NGOÀI BAN CÔNG TRỒNG BA CHẬU HOA NÀY, CHỮA BỆNH CHỐNG ĐỘC, NHUẬN PHỔI… NHÀ NHÀ ĐỀU CÓ THỂ TRỒNG!

0
1193

Trồng cây ở ban công là thú vui của nhiều gia đình, tuy nhiên trồng như thế nào cho hợp lý, hài hòa, vừa đẹp nhà vừa hợp phong thủy thì không phải nhà nào cũng biết.

Ban công không chỉ là nơi phơi đồ hay chỗ ngồi thư giãn, mà còn có thể tận dụng để trồng rau, trồng hoa, tiếp thêm sinh khí cho ngôi nhà. Bài viết xin giới thiệu đến bạn 3 loại cây có thể trồng ngoài ban công, không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn có công dụng chữa bệnh vô cùng thiết thực.

1. Tía tô: Nhuận phổi, chữa ho, chưng nước uống chữa cảm lạnh

Kết quả hình ảnh cho tía tô

Y học cổ truyền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Hàn… đều dùng tía tô như một vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường. Các nghiên cứu hiện đại cũng khẳng định tía tô có nhiều dược tính, đặc biệt trong chống sưng, chữa cảm và ngừa ung thư.

Cây tía tô có hàm lượng vitamin cao. Ngoài công dụng làm nguyên liệu cho các món ăn, tía tô còn là một vị thuốc quý để chữa bệnh như: chữa cảm lạnh, chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy, chữa ăn phải cua độc, chữa táo bón cho người suy nhược.

Bản chất cây tía tô thích hợp với khí hậu ấm và ẩm ướt. Hạt nảy mầm hạt ở nhiệt độ trên 5 ℃, nhiệt độ nảy mầm lý tưởng nhất là 18 ~ 23 ℃. Mầm non có thể chịu được nhiệt độ thấp 1 ~ 2℃. Tía tô có những ứng dụng quan trọng trong ‘nghệ thuật nấu nướng’ Nhật và Hàn. Tại Việt Nam, tía tô cũng được dùng trong một số món ăn truyền thống.

2. Bạc Hà: Giúp lọc phổi, ngăn ngừa ung thư, tốt cho dạ dày

Kết quả hình ảnh cho bạc hà

Cây Bạc Hà Chocomint có rất nhiều công dụng như đuổi muỗi, dưỡng da và là dòng được dùng nhiều nhất trong công nghệ thực phẩm. Một ly sinh tố bạc hà giải rượu cực kỳ hiệu quả.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết, bạc hà còn là cây thuốc với các giá trị chữa bệnh như giúp làm sạch phổi, tốt cho dạ dày, điều trị ho cảm cúm và ngừa ung thư.

3. Hoa Kim Ngân: Kháng Virus

Hình ảnh có liên quan

Hoa kim ngân giúp chuyển hóa chất béo, kháng virut, làm hạ Cholesterol trong máu, có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết dịch vị và mật.

Sử dụng hoa kim ngân sắc uống nước là cách bào chế tốt nhất gây ức chế mạnh mẽ đối với trực khuẩn lỵ Shiga, thương hàn và tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lao, ho gà, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết…

Trên đây là 3 loại cây có tác dụng như dược liệu tự nhiên giúp ích cho gia đình mà lại rất dễ kiếm, dễ trồng tại nhà. Với những lợi ích sức khỏe to lớn, bạn hãy chọn lựa 1 hoặc cả 3 loại cây trên để trồng tại ban công trong nhà nhé!

8 tác dụng của Cây Tía Tô vô cùng tuyệt vời

Cây tía tô là gì ?

Cây tía tô còn được gọi là tô ngạnh, từ tô tử tử tó. Có tên khoa học là Perilla ocymoides, Perilla frulesscens. Thuộc họ Hoa môi Labiatae ( Lamiaceae). Cây có rất nhiều tác dụng bao gồm làm gia vị, và làm một trong nững vị thuốc:

  1. Tử tô ( Herba Perilae) là cành non và lá của cây sau đó đem sấy hoặc phơi khô.
  2. Tử tô diệp (Folium Perillae) là lá sấy khô hoặc phơi khô.
  3. Tử tô tử ( hắc tô tử Frutus Perillae) là quản chín sấy khô hoặc phơi ( mọi người hay nhầm là hạt
  4. Tô ngạnh ( Tư tô ngạnh Caulis Perillae) là cành già, cành non sấy khô hay phơi.

Mô tả cây tía tô

Tía tô là một loại cỏ mọc quanh năm, có chiều cao khoảng 0.5 cm đến 1.5 cm. Thân thẳng đứng và có lông mềm ngắn nhỏ xung quanh. Lá mọc cân xứng, hình quả trứng đầu nhọn rìa cạnh có răng cưa lớn. Phiến lá dài 4 cm đến 12 cm, chiều rộng từ 2.5 cm đến 10 cm. Lá tía tô có màu xanh tím hoặc màu tím, trên có lông trải đều màu tím.

Phân biệt tía tô

  • Tía tô có lá màu tím hung là Perilla ocymoides var purpurascens
  • Loại là màu lục và có gân màu hung là Perilla ocymoides va bicolor.

Cuống lá của cây ngắn khoảng từ 2cm đến 3cm, có hoa nhỏ mọc thành chùm ở kẽ, màu tím nhạt hoặc màu trắng. Chùm hoa dài từ 6cm đến 20cm, quả của tía tô nhỏ đường kính 1mm, hình cầu, màu nâu có mạng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Cây được trồng ở mọi nơi trên các tỉnh ở Việt Nam được dùng chủ yếu để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Cây được trông bằng hạt chú ý nên chọn những cây to khỏe, it sâu bệnh. Khoảng thời gian gieo hạt là sau ngày lễ tết khoảng tháng 1 tháng 2 dương lịch. Số lượng trồng khoảng 20kg đến 30kg trên một hecta.

Thu hoạch

Cây được thu hoạch tùy theo mục đích sử dụng: lấy hạt hoặc lấy lá. Mục đích lấy lá thì sau khi gieo hạt 2 tháng chúng ta có thể thu hoạch ( khoảng tháng 3,4). Lúc thu hoạch chỉ nên hái là già rồi sau đó hái lại sau 1 tháng. Sau khi hái lần 1 cần chăm ó bằng nước pha thêm nước tiểu, hoặc dùng dầu khô giã bé và bón vào gốc cây xới đất. Một cây chỉ nên hái 2,3 lần lá, sau khi hái giữ cây nguyên để sau đó có thể thu hoạch quả. Tuy nhiên những cây sau khi hái lá lại ít hạt hoặc hạt bị nhỏ và kém vì vậy những cây này thường được chặt sau khi được hái.Cành thu được sau khi chặt ra được dùng để làm thuốc gọi là tô ngạnh.

Những cây còn lại của thời vụ không hái lá thì dùng để lấy hạt hoặc làm giống. Khi cây tía tô già chúng ta thu hoạch hạt, chặt cành về sấy khô hoặc phơi trong mát. Tránh phơi sấy ở nhiệt độ cao, sau đó rũ lấy hạt bỏ tạp chất và cành.

Thành phần hóa học cây tía tô

Trong cây có chưa 0.5 % tinh dầu, với loại tinh dầu chưa perilla – andehyt C10H14O là chính chiếm 55%, dihydrocumin C10H14, limone chiếm 20%-30% và anpha pinen có mùi thơm đặc trưng của tía tô. Perilla andehyt là chất có mùi thơm đặt biệt, perilla andehy anti oxim là chất có độ ngọt gấp 2 nghìn lần đường, rất khó tan trong nước khi đun nóng sẽ phân giả và có độc vì vậy không được dùng làm chất điều vị. Tuy nhiên vẫn có người dùng làm ngọt thuốc lá.

Trong cây tía tô có chất màu xám được gọi là este của xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài ra trong tía tô còn có chất C5H5N5 là chất chứa adenin và acginin C6H14N4O2. Trong hạt cây có 45% đến 50% chất dầu lỏng, mùi vị giống dầu lanh (huilede lin) có màu vàng thuộc dòng dầu khô. Có chỉ số it ốt rất cao khoảng 206, chỉ số xà phòng khoảng 189.6 tỷ trọng khoảng 0.93. Nhật bản là một trong những nước sản xuất rât nhiều dầu tía tô, dầu được dùng để quét lên dù tránh thấm nước hoặc dùng cho các loại chống thấm.

 

Công dụng và liều dùng cây tía tô

Cây tía tô có vị cay, vào hai kinh phế và tỳ, tính ôn. Có rất nhiều tác dụng như phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, lý khí khoang hun, giải độc chua cá, an thai. Cành của tía tô chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu. Dùng để chữa nôn mửa, động thai, phong hàn, ngộ độc hải sản.

Lá tía tô ( tô diệp) có tác dụng cho ra mồ hôi, giúp sự tiêu hóa, chữa ho, giải độ, giảm đau, chữa nôn mưa, đau bụng do ngộ độc ngoài ra còn chưa mạo cảm.

Cành tía tô ( tử tô tử) có chức năng chữa ho, tê thấp, hên suyễn, trừ đờm. Liều dùng hàng ngày: hạt và lá ngày uống khoảng 3 gam đến 10 gam, cành của tía tô thì ngày uống từ 6gam đến 20 gam sắc rồi để nguội uống.

Dâu hạt tía tô: ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ dùng trong việc vẽ trên đồ sứ, kỹ nghệ và thực phẩm.

Đơn thuốc có tía tô:

1. Sâm tô ẩm: Chữa bệnh sốt, đau các khớp xương, cảm mạo, nhức đầu

Cách làm: Lá tía tô, trần bì, chỉ xác, mộc hương, can khương, bán hạ, tiền hồ,cam thảo, cát cánh mỗi thứ 2 gam, dùng 600 ml nước. Sắc chỉ còn 200ml, đun sôi để nguội uống 3 lần trong ngày.

2.Tử tô giải độc thang: Chữa trúng độc, ngộ độc hải sản (cua, cá)

Cách làm: Lá tía tô 10 gam, sinh cam thảo 4 gam, sinh khương 8 gam,  dùng 600 ml nước. Sắc còn 200ml nước, đun sôi chia 3 lần trong ngày. Uống khi thuốc nước vẫn còn ấm.

3.Chữa sưng vú:

Cách làm: Tía tô 10 gam sắc lấy thuốc uống, bã còn lại đắp vào vú.

4.Ăn phải hải sản trúng độc (cua cá)

Giã tươi vắt lấy nước, hoặc sắc lá khô khoảng 10 gam uống khi nước còn ấm.

5. Chữa bệnh Gout

Tía tô có chứa 4 chất có thể gây giảm hiệu quả các emzym xanhthine oxydase một trong những loại hình thành acid uric trong chúng ta. Do đó acid uric được giữ ở mức phù hợp. Ngoài ra chúng còn làm giảm đau gián mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn. Do đó các bệnh nhân mắc gout cảm thấy đỡ rất nhiều.

Bột Tía Tô Akina chữa bệnh Gout

Từ các nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ của Nhật bản, qua các thí nghiệm và so sánh sự tác động của các hoạt chất trong tía tô với việc điều trị bệnh Gout. Việc so sánh công dụng của tía tô với 144 các loài thực vật. Các nhà khoa học đã đưa đến một kết luận lớn: Giống cây tía tô có tác dụng ức chế mạnh nhất enzim Xanhhine Oxidase, đấy là một trong những việc hạn chế và điều trị cho cá bệnh nhân chữa trị Gout.