Nhuộm sỏi, phế phẩm cà phê bằng pin là để trộn vào tiêu?

0
2108

 Bà Loan khai nhuộm phế phẩm cà phê, sỏi bằng dung dịch pin để cung cấp cho một cơ sở khác tại Bình Phước trộn vào tiêu. Công an đã thu giữ 9 tấn tiêu “thành phẩm” đã trộn hỗn hợp trên.

Nhuộm sỏi, phế phẩm cà phê bằng pin là để trộn vào tiêu? - Ảnh 1.

“Thành phẩm” tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Thanh Loan – Ảnh: TL

Liên quan đến vụ phế phẩm cà phê nhuộm pin tại Đắk Nông, sáng 24-4, thượng tá Phạm Thanh Bình – trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông – cho biết cơ quan công an đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối với các đối tượng đã bị tạm giữ hình sự từ tối 23-4. 

Theo ông Bình, bước đầu, bà Nguyễn Thị Thanh Loan (43 tuổi, xã Đắk Wer, Đắk R’lấp) và chồng là ông Bảo đều khai nhận đã bán 3 tấn hỗn hợp vỏ cà phê, sỏi và dung dịch pin cho Lê Thị Hồng Thơ (39 tuổi) và Trần Văn Tuấn (42 tuổi) đều trú xã Nâm N’Jang, huyện Đăk Song. 

Sau đó, Thơ và Tuấn bán lại 3 tấn hỗn hợp trên cho Phan Thị Dung, giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung, địa chỉ ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. 

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã thu giữ được lượng hỗn hợp nêu trên tại kho nông sản của bà Dung. Qua xác minh ban đầu, hỗn hợp do vợ chồng bà Loan làm ra đã bị Công an tỉnh Đắk Nông thu giữ, chưa được tiêu thụ ra ngoài thị trường. 

 

Trước đó, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Thanh Loan khai mua vỏ cà phê, sỏi nhỏ rồi nhuộm pin để bán cho một cơ sở tại Bình Phước.

Tại đây, chủ cơ sở sẽ trộn “cà phê pin” này vào tiêu hạt theo tỉ lệ 0,1 – 0,3% để kiếm lời. Việc “sản xuất tạp chất” để trộn vào tiêu diễn ra nhiều năm nay.

“Công an đã thu giữ 9 tấn tiêu hạt đã trộn hỗn hợp vỏ cà phê, sỏi và dung dịch pin” – nguồn tin cho biết.

 Nhuộm sỏi, phế phẩm cà phê bằng pin là để trộn vào tiêu - Ảnh 3.

Bà Loan khai bán phế phẩm cà phê trộn sỏi nhuộm pin cho cơ sở khác tại Bình Phước – Ảnh: TL

Theo thượng tá Phạm Thanh Bình, chiều 23-4, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra đối với 5 người để điều tra. 

Những người bị tạm giữ hình sự gồm: bà Nguyễn Thị Thanh Loan, ông Nguyễn Xuân Bảo (chồng bà Loan), bà Phan Thị Dung, Lê Thị Hồng Thơ và Trần Văn Tuấn. 

Công an xác định Ngô Ngọc Sơn, người làm thuê cho vợ chồng bà Loan, trực tiếp trộn pin vào phế phẩm cà phê nhưng không nằm trong danh sách bị tạm giữ hình sự.

Hiện Công an tỉnh Đắk Nông đang tập trung điều tra, củng cố hồ sơ, chứng cứ để khởi tố bị can theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng trên và sẽ sớm họp báo để công khai kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cà phê pin’ khó có khả năng làm đồ uống?

Liên quan đến cơ sở trộn phế phẩm cà phê với pin, chiều 22-4 đại tá Lê Vinh Quy – phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông – khẳng định đang tập trung đấu tranh để sớm làm rõ động cơ, mục đích chủ cơ sở này.

Cà phê pin khó có khả năng làm đồ uống? - Ảnh 1.

Bên trong cơ sở của bà Loan – Ảnh: C.A.

Đại tá Quy cho biết hiện bà Nguyễn Thanh Loan vẫn chưa khai sử dụng các vỏ, hạt cà phê vỡ nát nhuộm pin đem bán nhằm mục đích gì. Tuy nhiên, ông Quy cho rằng các phế phẩm cà phê đã nhuộm pin từ cơ sở này khó làm thực phẩm.

“Bởi với sỏi đá, trộn phế thải cà phê rồi nhuộm pin nếu dùng làm đồ uống không đảm bảo tính khoa học, liên quan vào nhau. Bởi đầu vào là phế thải cà phê, trộn với sỏi, dung dịch pin mà cho đồ uống cà phê thì vô lý” – ông Quy phân tích.

Ông Quy cho rằng việc sản xuất cà phê giả, cà phê kém chất lượng thì phải dùng từ các sản phẩm tương đương như đậu, bắp… chứ nếu làm từ đá, từ pin rất khó sử dụng. 

 

“Tuy nhiên công an đang phải chứng minh động cơ, mục đích bà Loan dùng phế phẩm cà phê làm thực phẩm hay mục đích khác. Chúng tôi sẽ sớm kết luận để làm rõ vấn đề này, tránh gây hiểu nhầm, hoang mang dư luận. Đó cũng là mong mỏi của dư luận, mọi người” – ông Quy nói.

Cà phê pin khó có khả năng làm đồ uống? - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thanh Loan trong cơ sở của mình – Ảnh: TT

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Chương – phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Sở NN&PTNT Đắk Nông – đặt nghi vấn, với thực tế diễn ra, bà Loan sử dụng những phế phẩm không có giá trị để trộn với pin thì khó có khả năng trở thành thực phẩm, đồ uống.

“Nhìn về mặt khách quan thì sản phẩm sau khi nhuộm pin có vỏ, phế thải cà phê nên rất khó sử dụng nếu làm đồ uống. Cũng có thể bà Loan trộn những tạp chất nêu trên với pin để làm phân bón. Hiện đơn vị đang chờ kết quả lấy lời khai bà Loan từ cơ quan công an để đưa các mẫu vật đã thu giữ đi giám định” – ông Chương cho biết.

Theo đó, nếu bà Loan khai sử dụng sản phẩm sau chế biến làm thức uống thì kiểm định theo hướng an toàn thực phẩm xem có hàm lượng cafein, có các chất độc hại nào. Còn nếu sử dụng làm phân bón thì phải kiểm định theo hướng phân bón giả, phải kiểm tra hàm lượng N-P-K trong đó. 

“Tuy nhiên, pin là một trong những rác thải công nghiệp không được tái chế. Nếu bà Loan dùng phế phẩm trộn pin đem làm phân bón cũng vi phạm pháp luật” – ông Chương nói.

Ông Ngô Xuân Lộc – chánh văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông – cho biết lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu cơ quan công an phải có kết luận điều tra vụ “cà phê pin” trong tuần này để trấn an dư luận, trả lại công bằng cho cà phê sạch. 

Theo ông Lộc, thông tin “cà phê pin” mấy ngày qua ảnh hưởng rất lớn đến ngành cà phê, thương hiệu cà phê của tỉnh đã nhiều năm dày công xây dựng. “Mình cũng uống cà phê nên trước thông tin “cà phê pin” cũng lo lắng” – ông Lộc nói.

Nguồn: Tuoitre.vn