Cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Nghi thức và mâm cúng thôi nôi cho bé chuẩn theo 3 miền

0
1190

Với những người lần đầu làm bố mẹ, việc cúng thôi nôi ngày âm hay dương, tại sao phải cúng, cần chuẩn bị ra sao, cách thức như thế nào dường như là những vấn đề không thật sự dễ dàng.

1. Cúng thôi nôi ngày âm hay dương?

ly do cung thoi noi
Cúng thôi nôi vào ngày âm lịch

Rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ cảm thấy lúng túng khi không biết phải cúng thôi nôi cho con vào ngày âm hay dương lịch. Đây là một nghi thức có truyền thống từ rất lâu đời, là một nét văn hóa đẹp, có ý nghĩa lớn với mục đích cầu mong các vị thần, tổ tiên bảo vệ, giúp đứa trẻ luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và giỏi giang.

Khác với sinh nhật, lễ thôi nôi được thực hiện vào ngày âm lịch, sau 12 tháng bé sinh ra đời. “Gái lùi 2, trai lùi 1” là câu mà các cụ xưa thường nhắc nhở khi làm thôi nôi cho trẻ, tức bé gái lùi lại 2 ngày, bé trai lùi 1 ngày so với ngày “chuẩn” tròn 12 tháng. 

Với những trường hợp đặc biệt như năm nhuận, cần làm trước 1 tháng, tức vẫn tính đủ 12 tháng cho bé và làm như bình thường chứ không phải là 13 tháng.

2. Tại sao phải cúng thôi nôi?

Bên cạnh câu hỏi cúng thôi nôi ngày âm hay dương thì nhiều bố mẹ lại tỏ ra khá ngạc nhiên vì không biết tại sao lại phải cúng thôi nôi mà không phải tổ chức sinh nhật như bình thường? 

Thôi nôi là một nghi thức chào đón con yêu tròn 1 tuổi, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong chặng đường lớn lên và phát triển của bé. Cúng thôi nôi thể hiện sự coi trọng của cha mẹ đối với sự hiện diện của con mình, đó là lễ tạ ơn thần linh, tạ ơn tổ tiên và cầu phúc để giúp cho con luôn gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc cho cuộc sống sau này.

“Thôi nôi” cũng có nghĩa là “từ bỏ cái nôi”, tức bé đã 1 tuổi và không còn nằm nôi nữa. Điều này thể hiện rằng bé đã lớn, đã bắt đầu cứng cáp và học hỏi, nhận thức những điều xung quanh, sẵn sàng chào đón và đến với thế giới. Nó chính là sự kiện quan trọng đầu tiên của một con người!

3. Mâm cúng thôi nôi cần những gì?

cung thoi noi
Mâm cúng thôi nôi cho bé

Tùy theo phong tục tập quán của vùng miền, lễ cúng thôi nôi sẽ có những sự chuẩn bị riêng biệt. Tuy nhiên, mâm cúng được cho là “chuẩn mực” nhất phải bao gồm 3 mâm:

– Mâm cúng Thần Tài, Thổ Địa và mâm cúng ông Táo:

+ 1 Đĩa trái cây (gồm 5 loại)

+ 1 bát chè (chè trôi nước cho con gái và chè đậu trắng cho con trai)

+ 1 đĩa xôi

+ 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng và cua luộc (có thể chọn tôm thay cua)

+ 3 ly nước, hương (nhang) và hoa.

– Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông:

+ 1 gà luộc nguyên con (cần tạo thế đẹp, để đầu ngẩng lên trên)

+ 1 đĩa trái cây ngũ quả

+ 12 bát xôi  

+ 12 bát chè (chè trôi nước cho con gái và chè đậu trắng cho con trai)

+ 3 bát cháo để cúng 3 Đức Ông.

+ 1 chén rượu trắng, 1 bình hoa tươi và 3 cây nhang cùng 2 cây đèn cầy cúng sao.

+ 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau

+ 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi gồm: 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé; 12 đôi hài xanh, váy áo xanh và trầu cánh phượng. 

Ngoài ra cần có thêm chén, muỗng và đũa (nên có một đôi đũa hoa vì theo như quan niệm dân gian, Bà Mụ rất thích đôi đũa như vậy). 

Hi vọng rằng qua những thông tin trên, bố mẹ đã có thể tự tin để tổ chức lễ thôi nôi mừng đầy năm cho con mình khi đã biết cúng thôi nôi ngày âm hay dương và lễ lạt gồm những gì rồi nhé.

Nguồn:Yeutre.vn