ĐÂY LÀ LÍ DO BẠN ĐỪNG BAO GIỜ MUA TRÁI CÂY CÓ MÃ VẠCH BẮT ĐẦU BẰNG SỐ 8

0
1426

Tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên thực phẩm nhập khẩu, người ta thường thấy trên mỗi trái dưa, táo, lê, cam… đều được dán tem, nhưng rất ít người biết đến thông tin cần thiết đằng sau những dãy kí tự kia.

Khi mua hoa quả ở siêu thị, chúng ta thường ít khi để ý đến mã code, cũng không hề biết nó có ý nghĩa như thế nào. Cho đến khi biết được sự thật phía sau những con số sẽ khiến bạn bất ngờ lắm đấy, đặc biệt là con số 8 khiến cả tỷ người phải rùng mình. Cùng xem ý nghĩa phía sau đó là gì nhé:

Nếu bắt đầu bằng số 8####

Đừng bao giờ mua trái cây có mã vạch bắt đầu bằng số 8

Trái cây có tem nhãn dán với năm chữ số và bắt đầu với số 8 thì có nghĩa đó là một sản phẩm GMO (Genetically Modified Organism – biến đổi gen). Với 1 ví dụ đơn giản với một loại táo thông thường có mã là 4130, nhưng nếu đó là 84130 thì có nghĩa là loại táo đó là táo đã biến đổi gen. Hiện nay GMO đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh châu Âu và vài quốc gia châu Á khác. Loại trái cây này được cho là gây ra một số bệnh cho con người, ô nhiễm vô thời hạn và tăng lạm dụng hóa chất diệt cỏ. Nhiều nghiên cứu khẳng định, không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng GMO với các vấn đề sức khỏe. Trong khi đó những nghiên cứu khác chỉ ra nhiều mối tương quan đáng lo ngại như tổn thương nhiều cơ quan nội tạng và rối loạn sinh sản. Tuy nhiên những nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe đang ngày càng trở nên khó bác bỏ.

Vậy còn những mã code bắt đầu bằng những con số khác thì sao?

3###: Ứng dụng bức xạ i-on hóa

Đừng bao giờ mua trái cây có mã vạch bắt đầu bằng số 8

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử ADN) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, gây hại, kể cả dạng sinh dưỡng và bào tử, các nang kí sinh trùng và các siêu vi trùng.

Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận chuyển, chế biến sau khi chiếu xạ. Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.

4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông

Đừng bao giờ mua trái cây có mã vạch bắt đầu bằng số 8

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ,… theo liều lượng đúng quy chuẩn.

9####: Phương pháp trồng hữu cơ

Đừng bao giờ mua trái cây có mã vạch bắt đầu bằng số 8

Nếu trên tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 9, đó là sản phẩm 100% hữu cơ không sử dụng chất hóa học. Dù nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà nhưng trái cây bắt đầu bằng mã số 9 có giá cao hơn nhiều so với những sản phẩm tương tự.

Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận Hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế, cụ thể là: Úc: NASAA; Liên minh Châu Âu: EU – Eco; Ấn Độ: NPOP (Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ); Indonesia: BIOCert do Bộ Nông Nghiệp Indonesia cấp; Nhật Bản: JAS; Hoa kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP

Đáng chú ý hiện nay trên thế giới, danh sách các quốc gia đã có quy định và thực hiện đầy đủ quy định về nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng tăng. Hãy luôn là một người tiêu dùng thông minh, chủ động lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn với nhà cung cấp đáng tin cậy hoặc thậm chí chủ động sản xuất nguồn cung cấp thực phẩm cho mình trong phạm vi có thể nhé.