Những điều nhất định cần phải nhớ khi uống sữa đậu nành

0
709

Sữa đậu nành được chế biến đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, sữa đậu nành sẽ có nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng.Không những chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, sữa đậu nành còn giàu hàm lượng protein, Isoflavones, Saponin, Lecithin High Potency, axit béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe.

Sữa đậu nành là thức uống có nhiều giá trị dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và tốt cho hệ tim mạch
Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon có nhiều giá trị dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe và tốt cho hệ tim mạch – Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, sữa đậu nành nguyên chất có tác dụng làm mát gan, thanh lọc phổi, làm sạch đường ruột và thông đại tiểu tiện. Tuy nhiên, nếu uống không đúng cách, thức uống này sẽ gây ra nhiều tác hại. Dưới đây là những điều bạn phải tránh khi uống sữa đậu nành.

Không uống quá nhiều

Dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các chuyên gia không khuyến khích bạn uống quá nhiều sữa đậu nành. Khi uống quá nhiều, nguồn dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thụ hết nên dễ dẫn đến khó tiêu, đầy hơi.

Dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các chuyên gia không khuyến khích bạn uống quá nhiều sữa đậu nành
Dù chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào nhưng các chuyên gia không khuyến khích bạn uống quá nhiều sữa đậu nành – Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên uống không quá 500ml mỗi ngày để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, do thức uống này rất giàu dinh dưỡng, bạn nên uống vào mỗi buổi sáng để cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày dài làm việc và học tập.

Không uống cùng kháng sinh

Khi mắc các bệnh: Sốt, cảm lạnh, cảm cúm,… và đang uống thuốc kháng sinh, bạn không nên uống sữa đậu nành.

Không uống sữa đậu nành với một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine
Không uống sữa đậu nành với một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine – Ảnh minh họa: Internet

Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine phân hủy các thành phần trong sữa đậu nành nên nguồn dinh dưỡng sẽ không còn. Nếu không kiềm chế được cảm giác muốn uống sữa đậu nành, bạn có thể uống cách thời gian dùng thuốc kháng sinh khoảng 1 giờ để tránh các phản ứng xảy ra.

Không uống sữa đậu nành khi đói

Vai trò của sữa đậu nành là bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Do đó, uống sữa đậu nành khi bụng đói không phải lựa chọn tốt cho sức khỏe.

uống sữa đậu nành khi đói khiến bụng cồn cào và cơ thể mệt mỏi hơn
Uống sữa đậu nành khi đói khiến bụng cồn cào và cơ thể mệt mỏi hơn – Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân là lúc này, các protein trong đậu nành sẽ tự phân hủy, không thể kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ thức ăn để tạo nên dưỡng chất cho cơ thể. Thậm chí, uống sữa đậu nành khi đói khiến bụng cồn cào và cơ thể mệt mỏi hơn.