Loại lá chống ung thư, trị sỏi thận, ngừa tiểu đường rất phổ biến ở Việt Nam

0
6789

Bạn không thể ngờ loại rau phổ biến, rẻ tiền này lại có nhiều công dụng tuyệt vời đến như vậy.

1. Ngừa bệnh tiểu đường

 

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường.

Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Bảo vệ tim

Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.

3. Phòng chống ung thư

Giàu chất chống oxy hóa, húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá).

Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.

4. Chữa sốt

Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt.

Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét. Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, để cắt cơn sốt, người bệnh cần uống nước sắc từ lá húng quế.

5. Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol – hormon gây stress trong cơ thể.

Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.

Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.

6. Phân hủy sỏi trong thận

Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận.

Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.

7. Trị đau đầu

Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Ảnh: Internet
Ảnh: Internet

Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.

8. Giúp cai thuốc lá

Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan căng thẳng – những yếu tố có liên quan đến tình trạng thèm thuốc lá. Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương tự như bạc hà nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc nếu như bạn nhai chúng thường xuyên.

Chỉ cần giữ một ít lá húng quế trong túi và nhai chúng khi bạn cảm thấy thèm hút thuốc, dần dần, bạn sẽ từ bỏ được thuốc lá.

Tác dụng chống oxy hóa của húng quế còn giúp khắc phục những tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc lá.

9. Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc

Lá húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.

Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.

10. Chữa những bệnh về đường hô hấp

Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực) là những công dụng giúp húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến các rắc rối ở đường hô hấp.

Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình. Tác dụng chống dị ứng và kháng viêm còn hỗ trợ cho việc điều trị những căn bệnh dị ứng ở đường hô hấp.

Sự thật 20 tác dụng của cây quế

Trong Đông Y từ xa xưa, cây quế đã được xem là 1 trong 4 vị thuốc quý chữa được bách bệnh cùng với sâm, nhung và phụ. Trong đời sống thường ngày cây quế cũng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ nguyên liệu đến mỹ phẩm để làm đẹp. Vậy hãy cùng tìm hiểu 20 tác dụng của cây quế đối với sức khỏe của chúng ta nhé.

https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/20-tac-dung-cua-cay-que.jpg
20 tác dụng của cây quế

Quế-thảo dược quý cho sức khỏe

Cây Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Họ long não (Lauraceae).

Đặc điểm: Cây to, cao 10-20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20-30 năm thì tốt nhất.

Địa phương cây mọc: Xã Trịnh Vạn, huyện Thường Xuân, (Thanh Hoá), Quỳ Châu, (Nghệ An) và Trà My (Quảng Nam).

Loài quế: C.loureirii Nees rồi đến C. Zeylanicum Nees.

Tuổi cây khi thu hoạch: Trên 15 năm là quế tốt, trên 30 năm là đặc biệt.

Vị trí vỏ trên cây: Vỏ thân từ vị trí 1,2m đến cành đầu tiên là tốt nhất, hướng đông là đặc biệt. Cách mặt đất 20cm đến 1,2 m (kém Thượng châu). Vỏ cành to gọi là quế Thượng biểu; vỏ cành nhỏ gọi là quế chi.

Độ dày của vỏ: Nhục quế (vỏ thân, vỏ cành to). Có 4 loại, trong đó loại đặc biệt: dày trên 6mm, có khi tới 10mm, có 2 lớp dầu gọi là lưỡng chỉ phân du, màu nâu đen, dày trên 2mm. Vỏ quế bóc vào tháng 4-5 hay 9-10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Vỏ quế đem về ngâm nước 1 ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3-7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô.

Quế cành thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày là quế nhục.

20 tác dụng của cây quế

Trong ẩm thực Quế được dùng làm bánh, gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn của người Việt Nam.

Bên cạnh đó, một công dụng vô cùng quan trọng của cây Quế chính là vị thuốc dân gian quý trong Đông y. Y học đã nghiên cứu và ngày càng phát hiện ra những giá trị chữa bệnh tuyệt vời của cây quế.

  • Quế chi: vị cay ngọt, tính ấm, chữa cảm lạnh không có mồ hôi và tê thấp chân tay đau buốt: dùng 5-10g với các vị khác.
  • Quế tâm: chữa đau tim với liều 4-8g phối hợp với các vị khác.
  • Quế thông: chữa chung các chứng lạnh trong nội tạng…
  • Quế nhục: Vị ngọt cay, tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, trúng phong, hôn mê, tim yếu và bệnh dịch tả nguy cấp.

20 tác dụng quan trọng của cây Quế trong chữa bệnh:

1. Giảm cholesterol

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol . Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu)

2. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường loại 2

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu.. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được kiểm soát.

3. Củng cố hệ tim mạch

Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch.. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp

4. Chống ung thư

Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Ngoài ra, chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết

5. Ngừa sâu răng và sạch miệng

Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Chỉ cần nhai một mẩu quế nhỏ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

6. Điều trị các vấn đề về hô hấp

Quế rất hữu ích với người mắc bệnh cảm. Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hỗn hợp 1 thìa mật ong trộn với 1/4 thìa quế hằng ngày trong 3 ngày liên tục.

Quế cũng giúp điều trị cảm cúm, đau họng và chứng sung huyết

7. Bổ não

Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ . Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngửi quế làm tăng nhận thức, trí nhớ hiệu quả, tăng khả năng tập trung và nhạy bén

8. Giảm các bệnh truyền nhiễm

Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.

9. Tạo dễ chịu trong kỳ kinh nguyệt

Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian kinh nguyệt

10. Tránh thai

Quế được xem là một biện pháp tránh thai tự nhiên. Thường xuyên dùng quế sau sinh con sẽ giúp làm chậm kinh vì thế tránh được mang thai trong thời gian này.

11. Lợi về sữa mẹ

Quế giúp tăng tiết lượng sữa mẹ nên rất hữu ích với những bà mẹ ít sữa

12. Giảm đau do chứng viêm khớp

Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho biết nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng dùng).

13. Tốt cho hệ tiêu hoá

Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt. Quế rất hiệu quả với chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi. Quế có tác dụng giảm bớt lượng gas trong dạ dày và ruột vì thế rất tốt cho tiêu hoá.

14. Giảm viêm đường tiết niệu

Những người ăn quế đều thì nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu rất thấp. Quế giúp lợi tiểu tự nhiên và hỗ trợ bài tiết nước tiểu.

15. Chỗng nghẽn mạch

Hợp chất Cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu đóng và vón cục vì thế rất tốt cho những ngườI bị bệnh tim mạch.

16. Bảo quản thực phẩm

Khi cho 1 lượng quế nhỏ vào chế biến thực phẩm giúp ngăn ngừa sự phát triển và sinh sôi vi khuẩn vì thế giúp bảo quản đồ ăn được tươi ngon hơn.

17. Giảm đau đầu và chứng đau nửa đầu

Đau đầu do đi nhiều ngoài trời gió lạnh có thể điều trị bằng cách đắp hỗn hợp mỏng bột quế trộn với nước lên vùng trán và thái dương.

18. Ngừa mụn và mụn đầu đen

Quế giúp thải các tạp chất trong máu vì thế rất hữu hiệu trong việc giảm mụn. Dùng hỗn hợp bột quế và vài giọt nước cốt chanh đắp lên những vùng bị mụn và mụn đầu đen sẽ có hiệu quả.

19. Tăng cường lưu thông máu

Quế giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu. Việc lưu thông máu dễ dàng sẽ cải thiện sức khoẻ do đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho các tế bào trong cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim nếu dùng quế đều hàng ngày.

20. Tăng cường sự rắn chắc của các mô

Quế giúp tăng sự chắc khỏe và tính đàn hồi, co giãn của các mô trong cơ thể.

Với nhiều tác dụng được liệt kê ở trên thì Quế chính là loại thảo dược quý để giúp cải thiện sức khỏe của con người. Hãy tìm hiểu và biết cách sử dụng loại thảo dược này đúng cách qua bài viết 20 tác dụng của cây quế trong y học.

Nguồn: Tổng hợp