Mấy nay trời có bão, mưa từ sáng đến chiều, lại thêm ngồi máy lạnh làm việc cả ngày khiến em mệt mỏi và bệnh viên xoang cũng từ đó mà tái phát lại rồi.
Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng những khó chịu mà chúng mang đến cho người mắc bệnh không hề ít, lại khó điều trị dứt và ra gây phiền toái khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Cho nên cứ nghe đến viêm xoang là ai cũng sợ, nhất là những ngày thời tiết thay đổi thất thường lại càng “đau khổ” hơn vì nó.
Nhiều người bệnh hoang mang lo sợ phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Thế nhưng, em vừa được một người bạn chia sẻ cho cách chữa viêm xoang bằng gừng khá hiệu quả, được nhiều người áp dụng, để điều trị nghẹt mũi, thông mũi xoang, giảm đau. Cách làm cũng khá đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm và tiết kiệm khá nhiều công sức, tiền bạc.
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, khi vào kinh, phế, tì sẽ có tác dụng tán hàn ôn trung, hành thủy, giải độc. Gừng giúp giải cảm, bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, dùng vài lát gừng sẽ có thể trị bệnh hiệu quả.
Nếu gừng sống (còn gọi là sinh khương) có công dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói thì gừng khô (còn gọi là can khương), có tính ấm hơn, để làm ấm tì vị. Gừng đốt cháy (hắc khương) có vị đắng làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng (khương bì) sẽ giúp lợi tiểu.
Ngoài công dụng được biết đến là gia vị trong nhiều món ăn thì gừng còn là một vị thuốc quý rẻ tiền. Nó có công tiết dịch vị, cải thiện khả năng ăn uống. Kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi. Gừng trị cảm lạnh và cảm cúm, chống viêm, giảm đau, trà gừng giúp thông mũi họng. Và tất nhiên còn có công dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng vô cùng hiệu quả.
Cách dùng gừng chữa khỏi hẳn viêm xoang như sau:
Nguyên liệu cần có là 60g gừng tươi (lượng gừng này dùng cho cả xông và đắp), 30g ngó sen cùng nồi đun, rây lọc.
Công thức chế biến nước cốt gừng xông và đắp nè các chị ạ.
Nước gừng xông: Trước hết lấy 50g gừng tươi, thái lát mỏng khoảng 2 – 3mm cho vào nồi và nửa lít nước sạch đun trong khoảng 15 phút. Kết quả các chị sẽ thu được nước cốt gừng. Khi nước đã bớt nóng thì dùng khăn thấm đều nước cốt rồi đắp nhẹ lên mặt, hít hơi nóng từ với khăn bốc hơi.
Tác dụng của việc làm này là hơi nóng từ nước cốt gừng sẽ làm giảm sưng, làm loãng dịch nhầy, việc đẩy dịch nhầy ra ngoài mũi dễ dàng hơn. Thời gian làm khoảng từ 8 – 10 giây.
Sau khi xông mũi xong thì chúng ta tiếp tục với việc dùng hỗn hợp gừng và ngó sen để đắp. Hỗn hợp gừng để đắp bao gồm 6g gừng tươ và 30g ngó sen rồi đem giã nát cả 2. Sau đó đem hỗn hợp này đắp từ chân mày lên trán của người bệnh nhưng phải cẩn thận không để dính vào mắt, gây hại cho mắt.
Đắp trong khoảng 20 phút, những triệu chứng trên sẽ giảm dần, trán sẽ không còn nóng, tăng cảm giác buồn nôn do có mủ từ hốc mũi trào vào khoang miệng và nôn ra ngoài. Cách này cũng có thể trị viêm mũi dị ứng.
Nếu người bệnh kiên trì áp dụng nước cốt gừng để xông rồi gừng và ngó sen để đắp liên tục trong 10 ngày (mỗi ngày 2 lần sáng và tối). Đắp trong 10 ngày liên tục rồi cách 2 ngày đắp một ngày. Sau 30 lần đắp, triệu chứng viêm xoang sẽ hết. Hãy kiên trì dùng gừng theo cách này, viêm xoang mãn tính, hốc mũi có mủ cũng khỏi hẳn.
Lưu ý, bài thuốc này chỉ áp dụng cho bé từ 2 tuổi trở lên và phải xin ý kiến bác sĩ. Đồng thời, trẻ nhỏ phải bớt liều lượng lại một chút và phải có sự giám sát của người lớn.
Ngoài công dụng chữa viêm xoang nói trên thì gừng cũng có tác dụng chữa chứng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ” chỉ với 1 tách trà gừng. Đồng thời trong gừng còn giúp giải toả stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái nhờ vào chất Cineole. Nó còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kh.á.n.g khuẩn và chống nấm.
Gừng tươi có tác dụng đối kh.á.n.g rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ nữa đấy các chị ạ.
—
7 TÁC DUNG TUYỆT VỜI CỦA CỦ GỪNG
7 WONDERFUL MEDICINAL EFFECTS OF GINGER
1-Preventing from nausea, car-sick
2-Curing the analgesic, anti-inflammatory, sterilization, decontamination;
3-Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue
4-To be as an antioxidant, inhibiting tumor
5-To stimulate appetite
6-To cure diarrhea
7-To cure the sexual impotence
Y học hiện đại đã nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của củ gừng.
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .
1-Chống nôn, Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa
Preventing from nausea, car-sick
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.
Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.
2-Giảm đau, kháng viêm, khử trùng khử độc
Analgesic, anti-inflammatory, sterilization, decontamination;
Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.
Uống nước gừng, đắp bã gừng, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15 – 20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.
Với những người khó ngủ hoặc mất ngủ, ngâm chân trong nước gừng giúp cho giấc ngủ có chất lượng hơn. Cách pha nước gừng như sau: giã nát gừng hòa vào nước ấm, cho thêm chút muối.
3-Phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi
Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue,
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.
Ngậm 1 lát to gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố.
4-Chống oxy hóa, ức chế khối u
Antioxidant, inhibiting tumor
Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.
5-Kích thích sự thèm ăn
To stimulate appetite
Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.
Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.
6-Chữa bệnh tiêu chảy
To cure diarrhea
Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.
Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.
7-Chữa bất lực sinh lý
To cure the sexual impotence
Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường.
Nói chung gừng có những tác dụng dược lý như sau:
- Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
- Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
- Giảm đau và giảm ho.
- Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
- Chống nôn: dịch chiết gừng khô có tác dụng trên cây chó gây nôn bằng đồng sulfat.
- Chống loét đường tiêu hoá: dịch chiết nước gừng tươi, tiêm phúc mạc cho chuột, có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm do gò bó.
- Kích thích tiết nước bọt: gừng tươi có tác dụng này.
- Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển bari sulfat.
- Tác dụng chống viêm: dịch chiết gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
- Ức chế sự tổng hợp prostaglandin PGE2.
- Cường tim: trên tim cô lập, thành phần có vị cay vủa gừng ức chế hoạt tính men ATPase.
Lưu ý không dùng Gừng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hoặc mất máu.
Prevention and treatment of flu and heat stroke; cooling and reduction of fatigue
(ST),