Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, trẻ dưới 10 tháng tuyệt đối không được dùng váng sữa, nếu không sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Chắc hẳn mẹ nào cũng biết rằng sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp cung cấp canxi, cân bằng protein; phô mai được làm từ sữa cô đặc là sản phẩm rất giàu dinh dưỡng có hàm lượng đạm, béo và đặc biệt là canxi rất cao giúp tăng trưởng chiều cao cho bé. Tương tự như vậy, váng sữa hay sữa uống lên men cũng đem lại những lợi ích nhất định.
Vì thế, có thể nói, sữa chua, phô mai hay váng sữa… là những thực phẩm bổ sung nhưng không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm này sai thời điểm, giới thiệu cho con quá sớm hay quá muộn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, hệ tiêu hóa còn non yếu của con.
Cột mốc tuổi chính xác nhất mẹ nên cho con ăn sữa chua, váng sữa và phô mai
Sữa chua nên được giới thiệu cho các bé từ 7,5 tháng tuổi trở nên rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Chính vì thế, để đạt được những lợi ích tối ưu nhất mà sữa chua, phô mai, váng sữa hay sữa uống lên men đem lại, cha mẹ cần bổ sung cho con đúng thời điểm và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn sẽ có những hướng dẫn dành cho mẹ trong việc bổ sung những thực phẩm này cho bé.
1. SỮA CHUA
Độ tuổi: từ 7,5-8 tháng tuổi là tốt nhất
Cách chọn: Loại trắng, không đường
Lượng ăn: không quá 80gram/ngày
Buổi ăn: Tốt nhất là buổi chiều và trước 7 giờ tối
Trẻ dưới 1 tuổi nên chọn loại trắng không đường, có thể ăn kèm với 1 số loại trái cây thịt mềm như xoài, đu đủ, chuối.
2. PHÔ MAI
Độ tuổi: từ 7,5-8 tháng tuổi là tốt nhất
Cách chọn: Loại bình thường, không nên chọn loại có màu mốc xanh/nâu cho trẻ dưới 3 tuổi.
Lượng ăn: 30-40 gram/ngày
Buổi ăn: Tốt nhất là buổi trưa
3. VÁNG SỮA
Váng sữa có thành phần chất béo cao (~13g/100g váng sữa), nhưng ít dưỡng chất, một số có nhiều đường. Lượng chất béo cao trong váng sữa không thích hợp cho hệ tiêu hóa bé nếu bé chưa được 10 tháng tuổi.
Cột mốc tuổi chính xác nhất mẹ nên cho con ăn sữa chua, váng sữa và phô mai
Trẻ dưới 10 tháng tuổi không nên dùng váng sữa.
Lượng ăn:
* Bé từ 10-12 tháng tuổi: Dùng không quá 30g/ngày, tuần không quá 3 ngày.
* Bé trên 1 tuổi dùng không quá 50g/ngày, tuần không quá 4 ngày.
Buổi ăn: Tốt nhất là xế trưa, tránh bữa tối.
Các bé thừa cân béo phì không khuyên dùng.
Tuy nhiên một số váng sữa ở VN là không đúng như tên gọi, tỷ lệ chất béo thấp, có thể có thêm phụ gia và đường. Tất cả các sản phẩm có đường không dùng cho bé dưới 1 tuổi.
SỮA UỐNG LÊN MEN
Độ tuổi: từ 10 tháng tuổi là tốt nhất
Trẻ từ 10-12 tháng tuổi là cần phải pha loãng theo tỉ 1:2 (1 muỗng sữa chua: 2 muỗng nước). Từ 12 tháng tuổi, có thể uống không cần pha loãng.
Lượng uống là nên giới hạn< 60mL/ngày và cách các bữa ăn để đảm bảo bé không quá no khi bước vào bữa ăn chính.
Thời gian ăn: Tốt nhất là sau ăn sáng hoặc trưa.
—
Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày là tốt nhất?
Một trong những câu hỏi phổ biến khi bé bắt đầu cai sữa là nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày? Sau đây là hướng dẫn giúp mẹ lên lịch trình thời gian cho bé ăn dặm tốt nhất.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể giới thiệu cho bé nhiều loại đồ ăn mới khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ thắc mắc không biết nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày thì tốt nhất?
Sau đây là hướng dẫn thời gian, lịch trình giúp mẹ cho bé ăn dặm khoa học và đúng cách.
1. Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?
Bé sẽ không có tâm trạng ăn uống khi đang buồn ngủ. Vì vậy mẹ nên chọn một khoảng thời gian nhất định ngày khi mà bé tỉnh táo và thoải mái. Hãy đảm bảo mẹ có nhiều thời gian để cho con ăn vì ăn dặm có thể sẽ mất khá nhiều thời gian.
Mẹ nhớ cho bé ăn dặm khi bé tỉnh táo và không quá đói. (Ảnh minh họa)
Giờ ăn dặm lý tưởng nhất cho bé là giữa buổi sáng và giờ ăn trưa. Tốt nhất trước đó 1-2 giờ, mẹ nên cho bé uống sữa trước để bé không bị quá đói. Nếu đang đói bé sẽ không quan tâm đến việc thử bất cứ loại đồ ăn nào. Một khi bé đã bú sữa mẹ vừa đủ, bé sẽ sẵn sàng cho bữa ăn dặm.
Với bé trước 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm 2-3 bữa/ ngày, các bữa ăn cách xa nhau và cho ăn trước 19 giờ tối. Khi bé 1 tuổi, mẹ có thể tăng số bữa ăn lên 3-4 bữa/ ngày, các bữa thưa nhau và không cho bé ăn sau 19 giờ tối.
2. Thực phẩm ăn dặm tốt cho bé
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm mẹ có thể băn khoăn không biết loại thực phẩm nào phù hợp và tốt nhất cho con. Sau đây là những lựa chọn hàng đầu cho thực đơn ăn dặm của bé mà mẹ nên biết:
Rau củ quả cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết. (Ảnh minh họa)
– Trái cây
Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh. Ngoài ra chúng còn có hương vị thơm ngon tự nhiên mà bé rất thích. Vì vậy đây là loại thức ăn dặm tuyệt vời để giới thiệu cho bé.
Mẹ có thể cho bé ăn táo, lê, xoài, bơ và các loại trái cây khác bằng cách nghiền nát hoặc cắt nhỏ.
– Nước hoa quả
Nước hoa quả là một lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ nên tránh sử dụng nước hoa quả đóng hộp vì chúng có hương liệu và các chất phụ gia hóa học không tốt co bé. Hãy cho bé uống nước hoa quả tươi với hàm lượng vừa phải.
– Rau củ
Từ khoai tây nghiền đế cà rốt luộc, tất cả đều là những thực phẩm cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên chọn các loại rau hữu cơ và rửa thật kĩ trước khi nấu cho bé ăn.
– Nước
Khi bé bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé uống thêm nước vì chúng có khả năng giải độc và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Các loại rau màu xanh lá cây
Các loại rau này chứa rất nhiều chất sắt và muối khoáng mà cơ thể bé cần để hoạt động tốt nhất. Mẹ có thể dùng các loại rau xanh đậm như rau bina, các loại đậu để nấu bột cho bé ăn.
– Thịt gà
Thịt gà là nguồn thực phẩm lành mạnh cho bé. Thịt gà giàu chất đạm mà lại ít chất béo sẽ là nguồn cung cấp chất đạm lí tưởng cho bé. Mẹ nên bỏ da gà khi nấu cho bé ăn vì da gà không tốt cho sức khỏe của bé.
Ăn dặm sẽ là khoảng thời gian mới lạ và thử thách với mẹ và bé. Tuy nhiên chỉ cần mẹ cho bé ăn dặm đúng cách thì mọi thứ sẽ vô cùng đơn giản và vui vẻ.
Nguồn :Tổng hợp