủ chín làm đôi lấy hạt, cho vào nồi xát mạnh đến khi bong hết lớp màng bọc ngoài của hạt rồi rửa sạch.

Tiếp theo, bạn giã nát hạt đu đủ đã bỏ màng, bọc lại bằng miếng vải mỏng đặt lên vị trí bị gai trong thời gian khoảng 30 phút. Bạn nên thực hiện kiên trì, liên tục trong 20-30 ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.

Uống nước trứng gà và khế chua

Để chữa gai đôi cột sống, bạn có thể dùng khế chua và trứng gà để trị bằng cách đập trứng gà, bỏ đi lòng trắng và giữ lại lòng đỏ, sau đó trộn đều với 1 quả khế chua đã ép lấy nước.

Mỗi ngày bạn uống 1 lần và sử dụng liên tục trong 7 ngày sẽ giúp giảm bớt gai cột sống phát triển.

Người bị gai cột sống nên ăn gì thì tốt nhất

Ngoài sử dụng thuốc, phẫu thuật hay các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn đốt sống thì chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học rất cần thiết để điều trị bệnh gai cột sống. Vậy người bị gai cột sống nên ăn gì thì tốt, thì khoa học? Hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây nhé!

Người bị gai cột sống nên ăn gì?

nguoi-bi-gai-cot-song-nen-an-gi-thi-tot-nhat

Người bị gai cột sống nên ăn gì

Gai cột sống (hay còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống) là một căn bệnh về thoái hóa cột sống với sự xuất hiện của các phần xương mọc ra trên thân đốt sống hay dây chằng quanh khớp và đĩa sụn. Căn bệnh gai này thường gặp ở nam giới hơn là nữ giới. Gai cột sống là nỗi ám ảnh lớn với nhiều người bởi nó gây đau nhức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.

Các loại thực phẩm mà người mắc bệnh gai cột sống nên dùng

  1. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi

Nhiều người cho rằng, ăn nhiều canxi sẽ dẫn tới thừa canxi gây nên hiện tượng gai cột sống. Tuy nhiên, thực tế theo các nhà khoa học thì mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi trong khi các loại thực phẩm chúng ta chỉ đạt 400- 500 mg canxi. Bởi vậy, sự thực là chúng ta đang thiếu loại nguyên tố này hơn là dư thừa như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Người bị gai cột sống nên ăn gì để bù đắp lượng canxi bị thiếu hụt?

Để bổ sung nguyên tố quan trọng cấu thành xương, giữ cho xương chắc khỏe thì chúng ta nên ăn các loại thủy sản như tôm, cua, cá nhỏ để nguyên xương sẽ là nguồn cung cấp đáng kể lượng canxi cho cơ thể bạn đó.

nguoi-bi-gai-cot-song-nen-an-gi-thi-tot-nhat1

Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh gai cột sống

Ngoài ra, các loại sữa tươi, sữa có trong phô mai, sữa chua, bơ, kem cũng là nguồn bổ sung canxi rất tốt. Đặc biệt, sữa tươi tách béo có lượng canxi cao gấp 2% so với sữa nguyên chất béo. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sữa đậu nành, đậu phụ, các loại rau màu xanh lá cây như cải xoăn, cải bắp, rau diếp,… và kết hợp thuốc bổ sung hấp thụ canxi như magie. Về liều lượng dùng magie, nếu bạn đang dùng 1.000 mg canxi mỗi ngày thì bạn nên bổ sung 500 mg magie.

  1. Hấp thụ vitamin D

Vitamin D quan trọng với sức khỏe của xương đồng thời nó có mối quan hệ rất hiệp đồng với canxi. Vào mùa đông mật độ xương trong cơ thể giảm 2-4 % gây loãng xương vì thế để chống lại điều này các chuyên gia khuyên bạn nên ra ngoài trời 15 phút mỗi ngày để hấp thụ lượng ánh sáng mặt trời. Biện pháp này giúp xây dựng vitamin D tự nhiên.

Ngoài yếu tố người bị gai cột sống nên ăn gì phù hợp thì cần phải kết hợp với thuốc và chế độ tập luyện hàng ngày từ 30-60 phút tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người như đi bộ, bơi lội, đạp xe, … sẽ góp phần giúp cơ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ chữa trị bệnh. Hãy đến tìm gặp bác sỹ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn phương pháp điều trị và chế độ ăn thích hợp để điều trị bệnh gai.

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nhiều người thường hay nhầm lẫn bệnh này với bệnh gai đôi cột sống. Tìm hiểu về bệnh gai cột sống là gì sẽ giúp bạn đẩy lùi được những cơn đau do bệnh gây ra và để có một cột sống chắc khỏe hơn.

Bệnh gai cột sống là gì?

Khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ lão hoá, “gai” chính là quá trình lão hoá tự nhiên của khớp, hay nói cách khác bệnh gai cột sống chính là bệnh thoái hoá các khớp. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hoá nhanh.

Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Một số biểu hiện của gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì một cách rõ ràng. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh (tức là quá trình vận động) thì bệnh nhân mới thấy đau[3] và triệu chứng thường gặp là đau vai, đau thắt lưng, tay bị tê

Một số biểu hiện đau thông thường của gai cột sống

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.
  • Cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
  • Cơ bắp yếu đi (đặc biệt là ở tay và chân).
  • Mất cân bằng.
  • Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện (tình huống nguy cấp).

Phòng và điều trị gai cột sống

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống:

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
  • Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
  • Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
  • Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
  • Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Điều trị gai cột sống

Những phương pháp điều trị gai cột sống cơ bản sau:

 Dùng thuốc:

 – Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

– Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc

+ Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam

+ Thuốc giãn cơ như eperison

+ Vitamin B1, B6, B12

 Phẫu thuật cắt bỏ gai

– Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.

– Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

Vật lý trị liệu & Lưu ý trong sinh hoạt

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

+ Nghỉ ngơi 10 -15 ngày

+ Không làm việc nặng

+ Hạn chế đi lại

+ Nằm ngửa gối thấp

+ Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm

+ Ngửa cổ hoặc kéo cổ

+ Kéo dãn cột sống thắt lưng

+ Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ

 Kết hợp vật lý và thuốc trị liệu (phương pháp trị gai cột sống hiệu quả nhất)

Nếu bị đau do gai cột sống nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu từ đó có biện pháp xử trí thích hợp.