Danh sách những mẫu nước mắm chứa thạch tín quá mức quy định

0
1589

Theo “Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc” do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam công bố chiều 17/10, cho thấy có đến 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,3%) không đạt qui định, cao quá mức cho phép, trong khi đó chỉ có 49 mẫu khảo sát có hàm lượng mắm nằm trong ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam (asen tổng dưới 1mg/lít). 

16
Gần 96% số mẫu nước mắm nằm trong khảo sát có độ đạm từ 40% đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng. Ảnh minh họa

Trong đó, hàm lượng Arsen tổng (thạch tín) ở phần lớn mẫu khảo sát đều cao hơn nhiều so với quy định. Theo quy định, hàm lượng Arsen tổng cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/l. Thế nhưng, kết quả kiểm tra lại cho thấy 67% các mẫu khảo sát (101/150 mẫu) có hàm lượng Arsen tổng trên 1,0 mg và thậm chí 5 mg/l. Tuy nhiên, đại diện VINASTAS cũng cho biết, chọn mẫu 20 trong số 101 mẫu có hàm lượng Arsen tổng vượt ngưỡng này gửi đến hai phòng thí nghiệm để khảo sát đều xác định không có hàm lượng Arsen vô cơ. “Nếu có arsen vô cơ là rất nguy hiểm”, ông nói.

“Các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỷ lệ có hàm lượng Arsen hữu cơ vượt ngưỡng càng tăng, cụ thể 95,65% số mẫu có độ đạm từ 40% đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng”, báo cáo của VINASTAS cho biết.

Thực tế, Arsen có nhiều loại và mức độc hại của chúng cũng khác nhau, Arsen dạng vô cơ độc hơn Arsen hữu cơ. Trong khi Arsen vô cơ có thể gây ung thư thì Arsen hữu cơ thường có nhiều trong thuỷ, hải sản.

Bên lề buổi công bố, một chuyên gia nước mắm cho rằng, kết quả công bố hàm lượng Arsen hữu cơ vượt ngưỡng chưa nói lên điều gì, đây chỉ là kết quả sơ bộ và cần cẩn trọng khi được đưa ra. Bên cạnh đó, theo bà, bản thân các nguyên liệu làm nên nước mắm như cá đã chứa Arsen hữu cơ chứ không phải các doanh nghiệp cho thạch tín vào đó.

2

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, ông Phạm Tiến Dũng – Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng nói thêm, đến nay vẫn chưa thể kết luận Arsen hữu cơ hoàn toàn không độc hại, nên đây mới chỉ là kết quả sơ bộ cần nghiên cứu thêm.

Cuộc khảo sát này được thực hiện với 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu mua trực tiếp tại đại lý phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bán lẻ và cửa hàng bán đặc sản. Theo nội dung ghi trên nhãn, các mẫu này được sản xuất từ các cơ sở ở 19 tỉnh, thành. Ngoài ra, trong số các mẫu khảo sát có một của Thái Lan.

erfer
67% mẫu nước mắm được khảo sát không đạt chỉ tiêu arsen (thạch tín) tổng theo quy định của Bộ Y tế.

Lý giải về việc chỉ chọn 150 mẫu khảo sát, ông Vũ Văn Diện – Phó chủ tịch VINASTAS cho biết do còn nhiều khó khăn nên chưa thể thực hiện trên diện rộng hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng báo cáo này có thể cung cấp những kết quả sơ bộ để giúp các cơ quan chức năng quản lý thị trường nước mắm. Ngoài ra, VINASTAS cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải minh bạch về bản chất của sản phẩm nước mắm như: phương pháp chế biến, nguồn gốc xuất xứ, thành phần một cách trung thực.

Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200-7.500 tỷ đồng. Còn theo số liệu của Euromonitor, quy mô thị trường nước mắm năm 2015 lên đến 11.300 tỷ đồng, trong đó nước mắm công nghiệp chiếm 76% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 24% thị phần.

Nguồn: vnexpress.net