Mẹ bầu ăn ỐC là thai nhi được hưởng CANXI gấp 13 lần sữa, 194 lần thịt bò, con thích lắm đó mẹ ơi!!!

0
1490

Chị em khi mang bầu, có rất nhiều điều cần kiêng kỵ, nhất là trong ăn việc ăn uống.Có những món ăn được, có những món không, trong đó ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu, nhưng lại sợ không biết có tốt cho thai nhi không nên không dám ăn! bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giai đáp thắc mắc đó nhé

Em bầu bì vào đúng dịp mùa đông nên thèm ăn ốc luộc điên cuồng luôn. Mẹ chồng em thì không thích con dâu ăn ốc vì sợ cháu sinh ra sau này dễ bị nhớt, chảy nhiều dãi. Em thì chẳng tin điều này đâu, nên cứ dịp nào đi khám thai em cũng đưa chồng đi rồi tiện thể hỏi bác sĩ mình bầu bì có phải kiêng ốc không. Anh chồng em sau đó nghe lý giải của bác sĩ về việc ăn ốc tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi như thế nào thì lúc nào cũng khuyến khích em ăn ốc các chị ạ.

Sau đó em được ăn ốc suốt khi mang thai nhé. Rồi đến lúc đẻ, trộm vía bé con nhà em xinh xắn, hồng hào mà từ bé đến bây giờ con đã được 2 tuổi mà không hề bị chảy dãi, dù là khi mọc răng đâu các mẹ nhé!

Thế là có một lý do hoàn toàn chính đáng để các mẹ bầu thích nhâm nhi bát ốc luộc nóng hổi, thơm lừng vào mùa đông rồi nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong ốc

Trong ốc có chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Các nhà khoa học chỉ ra hàm lượng cụ thể là: trong 100g thịt ốc đồng chứa 10,7g protein; 1,2g lipit; 3,8g cacbohydrat; 1.357mg canxi; 191mg photpho; 19,8mg sắt. Ngoài ra là các loại vitamin B1, B2, A…

Đặc biệt, ốc có lượng canxi rất phong phú, hơn nhiều lần so với sữa bò. Bởi trong 100g sữa bò chỉ chứa 100mg canxi, còn 100g thịt ốc đồng chứa hơn 1.300mg canxi. Nghĩa là lượng canxi của thịt ốc gấp 13 lần sữa bò, nếu so với đậu tương cao gấp 3,7 lần; so với thịt gà cao gấp 12 lần; so với thịt bò cao gấp 194 lần; so với thịt lợn cao 226 lần.

Ốc có tính hàn, vị ngọt mặn có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt, trị bệnh đái khó, bệnh hoàng đản, phù nước, tiêu khát, trĩ ra máu, mắt đỏ sưng tấy. Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn ốc đồng có tác dụng bổ thận, sáng mắt, tăng cường cơ bắp, mượt da.

Gần đây người ta còn phát hiện ốc đồng còn có tác dụng trấn tĩnh thần kinh não. Đây là món ăn lý tưởng cho người luôn luôn có cảm giác căng thẳng thần kinh, giúp mẹ không bị trầm cảm khi mang bầu và sau sinh.

Mẹ bầu ăn ốc thế nào là tốt nhất?

Tuy ốc rất giàu chất dinh dưỡng như vậy nhưng vì chúng thường sống trong ao hồ nên có chứa nhiều ký sinh vật, khi ăn ốc cần được chế biến đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tốt nhất, mẹ bầu nên tự mua ốc về và tự chế biến ở nhà để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Mẹ lưu ý trước khi chế biến ốc cần ngâm ốc trong nước gạo ít nhất 1 tiếng để loại bỏ hết chất bẩn và ký sinh trùng (nếu có thời gian, mẹ bầu nên chọn mua ốc buổi sáng, ngâm đến chiều là có thể rửa sạch lại và chế biến, lúc này ruột ốc sẽ trắng và nhìn ngon hơn, trong lúc ngâm ốc, mẹ bầu có thể thái vài lát ớt tươi và cho ốc nhanh nhả sạn bẩn).

Với món ốc, mẹ bầu có thể chế biến thành các món ngon như: ốc luộc, ốc xào, ốc hấp, ốc nướng…

Ngoài ra mẹ bầu cũng tránh không nên ăn ốc quá nhiều, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 1-2 bữa mỗi tuần thôi nhé

Chọn ốc thế nào cho ngon?

Có rất nhiều loại ốc, tuy nhiên để chọn được loại ốc ngon, mẹ bầu cần chú ý những điều sau

– Nên chọn những con ốc còn sống (ốc sống khi chạm tay vào mài, ốc sẽ thụt khép kín mài vào trong)

– Nên loại bỏ những con ốc chết (ốc chết là ốc có mùi hôi, mài ốc thụt vào trong). Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thử ốc chết bằng cách thả vào chậu nước đầy, nếu đít ốc xoay lên trên, cầm thấy nhẹ thì đó là ốc chết phải vớt ra vì chỉ cần còn sót một con ốc chết là món ăn sẽ bị dính mùi rất khó chịu

– Ốc mập là ốc có mài nằm sát mép ngoài, ốc gầy thì mài thụt vào trong

– Ốc hương nên chọn con nhỏ ăn mới thơm, ngon.

Chúc các mẹ bầu khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông nhé!

Theo Phụ nữ Thủ đô

Xem thêm: Bác sĩ phụ sản chỉ rõ 11 loại trái cây VÀNG mẹ bầu nên ăn trong suốt thai kỳ để bé yêu phát triển tốt

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bà bầu ăn trái cây. Vậy đâu là loại trái cây mẹ bầu nhất định phải ăn để giúp giảm cơn nghén, tăng cường sức đề kháng và cung cấp vitamin có lợi cho thai nhi phát triển.

Suốt 9 tháng thai kỳ nguồn dinh dưỡng của thai nhi trong bụng chính là thông qua chế động ăn uống của mẹ bầu. Đó là lí do vì sao khi mang thai mẹ bầu thường được khuyến cáo nên ăn uống khoa học, lành mạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thai kỳ ngoài các dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo…, thì mẹ bầu cần phải lưu ý bổ sung thêm đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên có nhiều trong những loại trái cây.

Lợi ích của trái cây đối với bà bầu

Ngoài việc cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất, chất xơ thì trái cây còn có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón và trĩ. Đối với những mẹ bầu không muốn tăng cân quá nhiều khi mang thai thì trái cây còn được ví như “thần dược” cung cấp dưỡng chất cho con khỏe mẹ đẹp trong suốt thai kỳ.

Dưới đây là những loại trái cây tốt cho mẹ bầu trong 9 tháng thai kì để vừa bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng chọ mẹ vừa giúp con trong bụng phát triển tối ưu.

1. Đu đủ chín

Trong đu đủ chín rất dồi dào Vitamin C,A,B … rất có lợi cho dạ dạy và hệ bài tiết. Mẹ bầu ăn đu đủ chín mỗi ngày sau bữa ăn không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và thị lực cho thai nhi. Ngoài ra đu đủ xay cũng có thể giúp dưỡng ẩm cho da của các mẹ nữa đấy!

2. Táo

Trong thành phần của quả táo có chứa hầu hết các loại vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Các loại dưỡng chất này có tác dụng giúp tăng khả năng bài tiết và hoạt động của đường ruột, phòng ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tiêu chảy.

3. Thanh long

Thanh long còn được xem là loại trái cây có dưỡng chất quý giá, dồi dào bởi nó chứa đựng nhiều vitamin, chất xơ và chết béo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể mà còn hỗ trợ cho quá trình hình thành răng, xương , có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Loại quả này cũng chứa rất nhiều hàm lượng folate, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

4. Chuối

Chuối là loại trái cây giàu sắt, phốt pho, vitamin A, B1, B2, B3 … giúp các mẹ giảm nghén trong thai kỳ. Ngoài ra hàm lượng kali có trong chuối còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên các mẹ lưu ý không nên ăn chuối khi đói vì nó có thể làm vỡ sự cân bằng magie và canxi trong máu.

5. Ổi

Hàm lượng axit ascorbic, vitamin C – có trong quả ổi giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của mẹ bầu. Loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng, chảy máu răng, nướu, viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin C. Ngoài ra trong quả ối còn chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

6. Mận

Mận có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu trong đó có vitamin K. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định huyết áp cho các bà mẹ mang thai. Mận còn là loại trái cây thích hợp cho phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Bởi trong mận có chứa hàm lượng sắt cao, giúp tạo hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B2 có trong quả mận sẽ giúp bổ sung canxi cho xương và răng chắc khỏe.

7. Bơ

Trong quả bơ chứa hàm lượng folate rất cao, cực kỳ hữu ích đối với bà bầu. Folate giúp phòng tránh việc sinh con dị tật, và hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra một công dụng tuyệt vời khác của quả bơ đối với bà bầu, đó là giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

8. Quả sung

Quả sung chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra thành phần kali trong quả sung còn giúp còn có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu..

9. Xoài chín

Xoài là loại trái cây yêu thích của nhiều mẹ bầu. Loại quả này rất giàu beta-carotene, phốt pho và canxi giúp hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi trong bụng. Ngoài ra xoài cũng giúp bổ sung axit folic cho mẹ bầu, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều xoài để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

10. Dứa

Quả dứa rất giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho mẹ và cả thai nhi trong bụng.

– Vitamin B1 trong dứa giúp trong hoạt động của hệ thần kinh và tim.

– Vitamin B6 có trong quả dứa giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Và trong một số trường hợp, dứa còn có thể giúp giảm nhẹ ốm nghén.

Tuy nhiên khi ăn dứa mẹ bầu nên lưu ý chỉ ăn dứa chín, tuyệt đối không ăn dứa xanh và chỉ ăn với 1 lượng nhỏ. Bởi lẽ trong dứa xanh có những hợp chất dễ gây ngộ độc, hoặc tiêu chảy không tốt cho bà bầu. Đặc biệt tránh ăn nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vì dứa có chất làm tăng các cơn co thắt tử cung có thể dọa sẩy hoặc gây sẩy thai. Chỉ cần đảm bảo đủ những điều này thì ăn dứa sẽ lành với mẹ bầu.

Đặc biệt các mẹ lưu ý không ăn dứa ở những tháng đầu, nên ăn vào tháng cuối, khi bác sỹ cho phép nha

11. Chà là

Trong quả chà là có chứa rất nhiều các loại khoáng chất, ít nhất là 15 loại với hàm lượng cao Kali, Selen, Ma-giê…Quả chà là đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối vì rất giàu chất xơ và canxi. Trung bình một quả chà là chứa 15,36mg canxi. Quả chà là thường được dùng trong tháng cuối thai kỳ để giúp mẹ sinh nở dễ dàng và mau chóng hơn.

Để bảo đảm an toàn, mẹ bầu ăn trái cây cần lưu ý những điều sau đây:

Trái cây mua về nên rửa sạch dưới vòi nước và ngâm qua bằng muối để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và kí sinh trùng. Khi ăn tốt nhất mẹ bầu nên gọt sạch vỏ. Không nên ăn trái cây trước khi ngủ vì sẽ gây khó tiêu.

Ngoài ra dù biết trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tuy nhiên trong trái cây cũng chứa hàm lượng đường khá cao. Chính vì thế các mẹ cần cân nhắc, không nên ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.